Trong Tiếng Việt, xét về nguồn gốc, từ chia làm hai loại: từ thuần Việt và từ vay mƣợn. Trong ca dao về tình yêu đôi lứa, từ ngữ chỉ thời gian chủ yếu là các từ ngữ thuần Việt. Từ vay mƣợn chiếm tỉ lệ nhỏ với các từ Hán Việt.
2.1.1.1. Từ thuần việt
Từ thuần trong thuần Việt có nghĩa là bản ngữ (ngôn ngữ bản địa) hay thuần chủng không pha tạp. Từ thuần Việt là lớp từ cơ sở đƣợc ngƣời Việt sử dụng từ xa xƣa đến nay. Phan Ngọc cho rằng, từ thuần Việt có thể không phải là những từ do bản thân ngƣời Việt sáng tạo ra và khẳng định bất kì từ nào đơn tiết cũng có thể là từ thuần Việt. Từ thuần Việt vì thế có một sắc thái riêng khi sử dụng trong các sáng tác văn chƣơng, đó là sự mộc mạc, giản dị, gần với lời ăn tiếng nói dân dã thƣờng ngày của nhân dân lao động.
Trong Ca dao về tình yêu đôi lứa, từ thuần Việt chỉ thời gian xác định và phiếm định với 2.717/2.978 lƣợt từ, chiếm 91,2 %.
Xét về cấu tạo, các từ ngữ thuần Việt chỉ thời gian xuất hiện khá đa dạng ở cả từ đơn âm tiết và đa âm tiết:
- Từ đơn âm tiết: ngày, mai, xưa, nay, đêm, trước, sau…
- Từ đa âm tiết: một mai, bây chừ, bây giờ, ngày mai, ngày xưa, …
Ca dao nói chung và ca dao về tình yêu đôi lứa nói riêng là những sáng tác văn học truyền miệng của tầng lớp bình dân, do đó các tác giả dân gian thƣờng sử dụng các từ ngữ thuần Việt có tính chất giản dị, suồng sã, gần gũi với lối nói khẩu ngữ trong sinh hoạt hàng ngày của ngƣời dân lao động.
Ví dụ:
Chiều chiều khăn bận áo ôm
Bấy lâu vắng mặt khát khao
Giờ đây thấy mặt mừng sao hỡi mừng
Tay cầm tấm lụa đi tìm thợ may
Tìm người ba, bảy hai mươi mốt ngày rày chẳng thấy người đâu…
Hầu hết các câu ca, bài ca nói về tình yêu đôi lứa trong ca dao đều sử dụng các từ thuần Việt. Việc sử dụng các từ thuần Việt góp phần tạo nên sắc thái bình dị, mộc mạc, dễ hiểu, dễ đi vào lòng ngƣời của ca dao về tình yêu đôi lứa nói riêng và ca dao nói chung.
2.1.1.2. Từ Hán Việt
Về nguồn gốc, trong tiếng Việt, số lƣợng các từ vay mƣợn gốc Hán rất lớn, có thể chia làm hai loại là Hán cổ và Hán Việt, trong đó từ Hán Việt giữ vai trò quan trọng và theo các nhà nghiên cứu, chiếm số lƣợng khá lớn, khoảng trên 60 %.
Trong Ca dao về tình yêu đôi lứa, từ ngữ vay mƣợn xuất hiện không nhiều, chủ yếu là từ Hán Việt. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát đƣợc 261/2.978 lƣợt, chiếm tỉ lệ 8,8 %.
Ví dụ:
Đêm đông trường, em nghe con vượn cầm canh
Nghe chim mến tổ, nghe anh khuyên nàng Bốn mùa xuân hạ thu đông
Thiếp ngồi canh cửi chỉ trông bóng chàng Bốn mùa rồi lại bốn phương
Thiếp ngồi canh cửi trông chàng bấy lâu
Nhớ ai nhất nhật một ngày Đêm tơ tưởng dạ, lòng rày nhớ trông
Việc sử dụng từ ngữ Hán Việt góp phần tạo nên sắc thái trang trọng cho lời nói. Trong ca dao về tình yêu đôi lứa, các từ ngữ Hán Việt chỉ thời gian xuất
hiện khá ít, chủ yếu là các từ chỉ mùa: xuân, hạ, thu, đông. Đặc biệt, việc sử dụng các từ ngữ Hán Việt luôn đồng hành, đi kèm với các từ ngữ thuần Việt nhƣ: Nhất nhật một ngày, đêm đông trường khiến cho câu ca dao rất giản dị, mộc mạc, phù hợp với nhận thức của ngƣời bình dân.