Cấu trúc so sánh

Một phần của tài liệu Từ ngữ chỉ thời gian trong ca dao về tình yêu đôi lứa (Trang 62 - 66)

Theo Đinh Trọng Lạc, so sánh là “biện pháp tu từ ngữ nghĩa mà trong đó người ta đối chiếu hai đối tượng khác loại của thực tế khách quan không đồng nhất với nhau hoàn toàn mà chỉ có một nét giống nhau nào đó nhằm diễn tả bằng hình ảnh một lối tri giác mới mẻ về đối tượng” [30 ; tr. 54].

Ở dạng thức đầy đủ nhất, so sánh tu từ gồm 4 yếu tố Ví dụ: Sao/ long lanh/ như/ giọt sương

(1) (2) (3) (4)

- Yếu tố 1: yếu tố đƣợc hoặc bị so sánh (tùy theo việc so sánh là tích cực hay tiêu cực) gọi là A.

- Yếu tố 2: yếu tố chỉ tính chất của sự vật hay trạng thái của hành động, có vai trò nêu rõ phƣơng diện so sánh.

- Yếu tố 3: yếu tố thể hiện quan hệ so sánh.

Bảng 2.3. Bảng cấu trúc so sánh trong Ca dao về tình yêu đôi lứa

Thứ tự Kiểu so sánh Tần số (lần)

1 A nhƣ B 10

2 A là B 24

3 A giống (không giống) B 02

4 A bằng B 0

5 A (biến, hóa) thành B 01

6 A hơn/thua B 09

7 A bao nhiêu/B bấy nhiêu 0

8 A khác gì B 06

9 A/B 55

TỔNG: 101

Cấu trúc so sánh có liên quan đến thời gian trong Ca dao về tình yêu đôi lứa đƣợc sử dụng nhiều, trong phạm vi tiến hành khảo sát, chúng tôi đã thống kê đƣợc 101 lần tác giả dân gian sử dụng cấu trúc so sánh có liên quan đến thời gian. Sự phong phú này đã đem lại những giá trị khá nổi bật, đặc sắc cho ca dao nói chung và thời gian nghệ thuật trong ca dao nói riêng.

Về hình thức, hình thức so sánh trong Ca dao về tình yêu đôi lứa khá đa dạng và phong phú. Các tác giả dân gian đã sử dụng 7 cấu trúc so sánh trong tổng số 9 mô hình cấu trúc của so sánh nghệ thuật, có những cách biểu đạt khác nhau phù hợp cho từng trƣờng hợp cụ thể.

Về nội dung, nội dung của so sánh nghệ thuật đƣợc triển khai giữa hai vế của phƣơng tiện so sánh có sự kết hợp vừa cùng loại vừa khác loại. Dƣới đây chúng tôi xin dẫn ra một số biểu hiện của cấu trúc so sánh trong Ca dao về tình yêu đôi lứa.

2.3.2.1. Dạng thứ nhất: Mô hình so sánh đầy đủ 4 yếu tố

Cấu trúc hoàn chỉnh của một so sánh nghệ thuật gồm bốn yếu tố, đƣợc sắp xếp với một trật tự khá logic. Mô hình này là mô hình so sánh khá phổ biến trong thơ. Qua khảo sát Ca dao về tình yêu đôi lứa, cấu trúc so sánh có liên quan đến thời gian có đầy đủ 4 yếu tố đƣợc sử dụng rất hạn chế. Ví dụ:

Vì chàng mới phải đi đêm

Tối/ trời/ như /mực/ lại thêm mưa dầm

(2) (1) (3) (4)

Yếu tố đƣợc so sánh đƣợc bố trí đứng sau yếu tố chỉ tính chất cuả sự vật đƣợc so sánh. Cách sắp xếp mô hình so sánh nhƣ vậy nhằm nhấn mạnh tính chất của sự vật đƣợc so sánh “Tối”, cụ thể là khắc họa rõ nét hơn khoảng thời gian rất khuya qua đó cho thấy những khó khăn, những hi sinh của nhân vật trữ tình đối với ngƣời thƣơng của mình.

Hay nhƣ:

Trước/ mừng chàng/ như /cây có cội

(1) (2) (3) (4)

Sau vui thay duyên hiệp đạo người (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tác giả dân gian đã mang đến một hình ảnh so sánh khá độc đáo. Một sự so sánh tƣởng chừng nhƣ bất hợp lí nhƣng lại phù hợp với cách cảm, cách nghĩ của ngƣời bình dân. Niềm vui mừng khôn xiết của nhân vật trữ tình đƣợc đem so sánh với hình ảnh Cây có cội. Niềm vui đó tự nhiên và gần gũi nhƣ hình ảnh dân gian đã có tự bao đời. Chính vì thế, niềm vui của con ngƣời cũng có nguồn gốc của nó, hiển nhiên và có lí nhƣ việc cây cối có cội nguồn sinh sôi.

2.3.2.2. Dạng thứ hai: Mô hình so sánh vắng yếu tố 2

Ở dạng mô hình này, phƣơng tiện so sánh thiếu vắng trên bề mặt hoặc có mặt trong bề sâu, muốn tìm ra cần phải biết rõ các thuộc tính của sự vật đƣợc nêu ở yếu tố so sánh.

Ví dụ:

Ba trăngmấy mươi hôm

Mai nam vắng trước, chiều nồm quạnh sau

Lối so sánh này còn gọi là “so sánh chìm”. Nó tạo điều kiện cho ngƣời đọc sự liên tƣởng rộng rãi. Nó kích thích trí tƣởng tƣợng, sự liên tƣởng của ngƣời tiếp nhận văn bản để tìm nét tƣơng đồng giữa hai đối tƣợng so sánh, từ đó mà nhận ra đặc điểm, tính chất, trạng thái của đối tƣợng đƣợc so sánh. Đây là kiểu so sánh xuất hiện nhiều trong Ca dao về tình yêu đôi lứa, điều này phù hợp với tính chất dân dã, giản dị của ca dao.

Đôi ta mới ngộ hôm nay

Một đêm là ngãi, một ngày là duyên

Xin chàng quá bước vào nhà

Trước là hỏi chuyện, sau là nghỉ chân Ba trăng là mấy mươi hôm

Mai nam vắng trước, chiều nồm quạnh sau Áo đen không lẽ đen hoài

Mưa lâu cũng nhạt, nắng hoài cũng phai

2.3.2.3. Dạng thứ ba: Mô hình so sánh vắng yếu tố 2 và 3

Kiểu so sánh này vắng đi yếu tố 2 và 3 tức là vắng đi phƣơng tiện, đặc điểm so sánh và yếu tố chỉ quan hệ so sánh. Hai yếu tố trên có thể thay thế về mặt hình thức là các dấu câu (dấu hai chấm hoặc dấu gạch ngang) song cũng có thể viết liền. Hoặc phƣơng thức này dùng cách ngắt nhịp, ngắt giọng và hình thức đối thoại thay thế cho các yếu tố vắng mặt.

Ví dụ:

Núi Ngự Bình trước tròn, sau méo

Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ

Đêm quên giấc ngủ, ngày quên tiếng cười

Lối so sánh này đã mở ra cho ngƣời đọc cách cảm nhận mới vể giá trị của A mà cách cảm nhận đó theo cách nghĩ riêng từng ngƣời.

Ngoài ra trong Ca dao về tình yêu đôi lứa còn có kiểu so sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng. Nếu so sánh ngang bằng tạo ấn tƣợng về sự cụ thể hóa những đặc điểm tính chất, qua đó gửi gắm bày tỏ những cảm xúc của nhân vật trữ tình gắn liền với sự vật, thời gian.

Hôm nay sum họp trúc mai

Tình chung một khắc, nghĩa dài trăm năm

So sánh không ngang bằng nhằm nhấn mạnh những đặc điểm, tính chất nổi bật nào đó của thời gian, gây ấn tƣợng mạnh mẽ cho ngƣời đọc. Ví dụ:

Tối trăng còn hơn sáng sao

Phơn phớt lòng đào hơn thắm màu vang

Tối trăng còn hơn sáng sao

Dẫu rằng núi lở còn cao hơn đồi

Trông lâu càng nắng càng trưa

Hai hàng nước mắt như mưa tháng mười (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tóm lại, cấu trúc so sánh trong Ca dao về tình yêu đôi lứa xuất hiện khá đa dạng và phong phú với cách sử dụng độc đáo đã đem lại những giá trị nổi bật. Đồng thời, cấu trúc so sánh mở ra nhiều không gian nghệ thuật mới thông qua việc khắc họa các yếu tố thời gian, tạo đƣợc sự liên tƣởng và tƣởng tƣợng thú vị trong độc giả.

Một phần của tài liệu Từ ngữ chỉ thời gian trong ca dao về tình yêu đôi lứa (Trang 62 - 66)