Từ xƣa đến nay, tình yêu luôn là đề tài muôn thủa của con ngƣời. Tình yêu đôi lứa trong văn học nói chung và trong ca dao nói riêng chiếm số lƣợng lớn. Trong kho tàng ca dao dao ngƣời Việt, ca dao viết về tình yêu đôi lứa là mảng đề tài phong phú nhất. Hầu hết những bài ca dao này đƣợc sáng tác ra trong những điều kiện của mối quan hệ nam nữ ở nông thôn Việt Nam trƣớc đây. Trong ca dao ngƣời Việt, tình yêu đƣợc thể hiện thật ý nhị, uyển chuyển, nhƣng cũng rất chân thành, giản dị. Trai gái ở nông thôn thƣờng gặp gỡ, tìm hiểu nhau, thổ lộ tình cảm với nhau trong khi cùng nhau lao động, trong những ngày hội hè, vui xuân.
Ca dao về tình yêu đôi lứa có nội dung phản ánh mọi biểu hiện của tình yêu trong tất cả các giai đoạn của nó: giai đoạn gặp gỡ ƣớm hỏi nhau, giai đoạn gắn bó, trao đổi những lời thề nguyền, những tặng vật cho nhau, giai đoạn hạnh phúc với những niềm ƣớc mơ, những nỗi nhớ nhung hoặc sự thất bại đau khổ với những lời than thở oán trách… Nói chung, ca dao tình yêu chứa đựng mọi cung bậc tình cảm của con ngƣời khi yêu và là mảng văn nghệ dân gian rất giàu giá trị. Có thể chia Ca dao về tình yêu đôi lứa thành các chủ đề cụ thể:
* Ca dao tỏ tình: Hầu hết những nam nữ thanh niên ngày xƣa họp mặt vào những dịp lễ hội, đình đám. Tuy nhiên, dịp thuận lợi phổ biến nhất để học gặp nhau thƣờng là trong công việc đồng áng. Vì thế, họ thổ lộ tâm tình trong
những câu ca, bài hát thì những tâm tình ấy thƣờng gắn liền với ruộng vƣờn. Ta bắt gặp những vần thơ rất đẹp:
Hỡi cô tát nước bên đàng Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi
* Ca dao tương tư - yêu đương: Sau giai đoạn tỏ tình là đến giai đoạn tƣơng tƣ - yêu; và đây là quãng thời gian thơ mộng nhất cũng nhƣ đầy thử thách nhất. Nào yêu thƣơng, nào nhớ nhung, nào giận hờn, nào xa cách, nào đợi chờ... Đó là tâm trạng rạo rực nhớ nhung của nhân vật trữ tình:
Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa, như ngồi đống than
* Ca dao thề nguyền: Tình yêu vốn có nhiều cung bậc, có buồn vui, ngọt bùi, đắng cay…và cũng có sự bất hạnh nữa. Bên cạnh những lời tỏ tình, trao duyên thì những lời thề nguyền gắn bó keo sơn lại càng không thể thiếu đƣợc. Nó đƣợc xem nhƣ là chất keo dính, là một sự khẳng định cho tình yêu đôi lứa. Lời thề nguyền ấy nhằm thể hiện ý chí, nghị lực của hai bên nhằm làm động lực vƣợt qua chông gai, thử thách để mong ƣớc đƣợc đến với nhau. Nói khác hơn, lời thề nguyền ấy có tính chất lằm tăng sức mạnh cho hai ngƣời trong việc hƣớng về lý tƣởng cả hai cùng đang thêu dệt.
Muối ba năm muối đang còn mặn Gừng chín tháng gừng hãy còn cay
Đôi ta nghĩa nặng tình dày
Dẫu xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa.
* Ca dao hận tình: Khi bao nhiêu mộng ƣớc không thành, đôi lứa không đến đƣợc với nhau thì một trong hai trách móc, hận thù nhau; hoặc đã đến đƣợc với nhau nhƣng không tìm thấy đƣợc hạnh phúc trong đời sống hôn nhân nhƣ những mộng ƣớc thật đẹp mà hai ngƣời trƣớc kia hằng mơ ƣớc. Hận trách đó, có khi trách móc Ông trời, trách móc ông Tơ bà Nguyệt, ông mai bà mối và
luôn có một một thức nhất định: trách ngƣời…trách ai… tiếc công… Đó có thể là tâm trạng đầy tiếc nuối của nhân vật trữ tình:
Trèo lên cây bưởi hái hoa
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân Nụ tầm xuân nồ ra xanh biếc Em có chồng rồi, anh tiếc lắm thay!...