Giải pháp duy trì khả năng sinh lợi của doanh nghiệp khi mở rộng quy mô

Một phần của tài liệu nghiên cứu mối liên hệ giữa chi phí bôi trơn và hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp tại việt nam (Trang 80 - 82)

NGHIỆP KHI MỞ RỘNG QUY MÔ

Trong quá trình phát triển của doanh nghiệp, mở rộng quy mô là một xu hướng tất yếu. Việc mở rộng quy mô giúp doanh nghiệp khẳng định năng lực sản xuất, nâng cao uy tín thương hiệu trên thị trường; từ đó, mang đến nhiều cơ hội tăng trưởng thị phần. Tuy nhiên không phải lúc nào việc mở rộng quy mô cũng ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Kết quả hồi quy

ở Chương 4 cho thấy những doanh nghiệp được khảo sát có tổng tài sản nhỏ hơn 6,464 tỷ đồng có lợi nhuận giảm dần khi quy mô tăng dần vì không kịp thời đổi mới phương thức quản lý và nhân sự cho phù hợp với sự gia tăng của quy mô. Do đó, để duy trì khả năng sinh lợi trong giai đoạn này, doanh nghiệp cần chú trọng nâng cao năng lực quản lý (thông qua nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ quản lý) và nên sẵn lòng thuê những nhà quản lý chuyên nghiệp khi quy mô doanh nghiệp có dấu hiệu vượt quá khả năng của các nhà quản lý hiện tại.

Đặc biệt, khi mở rộng quy mô, doanh nghiệp cần tính toán đầu tư tài sản cố định sao cho hợp lý để đáp ứng được nhu cầu của thị trường đồng thời tiết kiệm được chi phí. Giải pháp hữu hiệu giúp doanh nghiệp đầu tư tài sản cố định một cách hợp lý khi không chắc chắn về nhu cầu của thị trường là vận dụng lý thuyết đầu tư theo quan điểm quyền chọn thực (Dixit và Pinyck, 1994; Antoshin, 2006; Tuyết 2012)

Theo đó, doanh nghiệp mua sắm tài sản cố định thông qua hợp đồng quyền chọn mua (call options). Quyền chọn mua cho phép doanh nghiệp có thể trì hoãn việc đầu tư tài sản cố định để chờ đợi những thay đổi có lợi từ phía thị trường. Cụ thể doanh nghiệp sẽ có quyền mua tài sản cố định với mức giá thoả thuận trong hợp đồng bất kể giá thị trường tại thời điểm thực hiện hợp đồng. Để có được quyền này, doanh nghiệp phải trả một khoản quyền phí nhất định cho nhà cung cấp dù hợp đồng có được thực hiện hay không. Do đó khi giá tài sản cố định trên thị trường là thấp hơn giá trên hợp đồng, doanh nghiệp sẽ không thực hiện hợp đồng mà mua tài sản cố định theo giá thị trường. Ngược lại, khi giá tài sản cố định trên thị trường là cao hơn mức giá hợp đồng thì doanh nghiệp sẽ thực hiện hợp đồng quyền chọn. Lợi ích doanh nghiệp nhận được lúc này là phần chênh lệch giữa giá thị trường và giá thoả thuận trên hợp đồng.

Ngoài việc đầu tư mới hợp lý, doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến việc sử dụng tài sản cố định sao cho khoa học nhằm tránh lãng phí và tăng hiệu suất hoạt động của loại tài sản này. Đối với các doanh nghiệp nhỏ, tài sản cố định của doanh nghiệp không quá nhiều và giá trị không quá lớn có thể thống kê và hạch toán trên sổ sách hoặc sử dụng phần mềm đơn giản để quản lý. Tuy nhiên, đối với các công ty có quy mô tương đối lớn hơn, để tăng hiệu quả quản

lý việc sử dụng tài sản cố định, doanh nghiệp cần sử dụng các phần mềm quản lý tài sản cố định chuyên biệt (như BLUE-ASSET, OMEGA, eFAs,…) Ngoài ra, doanh nghiệp cần thường xuyên cập nhập thông tin về tiến bộ công nghệ sản xuất để có chiến lược đổi mới công nghệ kịp thời.

Một phần của tài liệu nghiên cứu mối liên hệ giữa chi phí bôi trơn và hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp tại việt nam (Trang 80 - 82)