Thực trạng hoạt động bôi trơn của các doanh nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu nghiên cứu mối liên hệ giữa chi phí bôi trơn và hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp tại việt nam (Trang 49 - 55)

Theo xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng (Corruption Perception Index) của Transparency International, Việt Nam liên tục tụt hạng từ 82 (năm 2000) xuống 102/145 năm 2004, thuộc nhóm nước được coi là có tình trạng tham nhũng rất tồi tệ, kém rất xa các nước ASEAN khác, và tạm thời chỉđứng trên Indonesia và Phillippines. Tham nhũng được coi là một nguyên nhân chính dẫn đến việc đặt thêm lên vai doanh nghiệp những chi phí phi chính thức và làm méo mó các chính sách của chính phủ, ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường kinh doanh lành mạnh. Theo VNCI (2006), tính minh bạch và khả năng tiếp cận thông tin công bằng vẫn còn là trở ngại lớn đối với doanh nghiệp. Rất nhiều các doanh nghiệp sử dụng quan hệ cá nhân để có được những thông tin quan trọng đối với hoạt động kinh doanh.

Về mục đích của việc hối lộ tham nhũng, Rand & Tarp (2007) cho rằng chủ yếu liên quan đến các thủ tục, dịch vụ công cộng, quan chức chính quyền và các hợp đồng đấu thầu nhà nước (Hình 3.2). Cũng theo Kokko (2005), tham nhũng chủ yếu liên quan đến khu vực nhà nước, đặc biệt là trong mối liên hệ với các thủ tục công cộng và đầu tư cơ sở hạ tầng, cũng như là các giao dịch đất đai. Mặc dù những loại tham nhũng này có thể không ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động hàng ngày của khu vực tư nhân, chúng có thể có những ảnh hưởng gián tiếp. Ví dụ, có thể rất khó khăn cho các DNTN tham gia vào những dự án đầu tư nếu ngân sách của doanh nghiệp khó khăn cho những chi phí không chính thức.

A. Tiếp cận các dịch vụ công cộng

B. Nhận giấy phép hay giấy đăng kí kinh doanh C. Chi trả cho quan chức thuế

D. Giành được hợp đồng của chính phủ/thủ tục công cộng E. Liên quan đến khách hàng

F. Giành được hợp đồng từ khách hàng tư nhân G. Tạo mối quan hệ với khách hàng

H. Tạo mối quan hệ với quan chức chính quyền I. Các mục đích khác

Nguồn: Hình 4.4 (Rand và Tarp, 2007)

Hình 3.2 Mục đích của việc hối lộ 0 10 20 30 40 A B C D E F G H I 1 2 12 3 4 16 23 5 36

Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên trong một số nghiên cứu, phần lớn các DNTN không coi tham nhũng là trở ngại chính đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, nguyên nhân là bởi tham nhũng đối với các DNTN có thể dự tính trước và gây tổn thất về chi phí không đáng kể cho các doanh nghiệp (WB, 2006). Rand và Tarp (2007) cho rằng có đến 41% doanh nghiệp ở Việt Nam đã từng hối lộ quan chức, tuy nhiên số tiền hối lộ tương đối nhỏ, trung bình chỉ chiếm 0,5% tổng doanh thu. Đánh giá thấp của các doanh nghiệp về trở ngại tham nhũng cho thấy quan điểm của phần lớn doanh nghiệp là coi hối lộ là điều tất yếu phải thực thi để “được việc”.

Bên cạnh đó, Rand và Tarp (2007) còn tìm thấy mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa hối lộ và những hỗ trợ nhận được từ những quan chức các cấp chính quyền. 47% doanh nghiệp nhận được hỗ trợ trực tiếp từ chính quyền cấp xã (phường), trong khi chỉ có 41% và 12% nhận được hỗ trợ từ cấp huyện (quận) và tỉnh (thành phố). Những doanh nghiệp muốn nhận được những hỗ trợở mức cao hơn thì phải chi trả những chi phí không chính thức (hối lộ). Có đến 26% các doanh nghiệp hối lộ quan chức để có được những hỗ trợ từ chính quyền cấp tỉnh (thành) và cao hơn. Như vậy, với những hình thức hỗ trợ không có cơ chế phân bổ có hiệu quả và minh bạch, môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam trở nên càng khó khăn và bất công hơn.

Ngoài ra, Tenev và các đồng nghiệp (2003) bổ sung cho rằng hệ quả của sự kiểm soát quá mức kèm theo những thủ tục hành chính phức tạp của chính quyền địa phương đã dẫn đến mức độ tham nhũng cao ở Việt Nam. Nền tảng cho các hoạt động phi chính thức này là thiếu sân chơi bình đẳng, các doanh nghiệp thuộc hình thức sỡ hữu và quy mô khác nhau thường bị đối xử không công bằng, vì vậy doanh nghiệp tư nhân quy mô nhỏ thường có xu hướng hoạt động không chính thức. Tuy nhiên, theo các tác giả, hoạt động không chính thức không giúp giảm gánh nặng chi phí hành chính cho doanh nghiệp mà trái lại doanh nghiệp càng phải dành nhiều thời gian hơn đểđối phó với những quy định và có tỷ lệ chi hối lộ trong doanh thu cũng cao hơn.

Theo một kết quả khảo sát mới nhất của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) công bố năm 2013, cho rằng 30% số người Việt Nam được hỏi đã phải đưa hối lộ ít nhất một lần cho một trong số các lĩnh vực như cảnh sát, dịch vụ y tế, dịch vụ đăng kí và xin giấy phép, thuế và hải quan, và các dịch vụ tiện ích khác.

Hình 3.3 Tỉ lệ người đưa hối lộ (ở Đông Nam Á)

Cũng theo kết quả khảo sát trên, lý do phổ biết nhất của việc đưa hối lộở Việt Nam là để đẩy nhanh tiến độ giải quyết công việc (bôi trơn). Và đây cũng là lý do phổ biến nhất của việc đưa hối lộở các nước được khảo sát trong khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, tỷ lệ người được hỏi ở Việt Nam đưa hối lộ vì “đó là cách duy nhất để được việc” là cao nhất trong số các nước được khảo sát trong khu vực. (Bảng 3.2) Campuchia In-đô-nê-xi-a Việt Nam Thái Lan Phi-líp-pin Ma-lai-xi-a Nguồn: Tổ chức Minh bạch Quốc tế 0% 15% 30% 45% 60% 3% 12% 18% 30% 36% 57%

Nguồn: Tổ chức Minh bạch Quốc tế

Tuy bôi trơn được xem là một hành vi hối lộ nhưng kết quả khảo sát cho thấy bôi trơn có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một chừng mực nhất định nào đó bởi hầu hết hoạt động này đều nhằm giúp doanh nghiệp tiếp cận dịch vụ hành chính công một cách thuận lợi hơn. Song, khi chi phí bôi trơn quá cao lại làm giảm lợi nhuận vì nó khiến tổng chi phí tăng.

Nguồn: Số liệu khảo sát ICS (2004)

Kết quả khảo sát ở Bảng 3.3 cho thấy chi phí bôi trơn của các doanh nghiệp có thực hiện bôi trơn vào khoảng 2,396 triệu đồng, với độ lệch chuẩn 5,402 triệu đồng cho thấy có sự chênh lệch tương đối lớn về chi phí bôi trơn giữa các doanh nghiệp có bôi trơn trong mẫu khảo sát. Điều này chứng tỏ trong khi một số doanh nghiệp có chi phí bôi trơn thấp thì một số khác lại có Bảng 3.2: Lý do đưa hối lộ (Đông Nam Á)

Nước Như một món quà hay để thể hiện sự biết ơn Để có dịch vụ rẻ hơn Đểđẩy nhanh tiến độ giải quyết công việc Là cách duy nhất để được việc Campuchia 51% 6% 28% 15% In-đô-nê-xi-a 13% 6% 71% 11% Ma-lai-xi-a 3% 19% 55% 23% Phi-líp-pin 19% 6% 67% 8% Thái Lan 10% 16% 67% 8% Việt Nam 24% 90% 41% 26% Trung bình 20% 10% 55% 15%

Bảng 3.3: Chi phí và thời gian bôi trơn của các doanh nghiệp ở Việt Nam Tiêu chí Đơn vị tính Nhỏ nhất Lớn nhất Bình quân Độ lệch

chuẩn Chi phí bôi trơn Triệu đồng 0,09 47 2,396 5,402 Số lần bôi trơn Lần/năm 1 230 11,33 14,69

chi phí này cao hơn. Song có đến 60,35% số doanh nghiệp thừa nhận họ có thực hiện “bôi trơn” để mang lại kết quả như mong đợi.

Tuy nhiên, chi phí bôi trơn là cụ thể còn thời gian bôi trơn lại là chi phí vô hình. Do đó, hầu hết các doanh nghiệp thường bỏ qua nó khi xác định chi phí của doanh nghiệp. Song, trong thực tế, đây vẫn là một chi phí quan trọng và có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp hao tốn nhiều thời gian cho hành động “bôi trơn” đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đã có thể đánh mất một số cơ hội sinh lợi khác. Kết quả nghiên cứu cho thấy các doanh nghiệp có thực hiện bôi trơn mất bình quân khoảng 11,33 lần/năm.

Bảng 3.4: Lượng chi phí bôi trơn bình quân và số lần bôi trơn bình quân của DN nhà nước và DN có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam

Từ kết quả thống kê ở Bảng 3.4 ta thấy để vận hành trơn tru bộ máy doanh nghiệp của mình, các doanh nghiệp nước ngoài sẵn sàng bỏ ra một khoảng tiền không nhỏ, khoảng 3,63 triệu đồng, để làm “vui lòng” các quan chức nhà nước biến chất nhằm tranh thủ các cơ hội, ưu đãi từ các viên chức này để nâng cao lợi thế cạnh của các doanh nghiệp so với các đối thủ khác. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nhà nước dường như tận dụng “tốt” các mối quan hệ của mình nên lượng bôi trơn của các doanh nghiệp này thấp hơn các doanh nghiệp nước ngoài 1,16 triệu đồng (khoảng 2,47 triệu đồng). Tuy nhiên để duy trì mối quan hệ “cộng sinh” trên, các doanh nghiệp nhà nước phải dành nhiều thời gian quan tâm, chăm sóc “đặc biệt” đối với các quan chức biến chất này hơn 1,32 lần so với các doanh nghiệp nước ngoài.

Chi phí bôi trơn bình quân (triệu đồng) Số lần bôi trơn bình quân (lần/năm) DN nhà nước 2,47 12,57 DN có vốn đầu tư nước ngoài 3,63 11,25 Nguồn: Số liệu khảo sát ICS (2004)

Một phần của tài liệu nghiên cứu mối liên hệ giữa chi phí bôi trơn và hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp tại việt nam (Trang 49 - 55)