Trong khi nói hoặc viết, muốn nhấn mạnh một ý nào đó, ngƣời ta có thể nhắc đi nhắc lại một đơn vị ngôn ngữ nhƣ một từ, một ngữ, có khi cả một câu. Cách nhắc đi nhắc lại nhiều lần nhƣ vậy đƣợc gọi là biện pháp tu từ điệp ngữ hay còn gọi là phép lặp. Nhƣ vậy, biện pháp điệp ngữ là “một hình thức tu từ có đặc điểm: một từ, một cụm từ hoặc một đoạn thơ văn được lặp lại với dụng ý
nhấn mạnh hoặc gây ấn tượng cho người đọc, người nghe” [31]. Hiện tƣợng
nhƣ vậy trong Ca dao về tình yêu đôi lứa cũng khá phổ biến. Những yếu tố lặp thể hiện ở cấp độ từ ngữ thậm chí là cấp độ dòng thơ.
2.3.1.1. Lặp từ ngữ
Đọc Ca dao về tình yêu đôi lứa, ta thấy rằng có một số từ ngữ chỉ thời gian đƣợc tác giả dân gian sử dụng nhiều hơn một lần. Có nhiều từ ngữ thời gian đƣợc trở đi trở lại trong các bài ca mang những dụng ý nghệ thuật và cách thức tổ chức ngôn từ độc đáo đậm chất dân gian của các tác giả văn học bình dân.
Theo Diệp Quang Ban và Đỗ Hữu Châu trong Tiếng Việt 10, NXB GD 2000, lặp từ ngữ là “cách lặp từ ngữ trong câu hoặc trong cụm từ nhằm tạo ra sức biểu cảm hoặc làm tăng sức diễn đạt ý nghĩa của lời nói”. Các ông phân chia lặp dựa trên mặt cấu tạo thành: lặp nối tiếp, lặp cách quãng, lặp đầu – cuối, lặp cuối – đầu, lặp vòng tròn với mục đích nhấn mạnh ý, mở rộng ý, gây ấn tƣợng mạnh hoặc gợi xúc cảm trong lòng ngƣời nghe, ngƣời đọc.
Ví dụ:
Ai chồng ai vợ mặc ai
Bao giờ ra bảng ra bài sẽ hay
Bao giờ tiền cưới trao tay
Bao giờ cho gạo bén sàng Cho trăng bén gió cho nàng bén anh
Bao giờ loan phụng một nhành
Đeo nhau quấn quít như tranh họa đồ?
Bây giờ trầu lại gặp cau
Cũng mong ta ở với nhau một nhà
Bây giờ bướm lại gặp hoa
Xin đừng trở ngại gần xa mọi đường
Các từ bao giờ, bây giờ đƣợc lặp lại trong bài ca dao thể hiện ƣớc mong, khao khát về tình yêu đôi lứa của nhân vật trữ tình. Ƣớc mong đó có thể là rất gần gũi “bây giờ”, những có thể cũng rất đỗi xa xôi, không xác định đƣợc thời gian là “bao giờ”. Việc lặp lại từ ngữ nhƣ vậy không chỉ duy trì một đối tƣợng xác định về mặt thời gian mà hơn cả khắc họa ấn tƣợng sâu đậm về thời gian tâm lý trong tâm tƣ, tình cảm của nhân vật trữ tình.
Do đặc điểm chung của ca dao là có tính dị bản và thƣờng có nhiều môtíp đƣợc sử dụng nên hiện tƣợng lặp từ trong ca dao nói chung và ca dao về tình yêu đôi lứa nói riêng còn xảy ra ở nhiều bài ca dao, câu ca dao.
Khi nào cởi áo đắp chung
Cơm ăn một đọi ngủ chung một giường
Khi nào cho hợp duyên hài
Nhà trong canh cửi nhà ngoài bút nghiên
Hay nhƣ:
Mấy lâu vắng mặt khát khao
Bây giờ tình nghĩa làm sao hỡi tình
Mấy lâu vắng mặt cô bay
Bây giờ thấy mặt nàng rồi Cơn buồn đã giảm, cơn vui vui dần
Có thể nói, hiện tƣợng lặp từ ngữ biểu thị thời gian trong Ca dao về tình yêu đôi lứa là hiện tƣợng rất phổ biến và có tính đặc trƣng của ca dao. Bên cạnh việc có tác dụng nhấn mạnh, đem lại giá trị biểu đạt cao, phép lặp còn góp phần tô đậm trạng thái tâm lý, tình cảm của nhân vật trữ tình trong thời gian ấy.
2.3.1.2. Lặp cú pháp
Đây là mô hình cấu trúc câu, tức các câu khác nhau có mô hình cơ bản giống nhau. Có lặp cú pháp hoàn toàn và không hoàn toàn. Lặp không hoàn toàn tức là lặp một bộ phận nào đó của dòng thơ, có nghĩa cấu trúc ngữ pháp giống nhau, song, đã có một sự xê dịch nào đó về sắc thái ý nghĩa.
Ví dụ:
Nhớ khi ăn miếng trầu bài
Nhớ khi chống côi, sào mai cùng chàng
Chờ khi nước Thúy, sông Tần
Chén son khúc thủy ba tuần mời khuyên
Chờ khi nhà Ngọc mở duyên
Chén đào một dịp dâng lên khuyên mời
Chờ khi lên vịnh ca chơi
Lênh đênh như phủ quan bơi chiếc thuyền
Lặp hoàn toàn là lặp lại hoàn toàn cấu trúc ngữ pháp và cả từ ngữ, sắc thái biểu cảm. Bài ca dao dƣới đây đã khắc họa sâu sắc tình yêu, nỗi nhớ nhung và cả những bẽ bàng của nhân vật trữ tình với ngƣời thƣơng của mình:
Năm canh sáu khắc còn dư
Thương chàng một nỗi tương tư đêm ngày
Năm canh sáu khắc còn chày
Từ ngàychưa bén duyên chàng
Như chông khác tiếng, như vàng pha thau
Từ ngàyta bén duyên nhau
Như áo phải dầu, gột cũng chẳng phai Bây giờ chàng đã nghe ai
Áo hoen mặc áo, dầu phai mặc dầu
Qua các ví dụ trên, ta thấy sự lặp lại những từ ngữ, dòng thơ trong một bài ca dao đã tạo nên những nét độc đáo, đa dạng của thời gian trong ca dao, góp phần bộc lộ nỗi niềm, tâm trạng, cảm xúc. Bởi vậy, hiện tƣợng lặp trong ca dao nói chung và ca dao về tình yêu đôi lứa nói riêng cho ta thấy một hiện tƣợng vừa lạ, vừa quen. Quen vì hiện tƣợng lặp đã gặp rất nhiều lần và trở nên phổ biến trong ca dao, lạ vì ở từng câu, từng bài ca dao cụ thể lại mở ra một thời gian mới gắn với những diễn biến tâm lý mới ở nhân vật trữ tình.