Nhƣ đã trình bày ở Chƣơng 2, trong Ca dao về tình yêu đôi lứa, thời gian liên quan đến cảnh quan có thể chia thành hai loại là thời gian xác định và thời gian không xác định (thời gian phiếm định).
Thời gian xác định là thời gian gắn liền với các mốc thời gian cụ thể nhƣ:
tối qua, chiều chiều, bây giờ, năm canh, sáu khắc, ba bốn ngày, ngày tháng giêng, ba năm, mười bốn, hôm rằm…
Qua khảo sát và thống kê, chúng tôi thu thập đƣợc trong các bài ca dao về tình yêu đôi lứa có số từ ngữ chỉ thời gian xác định là 945 lƣợt. Đó là những từ ngữ nhƣ: năm canh, sáu khắc, mười bốn, hăm ba, mùng một, hôm rằm…có vai trò tái hiện khoảng thời gian xác định nhằm khắc họa tâm tƣ, tình cảm của nhân vật trữ tình.
Mặc dù sử dụng từ ngữ chỉ thời gian xác định nhƣng trong ca dao về tình yêu đôi lứa, các từ ngữ chỉ thời gian xác định này vẫn hàm chứa ý nghĩa không xác định. Việc đƣa ra một mốc thời gian nhiều khi chỉ là một cái cớ, một ý đồ nghệ thuật của tác giả dân gian chứ trên thực tế nó ít mang ý nghĩa về lịch sử (ý nghĩa này được biểu hiện trong mảng ca dao viết về đề tài lịch sử - xã hội).
Ví dụ:
Hôm nay mười bốn mai rằm
Chín tháng cũng đợi, mười năm cũng chờ
Trăm năm quyết đợi, quyết chờ
Dẫu mà tóc bạc như tơ cũng đành
Hôm nay sum họp trúc mai
Tình chung một khắc, nghĩa dài trăm năm
Anh xa em một tháng
Nước mắt em lai láng hai mươi tám đêm ngày
Khi nào gió đánh tan mây Sông Lam hết nước em đây đỡ buồn
Hay nhƣ :
Bây giờ mận mới hỏi đào:
- Vườn hồng đã có ai vào hay chưa? Mận hỏi thì đào xin thưa:
- Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào
Bây giờ là mốc thời gian quen thuộc trở thành mô típ của ca dao nói chung và ca dao về tình yêu đôi lứa nói riêng. Bây giờ thƣờng xuất hiện trong các bài ca dao tỏ tình, làm quen, mốc thời gian quen thuộc đó giống nhƣ một cái cớ để ngƣời bình dân diễn đạt, thổ lộ những tâm tƣ đang giấu kín trong lòng mà nhất định phải nói ngay ra.