Tổng quan về Việt Nam

Một phần của tài liệu nghiên cứu mối liên hệ giữa chi phí bôi trơn và hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp tại việt nam (Trang 43)

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên

Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam Á với tổng diện tích 329.314 km2 và đường biển dài khoảng 3.200 km. Theo số liệu tổng điều tra dân số năm 2004, Việt Nam có 64 tỉnh và thành phố, với dân số là 83,12 triệu người, trong đó nữ giới chiếm tỷ lệ 50,6%. Tỷ lệ tăng dân số trung bình trong các năm 1999-2004 là 1,2% năm, thấp hơn so với con số 1,7% của giai đoạn 10 năm trước đó. Dân số thành thị hiện chiếm khoảng 29,6% tổng dân số, và trong các năm 1999-2004 tỉ lệ tăng dân số thành thị trung bình là 3,4%/năm, chủ yếu là do hiện tượng di cư (Tổng Cục Thống Kê 2004 và Liệp Hợp Quốc)

Thủ đô Hà Nội nằm ở phía Bắc đất nước với dân số khoảng 6,45 triệu người, còn Thành phố Hồ Chí Minh ở miền Nam là trung tâm đô thị lớn nhất cả nước với dân số ước tính 7,16 triệu người. Có tất cả 54 dân tộc anh em cùng sống trên đất nước Việt Nam (Tổng Cục Thống Kê 2004)

3.1.2 Thành tựu phát triển kinh tế - xã hội

3.1.2.1 Thành tu phát trin kinh tế

Theo số liệu thống kê của Liên Hợp Quốc, những tác động tiêu cực từ cuộc suy thoái cả khu vực Đông Nam Á năm 1997 đã làm giảm tốc độc tăng trưởng GDP của Việt Nam từ 9% xuống mức thấp nhất là 4,8% năm 1998. Tuy nhiên, trong suốt những năm vừa qua, Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể về kinh tế, khi tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hằng năm 2004 đạt mức cao nhất 7,5 chỉ xếp sau Trung Quốc tại châu Á (Hình 3.1). Thu nhập bình quân đầu người khoảng 540 USD. Tỷ lệ tăng trưởng gộp hàng năm GDP bình quân đầu người (CAGR) đạt mức 14%. Một số liệu khác của Tổng cục Thống kê Việt Nam, tổng sản phẩm trong nước của Việt Nam năm 2004 ước tính đạt 362,1 nghìn tỷ đồng tính theo giá năm 1994, tăng 7,7% so với năm 2003 (tương đương với tăng thêm 25,85 nghìn tỷđồng), trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,5%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,2%;

khu vực dịch vụ tăng 7,5%. Trong 7,7% tăng trưởng chung, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đóng góp 0,8%; khu vực công nghiệp và xây dựng đóng góp 3,9% và khu vực dịch vụđóng góp 3%.

Hình 3.1 Tốc độ tăng GDP trung bình năm của vài nước Châu Á năm 2004 Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2004 tăng khá so với năm 2003, tổng trị giá xuất, nhập khẩu cả năm ước tính đạt 57,5 tỷ USD, tăng 26,7% so với năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 28,9% và nhập khẩu tăng 25%. Do xuất khẩu tăng nhanh hơn nhập khẩu nên đã giảm được khoảng chênh lệch xuất khẩu và nhập khẩu. Nhập siêu cả năm 2004 là 5,52 tỷ USD, bằng 21,2% kim ngạch xuất khẩu (tỷ lệ này năm 2003 là 25%). 0% 2% 4% 6% 8%

Nguồn: Thống kê Liên Hợp Quốc

Trung Q uốc Hồng K ông In-đô-nê -xi-a Thái L an Việt N am Phi-lí p-pin Xin-ga -po Nam H àn 4,2% 2,5% 3,4% 7,5% 1,9% 0,4% 2,0% 7,9%

Đầu tư trực tiếp của nước ngoài: Từ đầu năm đến 20/12/2004 đã có 679 dự án đầu tư được cấp giấy phép với tổng số vốn đăng ký 2,08 tỷ USD, vốn bình quân 1 dự án là 3,1 triệu USD (cùng kỳ năm trước mỗi dự án có vốn bình quân trên 2,5 triệu USD).

Các tỉnh, thành phố phía Nam có 479 dự án với 1337,2 triệu USD, chiếm 70,5% về số dự án và 64,2% về số vốn đăng ký. Các tỉnh, thành phố phía Bắc có 200 dự án với số vốn đăng ký 747,2 triệu USD, chiếm 29,5% về số dự án và 35,8% về số vốn đăng ký.

Bên cạnh đó, những nhân tố góp phần vào sự tăng trưởng ấn tượng của Việt Nam còn bao gồm sự ổn định về chính trị (được World Bank xếp thứ ba sau Singapore và Brunei tại khu vực Đông Nam Á năm 2004), dân số trẻ với 65% trong độ tuổi lao động, chi phí nhân công rẻ, và một thị trường tiêu dùng đang bùng nổ. Chính phủ gần đây đã thể hiện quyết tâm nhổ bỏ tận gốc những vấn đề đã cắm rễ từ lâu trong nền kinh tế-xã hội như vấn nạn tham nhũng, nợ xấu ngân hàng cao và sự thiếu hiệu quả của những doanh nghiệp nhà nước.

Như vậy là kể từ cuộc suy thoái của cả khu vực Đông Nam Á từ năm 1997, Chính phủ Việt Nam đã đạt được những kết quả rõ nét và việc kiềm chế lạm phát, thặng dư mậu dịch sau một thời gian dài nhập siêu và ổn định tiền tệ là những điểm sáng của nền kinh tế. Những biện pháp thúc đẩy phát triển kinh tế như hạ mức lãi suất ngân hàng, cắt giảm thuế và những gói kích cầu sẽ tiếp tục được áp dụng để cải thiện thêm môi trường kinh doanh trong nước.

3.1.2.2 Thành tu phát trin xã hi

Năm 2004, đời sống dân cư chịu tác động của nhiều yếu tố như giá tiêu dùng tăng, dịch cúm gia cầm bùng phát trong những tháng đầu năm và ảnh hưởng của thiên tai ở môt số vùng, nhưng nhìn chung vẫn ổn định. Đời sống cán bộ viên chức và người hưởng lương không có biến động lớn, do chưa được hưởng lương thay đổi theo nghị định số 204/2004/NĐ-CP về chếđộ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang từ ngày 1/10. Ở nông thôn, việc thực hiện các chương trình xoá đói giảm nghèo được triển khai tích cực hơn nên đời sống của người nông dân nhìn chung ổn định. Nhiều địa phương không còn hộđói về lương thực; tỷ lệ hộ nghèo giảm. Thiếu

đói trong nông dân giảm đáng kể so với năm 2003: Tính chung cả năm 2004, số hộ và số nhân khẩu thiếu đói đều giảm 32,4%.

Năm học 2004 - 2005, cả nước có 504 nghìn trẻ em đi nhà trẻ, tăng 21,8% so với năm học trước và đạt 13% tổng số trẻ em từ 0 - 2 tuổi; 2308 nghìn học sinh mẫu giáo, tăng 6,2% và đạt 51,5% số trẻ em từ 3 - 5 tuổi. Số học sinh tiểu học là 7771 nghìn em, giảm 6,9% so với năm học trước và đạt 103,3% dân số từ 6-10 tuổi; số học sinh tiểu học tiếp tục học lên trung học cơ sởđạt 97,4%. Số học sinh trung học cơ sở là 6682 nghìn em, tăng 1,1% và đạt 95,2% dân số từ 11 - 14 tuổi; số học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở tiếp tục học lên trung học phổ thông đạt 77,5%. Số học sinh trung học phổ thông là 2811 nghìn em, tăng 7,4% và so với dân sốđộ tuổi 15 - 17 đạt tỷ lệ 49,3%.

Số giáo viên tiểu học là 361 nghìn giáo viên, đạt tỷ lệ 1,25 giáo viên/lớp; cấp trung học cơ sở 295,3 nghìn giáo viên, đạt tỷ lệ 1,73 giáo viên/lớp và cấp trung học phổ thông 106,6 nghìn giáo viên, đạt 1,76 giáo viên/lớp. So với định mức, số giáo viên cấp trung học cơ sở thiếu khoảng 21 nghìn giáo viên và cấp trung học phổ thông thiếu khoảng 20,2 nghìn giáo viên.

Cả nước có 231,5 nghìn phòng học cấp tiểu học, tăng 1,9% so với năm học trước, trong đó khoảng 91 nghìn phòng học kiên cố, tăng 10,6%; số phòng học trung học cơ sở là 125,3 nghìn phòng, tăng 8,5%, trong đó 76,1 nghìn phòng học kiên cố, tăng 16,8%; cấp trung học phổ thông có 47 nghìn phòng học, tăng 16,3%, trong đó phòng học kiên cố là 37,9 nghìn phòng, tăng 17,7%.

3.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM CÁC DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM

3.2.1 Vai trò của các doanh nghiệp ở Việt Nam

Doanh nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng của nền kinh tế, là bộ phận chủ yếu tạo ra tổng sản phẩm trong nước (GDP). Những năm gần đây, hoạt động của doanh nghiệp đã có bước phát triển đột biến, góp phần giải phóng và phát triển sức sản xuất, huy động và phát huy nội lực vào phát triển kinh tế xã hội, góp phần quyết định vào phục hồi và tăng trưởng kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu ngân sách và tham gia giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội như: Tạo việc làm, xoá đói, giảm nghèo…

Nếu như năm 1995 khu vực doanh nghiệp mới chỉ tạo ra được 103,7 nghìn tỷđồng, chiếm 45,3% tổng GDP (khu vực còn lại gồm khối hành chính, sự nghiệp, hộ SXKD cá thể chiếm 54,7%), thì đến năm 2004 khu vực này đã tạo ra 255,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 53,2% tổng GDP, gấp 2,5 lần năm 1995. Trong đó doanh nghiệp nhà nước chiếm 30,6% tổng GDP, doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 8,8%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 13,8%.

Doanh nghiệp là yếu tố quan trọng, quyết định đến chuyển dịch các cơ cấu lớn của nền kinh tế quốc dân như: Cơ cấu nhiều thành phần kinh tế, cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu kinh tế giữa các vùng, địa phương.

Doanh nghiệp phát triển, đặc biệt là DN ngành công nghiệp tăng nhanh là nhân tốđảm bảo cho việc thực hiện các mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nâng cao hiệu quả kinh tế, giữ vững ổn định và tạo thế mạnh hơn về năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong quá trình hội nhập.

Có thể nói vai trò của DN không chỉ quyết định sự phát triển bền vững về mặt kinh tế mà còn quyết định đến sự ổn định của các vấn đề xã hội. Sau khi các luật vềđăng ký kinh doanh được ban hành và sửa đổi như: Luật Doanh nghiệp Nhà nước, Luật Ðầu tư trực tiếp của nước ngoài, Luật Hợp tác xã và đặc biệt là Luật Doanh nghiệp đã đi vào cuộc sống, hoạt động trong khu vực doanh nghiệp có nhiều thay đổi, môi trường thông thoáng hơn, sản xuất kinh doanh sôi động hơn, vai trò của doanh nghiệp được ghi nhận và có nhiều tiến bộ, nhất là trong các ngành công nghiệp, thương mại, vận tải.

3.2.2 Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ở Việt Nam nghiệp ở Việt Nam

Theo số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê đã công bố về thực trạng doanh nghiệp Việt Nam trong 3 năm 2002-2004. Số doanh nghiệp thực tếđang hoạt động theo Luật Doanh nghiệp tính đến 1/1/2004 là 72.012, giải quyết việc làm cho 5,175 triệu lao động. (Bảng 3.1)

Điểm đáng lo ngại nhất là số lượng doanh nghiệp nhiều nhưng quy mô nhỏ, phân tán, công nghệ kỹ thuật thủ công lạc hậu. Năm 2004, bình quân 1 doanh nghiệp chỉ có 72 lao động và 24 tỷđồng tiền vốn, trong khi đó từ năm 2000 thì số lao động đã là 84 và vốn là 26 tỷđồng. Như vậy, xu hướng quy mô

nhỏ ngày càng tăng, do 3 năm qua doanh nghiệp mới đăng ký kinh doanh chủ yếu là tư nhân với quy mô nhỏ và siêu nhỏ. Doanh nghiệp dưới 10 lao động chiếm hơn 46%, từ 10 đến dưới 50 lao động chiếm 35%. Về quy mô vốn, số doanh nghiệp dưới 10 tỷđồng chiếm 86%, trong đó hơn một nửa là dưới 1 tỷ đồng. Những ngành tập trung nhiều doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn là công nghiệp, bình quân 154 lao động và 32 tỷ đồng vốn, tiếp đó là vận tải, thông tin liên lạc rồi đến xây dựng. Quy mô nhỏ và phân tán là ngành thương nghiệp, bình quân 18 lao động và 6 tỷ đồng vốn. Doanh nghiệp ngành khách sạn, nhà hàng bình quân 27 lao động và 9 tỷ đồng vốn. Do phần lớn doanh nghiệp có mức vốn thấp (dưới 10 tỷ đồng) nên khả năng trang bị máy móc thiết bị, kỹ thuật công nghệ tiên tiến là rất hạn chế. Mức trang bị tài sản cố định bình quân cho 1 lao động ngoài quốc doanh là 50 triệu đồng, chỉ bằng 20% so với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Bảng 3.1: Số lượng doanh nghiệp Việt Nam 2002 - 2004 Loại Doanh nghiệp Số

lượng Tổng Cơ cấu (%) Tổng (%) Doanh nghiệp Nhà nước Trung ương 1.898 4.845 2,64 6,73 Địa phương 2.947 4,09

Doanh nghiệp ngoài Nhà nước Tập thể 4.150 64.526 5,76 89,60 Tư nhân 23.653 35,62 Cty hợp danh 18 0,02 Cty TNHH 30.164 41,89 Cty cổ phần có vốn Nhà nước 669 0,93 Cty cổ phần không có vốn Nhà nước 3.827 5,38 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

DN 100% vốn nước ngoài

1.869 2.641 2,60 3,67 DN liên doanh với

nước ngoài

772 1,07

Theo nhận định qua kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê, doanh nghiệp phát triển còn mang tính tự phát chưa có định hướng rõ ràng. Số doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn chiếm 77,5% số doanh nghiệp được thành lập từ năm 2000 trở lại đây, nhưng biến động tới gần 20% hằng năm. Nhiều tỉnh có hàng nghìn doanh nghiệp nhưng 70-80% trong số đó chỉ có 1-5 lao động và số vốn không quá 5 tỷ đồng như Long An, Đồng Tháp, Nam Định... Doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phát triển ổn định và có định hướng rõ ràng hơn, nhưng rất ít doanh nghiệp có quy mô lớn, đặc biệt Việt Nam chưa có một tập đoàn kinh tế mạnh nào.

Trong bối cảnh Việt Nam sắp gia nhập WTO, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp được nhận xét là đáng lo ngại. Số doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ tăng từ 19% năm 2000 lên hơn 23% năm 2003 (tổng số lỗ tính đến năm 2003 là 10.825 tỷ đồng), gần bằng 1/4 số vốn hoạt động của các doanh nghiệp này. Số doanh nghiệp kinh doanh có lãi, năm cao nhất mới chiếm 73% với mức lãi thấp (tổng lãi năm 2003 là 89.054 tỷ đồng). Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp mới khẳng định được ở một số mặt hàng sản phẩm và dịch vụ thông thường. Trong khi đó, quyền lợi của người lao động trong rất nhiều doanh nghiệp đang bị xem nhẹ. Số liệu thống kê cũng cho thấy, doanh nghiệp chưa đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động chiếm hơn 70% tổng số doanh nghiệp Việt Nam hiện có.

3.2.3 Thực trạng hoạt động bôi trơn của các doanh nghiệp Việt Nam

Theo xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng (Corruption Perception Index) của Transparency International, Việt Nam liên tục tụt hạng từ 82 (năm 2000) xuống 102/145 năm 2004, thuộc nhóm nước được coi là có tình trạng tham nhũng rất tồi tệ, kém rất xa các nước ASEAN khác, và tạm thời chỉđứng trên Indonesia và Phillippines. Tham nhũng được coi là một nguyên nhân chính dẫn đến việc đặt thêm lên vai doanh nghiệp những chi phí phi chính thức và làm méo mó các chính sách của chính phủ, ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường kinh doanh lành mạnh. Theo VNCI (2006), tính minh bạch và khả năng tiếp cận thông tin công bằng vẫn còn là trở ngại lớn đối với doanh nghiệp. Rất nhiều các doanh nghiệp sử dụng quan hệ cá nhân để có được những thông tin quan trọng đối với hoạt động kinh doanh.

Về mục đích của việc hối lộ tham nhũng, Rand & Tarp (2007) cho rằng chủ yếu liên quan đến các thủ tục, dịch vụ công cộng, quan chức chính quyền và các hợp đồng đấu thầu nhà nước (Hình 3.2). Cũng theo Kokko (2005), tham nhũng chủ yếu liên quan đến khu vực nhà nước, đặc biệt là trong mối liên hệ với các thủ tục công cộng và đầu tư cơ sở hạ tầng, cũng như là các giao dịch đất đai. Mặc dù những loại tham nhũng này có thể không ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động hàng ngày của khu vực tư nhân, chúng có thể có những ảnh hưởng gián tiếp. Ví dụ, có thể rất khó khăn cho các DNTN tham gia vào những dự án đầu tư nếu ngân sách của doanh nghiệp khó khăn cho những chi phí không chính thức.

A. Tiếp cận các dịch vụ công cộng

B. Nhận giấy phép hay giấy đăng kí kinh doanh C. Chi trả cho quan chức thuế

D. Giành được hợp đồng của chính phủ/thủ tục công cộng E. Liên quan đến khách hàng

F. Giành được hợp đồng từ khách hàng tư nhân G. Tạo mối quan hệ với khách hàng

H. Tạo mối quan hệ với quan chức chính quyền I. Các mục đích khác

Nguồn: Hình 4.4 (Rand và Tarp, 2007)

Một phần của tài liệu nghiên cứu mối liên hệ giữa chi phí bôi trơn và hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp tại việt nam (Trang 43)