6. Cấu trúc luận văn
2.2.3. Sai lầm trong việc chuyển đổi đơn vị đo
Khi giải các bài toán về chuyển động đều học sinh thường xuyên phải đổi đơn vị đo. Khi đổi các đơn vị đo học sinh thường nhầm lẫn, lúng túng (nhất là khi chuyển đổi đơn vị đo vận tốc) làm ảnh hưởng đến tiến độ và kết quả của lời giải.
Nguyên nhân dẫn đến sai lầm trong việc chuyển đổi đơn vị đo của học sinh là:
Do mối quan hệ của các đơn vị đo trong các bảng đơn vị đo khác nhau là khác nhau nên học sinh dễ nhầm lẫn.
Do tâm lí chủ quan của các em khi giải bài toán thường coi việc đổi đơn vị đo là phụ nên vội vàng đẫn đến đổi sai.
Ví dụ: Khi đổi 2 giờ 10 phút = … giờ.
Các em dễ đổi thành 2 giờ 10 phút = 2,1 giờ.
Các đơn vị đo vận tốc lại gồm 2 loại đơn vị (quãng đường và thời gian) nên các em thường lúng túng, thực hiện thường nhầm lẫn.
Để khắc phục sai lầm này cho học sinh cần:
- Giúp các em nắm chắc mối quan hệ giữa các đơn vị đo trong bảng đơn vị đo độ dài, đơn vị đo thời gian.
- Rèn cho các em thói quen cẩn thận tự tin vào kiến thức của bản thân. - Hướng dẫn các em cách chuyển đổi đơn vị đo vận tốc, giúp các em nắm được bản chất của cách chuyển đổi.
+ Đổi km/giờ sang km/phút: Lấy số đo vận tốc chia cho 60. Ví dụ: 120 km/giờ = 2 km/phút (vì 120 : 60 = 2).
77
+ Đổi km/giờ sang m/phút: Lấy số đo vận tốc chia cho 60 rồi nhân với 1000.
Ví dụ: 36 km.giờ = 600 m/phút (vì 36 : 60 x 1000 = 600). + Đổi km/phút sang km/giờ: Lấy số đo vận tốc nhân với 60. Ví dụ: Đổi 2 km/phút = 120 km/giờ (vì 2 x 60 = 120).
+ Đổi m/phút sang km/giờ: Lấy số đo vận tốc nhân với 60 rồi chia cho 1000.
Ví dụ: Đổi 600 m/phút = 30 km/giờ (vì 600 x 60 : 1000 = 36).
- Giúp học sinh nhớ và học thuộc một số đơn vị thường gặp, đưa kết quả chuyển đổi của một số đơn vị thường gặp thành sẵn có trong đầu.
Ví dụ: 1 giờ = 60 phút = 3600 giây. 1 phút = 60 1 giờ 1 giây = 60 1 phút = 3600 1 giờ