Các nhà kinh tế có nhiều quan điểm về mối quan hệ giữa chi phí bôi trơn và lợi nhuận doanh nghiệp. Một mặt, giả thuyết tích cực về chi phí bôi trơn cho rằng bôi trơn sẽ làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp bởi bôi trơn sẽ làm cho guồng máy hành chính quan liêu vận hành trơn chu, giúp các doanh nghiệp kịp thời khai thác cơ hội sinh lợi hơn (Svensson, 2005). Ngược lại, có quan điểm cho rằng bôi trơn sẽ làm tăng chi phí, do đó làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Hơn nữa, một khi đã chấp nhận bôi trơn thì các viên chức biến chất có thể càng kéo dài thời gian giải quyết công việc để buộc doanh nghiệp phải bôi trơn lần sau nhiều hơn (Krueger, 1993). Nếu chậm trễ, doanh nghiệp sẽ bị mất cơ hội kinh doanh để sinh lời. Bên cạnh đó, các nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra rằng chi phí bôi trơn và lợi nhuận doanh nghiệp có mối quan hệ phi tuyến (Phan Anh Tú, 2012), nghĩa là các doanh nghiệp sẵn sàng chi một số tiền bôi trơn nào đó để thúc đẩy các viên chức biến chất đáp ứng nhanh yêu cầu của mình nhằm khai thác kịp thời cơ hội sinh lợi có được. Nhận định này phù hợp với thực tế nhiều doanh nghiệp chủ động bôi trơn, thậm chí ngay cả
khi không được yêu cầu, vì tin rằng làm như vậy thì mọi việc sẽ trở nên dễ
độ cạnh tranh cao, thì khả năng doanh nghiệp “sẵn lòng” chi trả các khoản tiêu cực phí là dễ tiên đoán hơn một doanh nghiệp hoạt động trong thị trường có mức độ cạnh tranh thấp. Điều này có thể giải thích bởi sự xuất hiện của áp lực về lợi nhuận, thị phần, nguồn lực khan hiếm. Mặt khác, khi thực hiện các hành vi bôi trơn (đút lót), có lẽ doanh nghiệp xem đây là chi phí cơ hội đểđổi lấy sự ưu ái từ phía các cán bộ công chức nhà nước biến chất và là cơ hội để nhấn chìm các đối thủ cạnh tranh khi thực hiện các chiến lược thâm nhập thị trường (Phan Anh Tú, 2013). Tuy nhiên, nếu buộc phải bôi trơn quá nhiều thì lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ giảm do chi phí tăng nên lợi nhuận của dự án hoạt
động kinh doanh sẽ giảm. Như vậy, bôi trơn sẽ làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp đến một mốc nhất định; sau đó, nếu phải bôi trơn quá nhiều thì lợi nhuận sẽ giảm.
Trên cơ sở các lập luận vừa trình bày, bài viết hình thành mô hình ước lượng ảnh hưởng của chi phí bôi trơn đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ở Việt Nam như sau:
ROS = β0 + β1BRI + β2BRISQ (1)
Trong đó, BRI là tỷ số giữa số tiền bôi trơn mà doanh nghiệp phải chi bình quân trong năm 2004 với tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp trong năm nhân với hệ số 1.000 (chỉ để nhằm tránh làm cho giá trị của biến số này quá nhỏ mà không làm thay đổi ý nghĩa của kết quả kiểm định) (Lê Khương Ninh, 2008). Từ các lập luận trên, hệ số β1 của biến BRI được kỳ vọng có giá trị
dương và hệ sốβ2 của biến BRISQ có giá trị âm. Do đó, tác giả xây dựng giả
thuyết:
H1: Có mối quan hệ phi tuyến giữa chi phí bôi trơn và hiệu quả hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, lợi nhuận của doanh nghiệp còn chịu ảnh hưởng của một số
yếu tố khác. Do đó, để tránh khiếm khuyết mô hình nghiên cứu được điều chỉnh thành:
ROS = β0 + β1.BRI + β2.BRISQ+ β3.FIRMSIZE + β4.FIRMSIZESQ +
β5.GOV + β6.GOVxBRI + β7.FOR + β8.FORxBRI + β9.CR + β10.DR +
β11.COMP + β12.ACP + β13.LABOR + β14.EDU_MAN + β15.EXP_MAN +
Trong mô hình (2), FIRMSIZE là quy mô của doanh nghiệp được đo lường bằng logarit tự nhiên của giá trị tài sản của doanh nghiệp. FIRMSIZESQ là bình phương của FIRMSIZE. Theo Ballatine & các tác giả
(1993), doanh nghiệp nhỏ thường đối mặt với sự không chắc chắn cao hơn trong việc tìm kiếm lợi nhuận so với doanh nghiệp lớn bởi hầu hết doanh nghiệp nhỏ có chính sách điều hành chịu nhiều ảnh hưởng phong cách cá nhân của nhà quản trị cao nhất. Việc vận hành một tổ chức phụ thuộc quá nhiều vào phong cách riêng của một nhà quản trị khiến cho hoạt động của doanh nghiệp dễ bị thiên lệch, chủ quan và thiếu toàn diện. Trong khi đó, các doanh nghiệp lớn ít gặp nhược điểm này bởi chính sách điều hành không bị phụ thuộc vào phong cách, ý muốn chủ quan của một nhà quản trị nào đó mà xuất phát từ các chiến lược dài hạn có sự đồng thuận chung từ Ban quản trị công ty và toàn diện nên quy mô lớn thì lợi nhuận sẽ cao. Đồng quan điểm trên, Biggs và các tác giả (1996), Hu và Schive (1997), Aggrey và các tác giả (2010),…đã chứng minh được việc gia tăng quy mô chỉ có ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận cho
đến khi quy mô đạt một mốc nào đó và khi quy mô vượt qua ngưỡng này thì lợi nhuận sẽ giảm dần khi quy mô tiếp tục tăng. Điều này có nghĩa là quy mô có ảnh hưởng phi tuyến đến lợi nhuận của doanh nghiệp theo hàm bậc 2 (dạng U ngược). Vì vậy, hệ số β3 của biến FIRMSIZE được kỳ vọng mang giá trị
dương và hệ sốβ4 của biến FIRMSIZESQ được kỳ vọng mang giá trị âm. Từ đó, tác giả xây dựng giả thuyết:
H2: Tồn tại một mối quan hệ phi tuyến giữa quy mô doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động kinh doanh.
GOV là biến thể hiện tỷ trọng sở hữu nguồn vốn của nhà nước trong các doanh nghiệp. Về lý thuyết, vai trò của Nhà nước trong phát triển kinh tế là không thể thiếu như nhà kinh tế học nổi tiếng John Maynard Keynes cho rằng, Nhà nước có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và sự ổn định của khu vực tư
nhân thông qua kiểm soát lãi suất, thuế và các dự án công. Tuy nhiên, có nhiều nghiên cứu cho rằng sở hữu Nhà nước là không hiệu quả, có tính quan liêu và tiêu tốn một lượng vốn lớn (Janet, 2009; Ongore, 2011). Nói cách khác, hiệu quả tài chính của phần vốn Nhà nước là không có. Mặc dù có những nghiên cứu khác chỉ ra rằng sở hữu của Nhà nước trong các công ty cổ phần có thể
Zou, 2009; Tian & Estrin, 2008), song quan điểm chi phối trong nghiên cứu là các doanh nghiệp tư nhân hoạt động tốt hơn doanh nghiệp Nhà nước và quá trình chuyển đổi từ sở hữu Nhà nước sang sở hữu tư nhân sẽ nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy hệ sốβ5 của GOV được kỳ
vọng mang giá trị âm.
Biến GOVxBRI là tích số của biến tỷ trọng sở hữu nguồn vốn của doanh nghiệp có vốn đầu tư nhà nước (GOV) và lượng bôi trơn của doanh nghiệp (BRI). Mục tiêu của việc sử dụng biến số này là để nghiên cứu sự thay đổi ảnh hưởng của lượng bôi trơn lên hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo tỷ trọng sở hữu nguồn vốn của nhà nước trong các doanh nghiệp. Khi đó lấy đạo hàm riêng của biến ROS theo BRI, ta có:
Do đi kèm với biến số bôi trơn (BRI) nên β6 đo lường sự thay đổi ảnh hưởng của tỷ trọng nguồn vốn sở hữu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nhà nước lên hiệu quả hoạt động kinh doanh theo lượng bôi trơn. Cụ thể nếu BRI thay đổi 1 đơn vị thì ảnh hưởng của nguồn vốn doanh nghiệp có vốn đầu tư
nhà nước (GOV) lên hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (ROS) sẽ thay đổi một lượng bằng với β6. β6 được kỳ vọng sẽ có giá trị âm. Kỳ vọng của biến này được hiểu như sau. Do ảnh hưởng của mặt trái cơ chế thị trường, sự cạnh tranh và việc đề cao quá mức giá trị đồng tiền làm cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh có xu hướng tối đa hoá lợi nhuận, tìm cách hối lộ
công chức nhà nước để tạo lợi thế trong kinh doanh. Bên cạnh đó, do phẩm chất đạo đức của một số cán bộ quản lý yếu kém, một số nét văn hoá như biếu và nhận quà tặng... bị lợi dụng để thực hiện hành vi tham nhũng. Ngoài ra, có nhiều nghiên cứu cho rằng sở hữu nhà nước là không hiệu quả, có tính quan liêu và tiêu tốn một lượng vốn lớn (Janet, 2009; Ongore, 2011). Do đó, tác giả
xây dựng giả thuyết:
H3: Có mối quan hệ nghịch chiều giữa tỷ trọng sở hữu nguồn vốn nhà nước và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
∂ROS
H4: Doanh nghiệp có vốn sở hữu nhà nước khi thực hiện các hành vi bôi trơn, hối lộ có tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
FORG là biến thể hiện tỷ trọng sở hữu nguồn vốn của doanh nghiệp có vốn đầu tư ngoài nước. Niringiye Aggrey (2010) và Teece (1997) cho rằng các doanh nghiệp có tỷ trọng vốn đầu tư nước ngoài cao thường hoạt động hiệu quả hơn vì những doanh nghiệp này nắm giữ các bí quyết kỹ thuật, khả năng quản lý và những thông tin thị trường nhằm gia tăng tốc độ tăng trưởng và nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp. Đồng quan điểm trên Chibber, K. Majumdar (1998 - 1999) đã kiểm tra về tác động của sở hữu nước ngoài lên hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty tại Ấn Độ bằng các phương pháp kế toán thông qua phân tích dữ liệu chéo. Kết luận được đưa ra là sở hữu nước ngoài có tác động tích cực và ảnh hưởng đáng kể đối với kết quả doanh nghiệp. Điều này ngụý rằng hệ số β7 của biến FORG được kỳ vọng có giá trị
dương.
Biến FORGxBRI là tích số của biến tỷ trọng sở hữu nguồn vốn của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FORG) và lượng bôi trơn của doanh nghiệp (BRI). Mục tiêu của việc sử dụng biến số này là để nghiên cứu sự thay
đổi ảnh hưởng của lượng bôi trơn lên hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo tỷ trọng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Khi lấy
đạo hàm riêng của biến ROS theo BRI, ta có:
Do đi kèm với biến số bôi trơn (BRI) nên β8 đo lường sự thay đổi
ảnh hưởng của tỷ trọng nguồn vốn sở hữu của doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài lên hiệu quả hoạt động kinh doanh theo lượng bôi trơn. Cụ thể nếu BRI thay đổi 1 đơn vị thì ảnh hưởng của nguồn vốn doanh nghiệp có đầu tư
nước ngoài (FORG) lên hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (ROS) sẽ thay đổi một lượng bằng với β8. β8 được kỳ vọng sẽ có giá trị âm. Ý
nghĩa của kỳ vọng này được hiểu theo hai giả thuyết như sau. Thứ nhất, do tác phong làm việc của các chủđầu tư nước ngoài thường không ưa chuộng cách làm việc thiếu minh bạch trong hoạt động kinh doanh nên sẽ từ chối đưa ra bất kỳ khoản thanh toán bôi trơn (hối lộ) nào, điều này có thể tác động tiêu cực
∂ROS
đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp họ. Thứ hai, giả sử xem xét trường hợp chủ đầu tư nước ngoài có tham gia thực hiện các hành vi bôi trơn (hối lộ) thì lượng “văn hoá bôi trơn” ở nước ngoài có sự chênh lệch giá trị đáng kể so với lượng “văn hoá bôi trơn” ở Việt Nam. Bên cạnh đó, vấn nạn “hoa hồng” hay “bôi trơn” trong kinh doanh đến nay không còn là điều mới mẻ và nó tồn tại như một quy định bất thành văn cho những doanh nghiệp muốn “nhập gia”. Những doanh nghiệp/công ty nước ngoài, vốn được coi là rất minh bạch, cũng phải chấp nhận “đi đêm” khi muốn đầu tư tại Việt Nam.
Điều này không hề giúp các doanh nghiệp cải thiện tình trạng hoạt động kinh doanh của họ, mà còn làm tăng thêm chi phí tài chính cho doanh nghiệp gây tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh. Theo các nghiên cứu trên thế giới (Hines, 1995; Wei, 1997; Raymond Fisman & Jakob Svensson, 2010), đồng khẳng định bôi trơn có ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ trọng đầu tư
vốn nước ngoài ở các doanh nghiệp, gây ra các hậu quả nghiêm trọng đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và nền kinh tế nước chủ nhà. Ngoài ra, từ những năm 2001 trở lại đây, hàng chục vụ án tham nhũng lớn ở
Việt Nam có yếu tố nước ngoài được phát hiện, điều tra gây tổn thất không ít, cũng như gây ra các tác động tiêu cực đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung: Vụ Lê Minh Hoàng, nguyên Giám
đốc Sở Điện lực thành phố Hồ Chí Minh; vụ PMU18 mảng tội danh kinh tế, tham ô tài sản; hay vụ cố ý làm trái, lợi dụng chức vụ, quyền hạn xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin), xảy ra tại Tổng Công ty hàng hải Việt Nam…Cuối cùng, từ những nghiên cứu và thực tiễn trên, tác giả
xây dựng giả thuyết:
H5: Tỷ trọng nguồn vốn đầu tư nước ngoài có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
H6: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi thực hiện các hành vi bôi trơn, hối lộ có tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
CR là tỷ số thanh khoản hiện thời được tính bằng tài sản ngắn hạn/các khoản nợ ngắn hạn. Aleksandr Ostapenko (2010) cho rằng tỷ số thanh khoản tức thời cho biết khả năng của một công ty trong việc dùng các tài sản ngắn hạn như tiền mặt, hàng tồn kho hay các khoản phải thu để chi trả cho các
khoản nợ ngắn hạn của mình. Tỷ số này biến động tuỳ theo từng ngành, nhưng nhìn chung nếu tỷ lệ này dao động từ 1 - 2 lần thì cho thấy dấu hiệu tích cực. Nếu tỷ số này càng cao chứng tỏ công ty càng có nhiều khả năng sẽ hoàn trả được hết các khoản nợ; Ngược lại, nếu tỷ số thanh toán hiện hành nhỏ hơn 1 cho thấy công ty đang ở trong tình trạng tài chính tiêu cực, có khả năng không trả được các khoản nợ khi đáo hạn. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là công ty sẽ phá sản bởi vì có rất nhiều cách để huy động thêm vốn. Mặt khác, nếu tỷ số này quá cao cũng không phải là một dấu hiệu tốt bởi vì nó cho thấy doanh nghiệp đang sử dụng tài sản chưa được hiệu quả. Eljelly (2004) sử dụng phương pháp phân tích hồi quy và tương quan kiểm tra tác động của tỷ số
thanh khoản tức thời lên các công ty cổ phần ở Saudi Arabia chỉ ra rằng có một mối quan hệ tiêu cực giữa tỷ số thanh khoản tức thời và tỷ số lợi nhuận trên doanh thu. Điều này ngụ ý các công ty sử dụng nợ nhiều hoặc khả năng thanh toán hiện hành tăng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh lợi của công ty. Vì vậy β9 của biến CR được kỳ vọng có giá trị âm.
DR là tỷ số nợ trên tổng tài sản được tính bằng cách dùng tổng nợ phải trả/tổng giá trị tài sản. Theo Abdul Raheman (2007) tỷ số này cho biết có bao nhiêu phần trăm tài sản của doanh nghiệp là từ đi vay. Qua đó biết được khả
năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Nếu tỷ số này nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp vay ít, điều này có thể hàm ý doanh nghiệp có khả năng tự chủ tài chính cao. Song nó cũng có thể hàm ý rằng doanh nghiệp chưa biết khai thác
đòn bẩy tài chính, tức là chưa biết cách huy động vốn bằng hình thức đi vay. Ngược lại, nếu tỷ số này quá cao hàm ý doanh nghiệp không có thực lực tài chính mà chủ yếu đi vay để có vốn kinh doanh. Điều này cũng hàm ý rằng mức độ rủi ro của doanh nghiệp cao hơn. Vì vậy hệ sốβ10 của biến DR có giá trị âm.
COMP là số lượng các công ty đối thủ cạnh tranh trong ngành. Theo Porter (1998) số lượng các công ty đối thủ làm tăng tính cạnh tranh, vì sẽ có nhiều hãng hơn trong khi tổng số khách hàng và nguồn lực không đổi. Tính