Quan điểm khi xây dựng chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi của

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng học sinh giỏi toán lớp 5 thông qua dạng toán chuyển động đều (Trang 31 - 32)

6. Cấu trúc luận văn

1.1.4.2. Quan điểm khi xây dựng chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi của

của giáo viên

Hiện nay có rất nhiều tài liệu tham khảo dành cho giáo viên, phụ huynh học sinh xong chưa có chương trình, sách hướng dẫn nào giới thiệu cụ thể, chi tiết cho từng buổi học như trong sách giáo khoa. Hiện nay, hầu hết các giáo viên tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi đã xây dựng được kế hoạch bồi dưỡng cụ thể, coi đó là kim chỉ nam để quá trình bồi học sinh giỏi đi đúng hướng. Đa số đều cho rằng nếu không có một hệ thống bài tập sẽ dẫn đến tình trạng dạy học tùy tiện, không có hệ thống làm cho chất lượng đạt được không cao.

Tuy nhiên, một số giáo viên khi tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi vẫn còn những suy nghĩ sai lầm như sau:

- Một số giáo viên cho rằng xây dựng cả một hệ thống bài tập để bồi dưỡng là việc làm khó khăn, phức tạp mà một giáo viên bình thường không thể làm được. Vì vậy cứ lấy các bài tập trong sách giáo khoa cho đúng chuẩn chương trình. Khi cần các bài tập nâng cao thì lấy trong sách tham khảo là đã quá nhiều rồi không cần phải xây dựng cả một hệ thống bài tập trước làm gì cho mất thời gian lại chưa chắc đã đúng.

- Một số giáo viên lại có tâm lí chủ quan cho rằng toán ở Tiểu học rất đơn giản, dạy đến đâu thì ta sáng tác đến đó không cần phải mất thời gian nghiên cứu xây dựng.

Cả hai cách nghĩ trên đều không đúng. Việc xây dựng hệ thống bài tập sẽ giúp học sinh ôn tập kiến thức một cách có hệ thống và giúp giáo viên

34

kiểm soát được quá trình bồi dưỡng của mình đi đúng hướng chưa để điều chỉnh. Dù biết khi xây dựng cả một hệ thống như vậy sẽ rất khó khăn nhưng nếu mỗi giáo viên có ý thức rèn luyện, tự học hỏi thì việc này hoàn toàn có khả năng thực hiện được.

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng học sinh giỏi toán lớp 5 thông qua dạng toán chuyển động đều (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)