Giải pháp hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của chi phí bôi trơn

Một phần của tài liệu nghiên cứu mối liên hệ giữa chi phí bôi trơn và hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp tại việt nam (Trang 79 - 80)

BÔI TRƠN

Kết quả hồi quy ở chương 4 cho thấy chi phí bôi trơn có ảnh hưởng phi tuyến đến tỷ suất sinh lợi nhuận của các doanh nghiệp ở Việt Nam theo hàm bậc hai dạng (). Điều này ngụ ý rằng khi doanh nghiệp tăng chi phí bôi trơn sẽ giúp tiếp cận dịch vụ hành chính công thuận lợi hơn, khiến lợi nhuận tăng; tuy nhiên, khi chi phí bôi trơn cao vượt quá một mốc nhất định lại làm tăng tổng chi phí khiến lợi nhuận giảm. Mặt khác, khi bôi trơn đã thành thông lệ, những doanh nghiệp lớn sở hữu nguồn lực tài chính dồi dào sẽ có lợi thế hơn các doanh nghiệp nhỏ làm cho môi trường cạnh tranh thiếu lành mạnh. Đồng thời, bôi trơn cũng khiến bộ máy hành chính công ngày một quan liêu nhằm nhận được lợi ích ngày một nhiều hơn. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến các công ty quản lý Nhà nước và phá vỡ sự kiếm soát nghiêm minh của hệ thống pháp luật. Do đó, để hạn chế tình trạng bôi trơn, tác giả đề xuất hai nhóm giải pháp cụ thể như sau: đối với các cấp thẩm quyền của Nhà nước và đối với doanh nghiệp.

Đối với các cấp có thẩm quyền, tác giả cho rằng cần thực hiện: tăng cường kiểm tra, kiểm soát và giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho các viên chức ở những cơ quan hành chính có thẩm quyền quản lý doanh nghiệp (đặc biệt là quản lý doanh nghiệp ngoài quốc doanh) nhằm tránh tình trạng các viên chức biến chất vòi vĩnh doanh nghiệp hối lộ; cần đơn giản hoá các thủ tục hành chính nhằm giảm cơ hội để những viên chức biến chất đòi hỏi doanh nghiệp hối lộ; xem xét lại chính sách tiền lương hiện tại để thực hiện tăng lương hợp lý sao cho mức lương của viên chức hành chính là đảm bảo được cuộc sống nhằm hạn chế tình trạng nhận hối lộ do lương quá thấp (Svensson, 2005); cần cơ cấu lại bộ máy tổ chức hành chính Nhà nước theo hướng phân chia quyền lực hợp lý, tránh tình trạng quyền hạn tập trung quá lớn vào một vài cá nhân bởi nhiều nghiên cứu đi trước đã chứng minh chi phí bôi trơn tăng theo quyền hạn của viên chức hành chính (Klitgaard, 1988 và Svenssons, 2005).

Riêng đối với giải pháp dành cho doanh nghiệp, tác giả cho rằng hối lộ là hành vi không chỉ được xúc tiến từ phía các viên chức biến chất mà còn xuất phát từ phía doanh nghiệp bởi trong một số trường hợp, dù không yêu cầu nhưng các doanh nghiệp vẫn chủ động thực hiện bôi trơn với hi vọng nhận được sự ưu ái đặc biệt hay những đặc quyền, đặc lợi nhất định. Do đó, theo tác giả, để giảm ảnh hưởng tiêu cực của bôi trơn đến hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần thực hiện: nói không với văn hoá bôi trơn vì trước mắt điều này có thể mang lại những lợi ích nhất định cho doanh nghiệp, song, về lâu dài khi bôi trơn đã trở thành thông lệ thì chi phí hối lộ sẽ ngày một cao hơn và môi trường cạnh tranh sẽ thiếu lành mạnh, với lợi ích thiên về doanh nghiệp lớn có nguồn lực dồi dào. Ngoài ra, doanh nghiệp phải luôn tuân thủ pháp luật trong suốt quá trình hoạt động nhằm tránh trường hợp các viên chức biến chất vòi vĩnh nhận hối lộ từ những sai phạm mà doanh nghiệp cần che giấu.

Một phần của tài liệu nghiên cứu mối liên hệ giữa chi phí bôi trơn và hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp tại việt nam (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)