Tình hình thu hút vốn đầutư của thành phố Vinh

Một phần của tài liệu Giải pháp marketing nhằm thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp bắc vinh thành phố vinh, tỉnh nghệ an (Trang 65)

* Sự phát triển kinh tế thành phố Vinh giai đoạn 2003-2015

Vận động trong sự phát triển kinh tế chung của tỉnh Nghệ An và cả nước, Thành phố Vinh đã và đang phát huy các thế mạnh của mình để phát triển và hội nhập kinh tế. Qua thời kỳ phát triển và hội nhập, kinh tế Thành phố đã có những bước phát triển đáng kể.

Bảng 2.7. Cơ cấu GDP Thành phố Vinh giai đoạn 2003 Ờ 2015

(Đvt: Tỷ đồng) Tốc độ tăng trưởng(%/năm) Chỉ tiêu Năm 2003 Tỷ lệ (%) Năm 2010 Tỷ lệ (%) Năm 2015 Tỷ lệ (%) 2004 -2010 2011-2015 Tổng GDP 2.628,3 100 6.596,5 100 11.901,8 100 14,0 12,5 Công nghiệp 792,1 30,2 2.293,2 34,4 4.415,5 36,2 16,4 14,0 Dịch vụ 1.456,9 54,0 3.713,2 56,7 6.751,1 57,6 14,3 12,7 Nông nghiệp 419,3 15,8 590,0 9,0 735,2 6,2 5,0 4,5

Nguồn: Báo cáo UBND thành phố Vinh

Qua số liệu báo cáo nhận thấy: Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm của thành phố qua các giai đoạn luôn đạt hai con số, trung bình giai đoạn là 13%/năm (cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của tỉnh và vùng Bắc Trung Bộ), trong đó: giai đoạn 2004 Ờ 2010 đạt 14%, giai đoạn 2011 Ờ 2015 là 12,5%. Quy mô kinh tế không ngừng được mở rộng. Theo giá thực tế, GDP tăng từ 2.628,3 tỷ đồng năm 2003 lên 6.596,5 tỷ đồng năm 2010 và đạt 11.901,8 tỷ đồng năm 2015.

Trong cơ cấu GDP của thành phố, nông nghiệp chiếm tỷ trọng không đáng kể và đang có xu hướng giảm: năm 2003 là 419,3 tỷ đồng chiếm 15,8%; năm 2010 là 590 tỷ đồng chiếm 9,0% và đến 2015 chỉ còn 735,2 tỷ đồng chiếm 6,2%. Khu vực dịch vụ chiếm ưu thế tuyệt đối và tỷ trọng đang có xu hướng tăng lên. Cụ thể: năm 2003 là 1.456,9 tỷ đồng chiếm 54%, đến 2010 là 3.713,2 tỷ đồng chiếm 56,7% và đạt 6.751,1 tỷ đồng chiếm 57,6% năm 2015. Trong khi đó, công nghiệp vào những năm gần đây tỷ trọng trong cơ cấu GDP giao động trong khoảng 30% - 36,5%. Năm 2003 tỷ trọng công nghiệp là 30,2% với 792,1 tỷ đồng, đến 2010 chiếm 34,4% với 2.293,2 tỷ đồng và 2015 chiếm 36,2% với 4.415,5 tỷ đồng.

Mặc dù chiếm tỷ trọng không cao như khu vực dịch vụ nhưng tốc độ tăng trưởng của công nghiệp qua các giai đoạn đều cao hơn dịch vụ. Cụ thể: giai đoạn 2004-2010, tốc độ tăng của khu vực công nghiệp là 16,4% trong khi đó dịch vụ là 14,3%; giai đoạn 2011-2015 tốc độ tăng của khu vực công nghiệp là 14% trong khi đó dịch vụ chỉ là 12,7%.

Khu vực dịch vụ có mức tăng trưởng khá cao và có xu thế ngày càng tăng. Nhiều loại hình dịch vụ mới, chất lượng cao xuất hiện, giúp mở rộng nền sản xuất xã hội trên địa bàn. Hoạt động thương mại diễn ra đa dạng, chất lượng ngày càng cao. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2015 ước đạt trên 88 nghìn tỷ đồng, chiếm 45% giá trị gia tăng trên địa bàn tỉnh và khoảng 12,5% của vùng Bắc Trung Bộ.

Thành phố đang phấn đấu đạt tốc độ phát triển cao, bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông - ngư nghiệp. Về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng chú trọng phát triển các ngành công nghiệp sạch, công nghiệp công nghệ cao, không gây ô nhiễm môi

trường; các cơ sở sản xuất công nghiệp tập trung vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp nhỏ ở ngoại ô thành phố. Huy động nguồn lực tại chỗ, tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài, của Trung ương để kêu gọi đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp nhỏ để phát triển mạnh các ngành có lợi thế cạnh tranh như: công nghiệp đồ uống; chế biến nông lâm, thuỷ sản; vật liệu xây dựng; dệt may; khoáng sản, lắp ráp ô tô, máy cơ giới nông nghiệp; phần mềm máy tắnh; viễn thông; cáp điện; da dày; thức ăn gia súc...

* Tình hình thu hút vốn đầu tư của thành phố Vinh

Những năm qua, thành phố Vinh đã khẳng định là địa chỉ đầu tư hấp dẫn, có tầm chiến lược cho nhiều tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Từ năm 2009 đến năm 2013 thành phố có 101 dự án với tổng vốn gần 20.000 tỷ đồng được cấp giấy chứng nhận đầu tư.

Năm 2015, thành phố thu hút được 30.000 - 35.000 tỷ đồng vốn đầu tư trong nước và vốn nước ngoài, chiếm 46,87 - 54,68 % tổng vốn đầu tư toàn xã hội; trong đó chú trọng thu hút các dự án FDI (đạt 4.500 tỷ đồng), đặc biệt là các dự án đầu tư vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh dịch vụ. Thành phố đã vận động viện trợ ODA đạt 4.000 tỷ đồng, chiếm 13,56 % tổng số vốn đầu tư; vận động viện trợ NGO đạt 2 - 3 triệu USD (40 - 60 tỷ đồng); tiếp tục vận động các tổ chức: OXfam - Bỉ, AAP - Mỹ, quỹ BilGate, quỹ Côtes d' Armor - Pháp...

Thành phố khuyến khắch đầu tư mạnh mẽ vào các ngành, lĩnh vực là phát triển công nghiệp, dịch vụ, xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và vùng ngoại thành; ưu tiên các dự án sử dụng công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao, sử dụng nhiều lao động, chiếm ắt diện tắch, thân thiện với môi trường; sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả tài nguyên; hạn chế các dự án có công nghệ, thiết bị lạc hậu, đóng góp ngân sách ắt và sử dụng đất lớn. Tạo điều kiện để các thành phần kinh tế phát triển thuận lợi, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, của doanh nghiệp và từng sản phẩm.

Hiện KCN Bắc Vinh đâng dần được lấp đầy, thành phố đang tiếp tục quan tâm chỉ đạo tháo gỡ khó khăn vướng mắc, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh đạt kết quả cao tập trung cho phương án bồi thường giải phóng mặt bằng tại Cụm công nghiệp Hưng Đông; quy hoạch chi tiết một số cụm công nghiệp tại các xã mới sáp nhập vào thành phố: cụm công nghiệp Nghi Kim (43

ha), Nghi Liên (23 ha), Nghi Ân (28 ha), Hưng Chắnh (12 ha), Hưng Hòa (12 ha), Hưng Lộc (5,2 ha). Phát triển các khu chức năng là các khu đô thị mới; khu du lịch Lâm viên núi Quyết, thành cổ Vinh, khu du lịch ven sông Lam, Nam Vinh,... và các xã đang có quỹ đất: Nghi Liên, Nghi Ân, Nghi Phú, Nghi Đức... Về lĩnh vực nông Ờ lâm - ngư thu hút đầu tư vào các vùng chuyên canh ở vùng ven đô theo hướng bền vững, nông nghiệp sạch, chất lượng cao, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của nhân dân như quy hoạch các vùng rau hoa cây cảnh ở xã Hưng Đông, Nghi Ân, Nghi Liên; vùng nuôi trồng thủy hải sản ở xã Hưng Hòa; lúa chất lượng cao ở Hưng Chắnh, ...

Thành phố chủ trương tập trung thu hút các nhà đầu tư lớn, có tiềm lực và kinh nghiệm, đặc biệt là các tổng công ty lớn trong nước; các tập đoàn, công ty đa quốc gia thuộc các nước thành viên EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc,... Gắn ưu tiên ngành, lĩnh vực đầu tư với đối tác đầu tư. Định hướng ODA được tập trung vào các lĩnh vực sau: Dự án phát triển đô thị Vinh: Tổng số vốn 125 triệu USD do ngân hàng Thế giới tài trợ, gồm 4 hợp phần: Cải thiện dịch vụ nâng cấp cơ sở hạ tầng cơ bản; cải thiện vệ sinh môi trường; đường và cầu đô thị; hỗ trợ kỹ thuật và tăng cường năng lực quản lý. Về dự án giảm thất thoát nước thành phố Vinh công suất 60.000 m3/ngày do ngân hàng phát triển Châu Á tài trợ với tổng mức đầu tư hơn 23 triệu USD; dự án thoát nước và vệ sinh môi trường giai đoạn 3 với mức đầu tư 50 triệu USD. Đối với NGO, ưu tiên vận động vào các lĩnh vực: phát triển nông nghiệp và nông thôn; kinh doanh nông nghiệp; phát triển kết cấu hạ tầng xã hội: y tế, giáo dục đào tạo, dân số; chuyển giao khoa học kỹ thuật, đào tạo dạy nghề.

Các điều kiện phát triển của một đô thị loại I hướng mở, cùng các cơ chế chắnh sách thu hút đầu tư ngày càng hoàn thiện, thông thoáng và thực hiện cải cách hành chắnh mạnh mẽ, Thành phố Vinh khẳng định là một địa chỉ đầu tư hiệu quả tầm chiến lược cho các nhà đầu tư.

2.2. Thực trạng thu hút vốn đầu tư vào KCN Bắc Vinh

2.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư vào KCN Bắc Vinh, TP Vinh - Nghệ An Nghệ An

* Hệ thống luật pháp: Hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN, các doanh nghiệp xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN, Ban quản lý KCN đều phải tuân thủ quy định của pháp luật như: Quy chế KCN, luật doanh nghiệp, luật đầu tư nước ngoài, luật

lao động, luật đất đai, luật môi trường... Do vậy nếu các luật này được ban hành với nội dung cụ thể, đồng bộ và được sử dụng có hiệu lực thống nhất giữa các cơ quan thi hành luật thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động trong KCN.

Về môi trường pháp lý cho việc thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài vào KCN thì Việt Nam còn phải tiếp tục hoàn thiện nhiều để tương đồng với các nước ASEAN. Chúng ta phải nhanh chóng ban hành các chắnh sách có liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào KCN, nhằm tạo ra một hệ thống văn bản pháp quy đồng bộ cho hoạt động đầu tư vào các KCN cũng như sự vận hành nền kinh tế nói chung. Đó là việc ban hành các đạo luật còn thiếu và sửa đổi các đạo luật trái với thông lệ quốc tế.

* Về nhân tố lao động: Lao động là một trong những yếu tố đầu vào của sản xuất, chất lượng lao động và giá cả lao động cũng sẽ quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nghệ An là tỉnh có nguồn nhân lực dồi dào, có trình độ tiên tiến. Người dân Nghệ An cần cù, thông minh, chịu khó học hỏi, có ý thức tuân thủ kỷ cương kỷ luật lao động, không có đình công, bãi công tự do. Trong điều kiện sản xuất như hiện nay, về cơ bản người lao động Nghệ An đáp ứng được yêu cầu và có mặt bằng tiền lương thấp hơn các tỉnh, thành phố lớn. Đây là một yếu tố hấp dẫn các nhà đầu tư.

* Về thị trường:Nghệ An là một trong những thị trường lớn của cả nước (thị trường tiềm năng). Các nhà đầu tư cho rằng, với vị trắ địa lý khá thuận tiện của Nghệ An, đầu tư vào đây không những là đã tiếp cận được nhu cầu của một thị trường hơn 3 triệu người ở tỉnh mà còn là địa bàn để cung cấp hàng hoá cho thị trường khu vực Bắc miền trung và một số vùng của các nước Lào, Thái Lan.

* Về thủ tục hành chắnh: Để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, tạo ra một bước đột phá trong công tác xúc tiến kêu gọi đầu tưvà tạo điều kiện cho các doanh nghiệp KCN hoạt động hiệu quả. UBND tỉnh Nghệ An sẽ chỉ đạo các Sở, Ban ngành chức năng của tỉnh thực hiện đầy đủ việc uỷ quyền cho Ban quản lý các KCN đối với các lĩnh vực quản lý đã được Chắnh phủ và các Bộ, ngành trung ương quy định.

Tuy nhiên, từ trước đến nay cơ chế "một cửa, tại chỗ" và cơ chế phối hợp giữa Ban quản lý các KCN với các Sở, ban ngành thuộc tỉnh chưa thực sự được hiểu và thực hiện một cách thống nhất, thực tiễn hoạt động quản lý vẫn còn chồng chéo nhiều tầng, nhiều lớp. Cán bộ, chuyên viên Ban quản lý các KCN Nghệ An còn thiếu thông hiểu về pháp luật, thiếu kinh nghiệm chuyên môn trong việc xử lý các tình huống phát sinh và nhìn chung vẫn còn mang phong cách nông nghiệp.

* Các yếu tố liên quan đất đai, cơ sở hạ tầng:

Về giá đất: Giá thuê đất trong KCN sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư (nhất là các nhà đầu tư trong nước). Do đó nếu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, xem xét hỗ trợ các doanh nghiệp khi thuê đất trong KCN để đảm bảo giá thuê đất hợp lý thì cũng là một cách tạo thuận lợi cho các nhà đầ tư.

Về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: cũng là một yếu tố tạo nên tắnh hấp dẫn của môi trường đầu tư. Nếu có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các doanh nghiệp có thể dùng nó để huy động vốn, thế chấp khi cần vay tắn dụng.

Về quy hoạch: Quy hoạch phải nhất quán, có tắnh ổn định lâu dài. Nếu thay đổi quy hoạch thường xuyên thì sẽ gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh cơ sở hạ tầng trong việc tạo mặt bằng sản xuất. Do đó quá trình quy hoạch nếu được thực hiện công khai, dân chủ và nhất quán thì thuận lợi cho quá trình giải phóng mặt bằng và thu hút đầu tư.

Về cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng trong KCN bao gồm cơ sở hạ tầng trong và ngoài

hàng rào. Cơ sở hạ tầng trong hàng rào bao gồm: hệ thống cấp thoát nước, hệ thống điện, hệ thống xử lý chất thải, hệ thống thông tin... tất cả các yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp KCN. Cơ sở hạ tầng ngoài KCN liên quan đến quá trình vận chuyển, tiêu thụ, cung cấp nguyên vật liệu... cho các doanh nghiệp KCN.

Vấn đề đặt ra là cơ sở hạ tầng trong và ngoài hàng rào phải đồng bộ với nhau, chất lượng phải đảm bảo, điều đó mới thúc đẩy nhanh tiến độ triển khai KCN và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp cả sản xuất và tiêu thụ.

Các dịch vụ cho KCN: Một trong những yếu tố quan trọng làm hấp dẫn môi trường đầu tư của KCN là điều kiện cung cấp dịch vụ ở KCN. Vị trắ của các KCN ở vùng ngoại ô thành phố, vì vậy muốn thu hút lao động (đặc biệt là các lao động tay nghề cao ở nội thành) thì dịch vụ ở KCN phải đầy đủ như dịch vụ nhà ở, trường học, chợ, ngân hàng... Giá các loại dịch vụ cho KCN phải hợp lý, bởi chi phắ quản lý KCN và cước dịch vụ này là một trong những yếu tố tạo nên ưu thế cạnh tranh trong việc thu hút đầu tư vào các KCN.

* Các chắnh sách ưu đãi đầu tư: Hệ thống các chắnh sách ưu đãi đầu tư là một trong những yếu tố rất quan trọng để thu hút các nhà đầu tư. Đó là những ưu đãi về

thuế, về tiền thuê đất, về phương thức trả tiền thuê đất, về tắn dụng... chắnh sách hỗ trợ ở KCN nào càng nhiều thì ở đó khả năng mời chào các nhà đầu tư càng lớn.

* Công tác xúc tiến đầu tư phát triển KCN:

Xúc tiến đầu tư phát triển KCN Nghệ An là những hoạt động kinh tế - xã hội mà các chủ thể xúc tiến ở Nghệ An tiến hành nhằm mục đắch nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc thu hút các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp, các đơn vị, cá nhân trong và ngoài nước đến Nghệ An để đầu tư phát triển các KCN. Hay nói cách khác, hoạt động xúc tiến đầu tư phát triển KCN Nghệ An là hoạt động marketing trong thu hút đầu tư phát triển các KCN Nghệ An mà kết quả của hoạt động này chắnh là nguồn vốn đầu tư thu hút được.

Các kỹ năng xúc tiến đầu tư:

+ Xây dựng hình ảnh: Mục đắch của các hoạt động xây dựng ấn tượng không phải là thu hút các công ty, những nhà đầu tư tiềm năng, mà là muốn gửi một thông điệp là Nghệ An đang chủ động tìm kiếm các nhà đầu tư và đang cống gắng tạo những điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư.

Các hoạt động xây dựng hình ảnh nói chung bao gồm: Quảng cáo trên các phương tiện thông tin hoặc website; tham gia vào các hội chợ đầu tư tổ chức ở trong và ngoài nước; cử các phái đoàn tìm kiếm cơ hội, kêu gọi đầu tư.

+ Các hoạt động tạo ra đầu tư: Mục đắch chắnh của hoạt động này không nhằm thu hút các nhà đầu tư mà là muốn tạo sự hài lòng cho những nhà đầu tư đang có nhu cầu, hạn chế họ lựa chọn một tỉnh, thành phố khác để đầu tư và thuyết phục họ mở rộng quy mô đầu tư.

Các hoạt động tạo ra đầu tư bao gồm: Tổ chức các chiến dịch vận động thông qua thư, thư điện tử hoặc điện thoại; tổ chức các hội thảo, diễn đàn về đầu tư cả trong nước và nước ngoài; xác định các nhà đầu tư tiềm năng, thu thập thông tin về công ty và các

Một phần của tài liệu Giải pháp marketing nhằm thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp bắc vinh thành phố vinh, tỉnh nghệ an (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)