Tắnh năng động và sáng tạo của chắnh quyền tỉnh ĐồngNai
Ngay từ những năm 1989 - 1990, trong khi cơ chế chắnh sách cả nước chưa thực sự mở cửa thì tỉnh Đồng Nai đã cử đoàn cấp cao do Bắ thư Tỉnh ủy dẫn đầu đi nghiên cứu khu công nghiệp ở Đài Loan. Đây được coi là bước đi tiên phong, làm cơ sở cho việc thu hút mạnh đầu tư nước ngoài từ năm 1991 cho đến nay.
Tỉnh đã biết khai thác tốt lợi thế vị trắ địa lý, điều kiện tự nhiên.
Đây có thể được coi là lợi thế rất quan trọng của tỉnh để thu hút đầu tư. Đồng Nai vừa nằm ở trung tâm của vùng kinh tế động lực phắa Nam, vừa gần với các trung tâm kinh tế lớn như: Thành phố Hồ Chắ Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Lâm Đồng... đặc biệt là Thành phố Hồ Chắ Minh. Đồng thời, lại có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi như: địa hình tương đối bằng phẳng, khắ tượng điều hòa, thủy văn thuận lợi, đất đai, thổ nhưỡng đa dạng, tài nguyên khoáng sản tương đối phong phú...
Việc hình thành các cơ sở công nghiệp ở địa bàn tỉnh đã có từ lâu
Đồng Nai có các quan hệ thương mại lâu đời với các nước trong khu vực và trên thế giới, điều này đã giúp cho việc khai thác các nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài được thuận lợi.
Thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế gắn với quy hoạch và phát triển các khu công nghiệp, thu hút vốn đầu tư nướcngoài
Đồng Nai đã sớm xây dựng các khu công nghiệp nhằm thu hút các nhà đầu tư, đồng thời phát triển làng nghề truyền thống. Tổng vốn đầu tư nước ngoài theo vốn đăng ký từ 1988 đến hết năm 2002 của Đồng Nai lŕ 4.242,4 triệu USD, đứng thứ 3 của cả nýớc sau Thŕnh phố HCM vŕ Hŕ Nội.
1.2.4.2. Thu hút vốn đầu tư để phát triển công nghiệp tỉnh Bình Dương chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp hiện đại
Các khu công nghiệp được quy hoạch hiện đại, có hạ tầng công nghiệp đồng bộ và hoàn chỉnh, có hệ thống giao thông thuận lợi, kết nối.
Nhằm tăng sự thu hút đầu tư; hiện nay địa phương này đang tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đẩy nhanh tiến độ thi công các khu công nghiệp mới để phát triển công nghiệp ra các huyện phắa bắc của tỉnh.
Thực hiện chiến lược xúc tiến đầu tư hiệu quả
Chắnh quyền địa phương thể hiện sự trọng thị đối với các doanh nghiệp thông qua các hoạt động xúc tiến đầu tư tắch cực, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, các nhà đầu tư nước ngoài tìm hiểu môi trường đầu tư tại Bình Dương.
Thực hiện chiến lược thu hút đầu tư hợp lý, hiệu quả
Bình Dương rất quan tâm thu hút các dự án đầu tư có mức vốn nhỏ và trung bình, các dự án nhỏ được thẩm định thận trong nhưng rất tắch cực nên tỷ lệ giải ngân tốt.
1.2.4.3. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Quảng Ngãi
Thứ nhất, chắnh sách thu hút vốn đầu tư để phát triển công nghiệp của Quảng Ngãi
không thể tách rời với chắnh sách thu hút vốn đầu tư để phát triển công nghiệp của quốc gia.
Thứ hai, chắnh sách thu hút vốn đầu tư để phát triển công nghiệp tại Quảng Ngãi phải
dựa trên lợi thế so sánh. Trong đó, lợi thế về vị trắ địa lý được đánh giá cao. Việc phát triển công nghiệp vẫn là chắnh sách ưu tiên trong phát triển kinh tế vùng và địa phương.
Thứ ba, Chắnh sách thu hút vốn đầu tư để phát triển công nghiệp tại Quảng Ngãi
các nguồn lực của các vùng và địa phương khác (trong và ngoài nước) vào phát triển công nghiệp .
Thứ tư, Chắnh sách thu hút vốn đầu tư để phát triển công nghiệp của Quảng Ngãi
đi sau cần hướng tới thu hút các ngành có công nghệ cao, tiên tiến, tránh trở thành nơi thu hút Ộcông nghiệp rác thảiỢ của các đô thị hoặc khu vực kinh tế lớn gần đó.
Thứ năm, chắnh sách thu hút vốn đầu tư để phát triển công nghiệp tại Quảng Ngãi
không chỉ thu hút các nhà đầu tư từ bên ngoài vào mà còn là sự khuyến khắch đầu tư, phát triển kinh doanh của mọi thành phần kinh tế nội tại dân cư trong vùng.
Tóm tắt chương 1
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới nói chung cũng như nền kinh tế Việt Nam nói riêng có nhiều thay đổi. Nếu như các nước phát triển chuyển dịch từ nền kinh tế sản xuất sang dịch vụ, thì tại các quốc gia đang phát triển lại tập trung chủ yếu vào nền kinh tế sản xuất. Bởi vậy, Việt Nam đang nỗ lực công nghiệp hóa, hiện đại hóa, và trở thành một nước công nghiệp trong tương lai gần. Mục tiêu phát triển các khu công nghiệp tại Việt Nam đến năm 2020 là hình thành hệ thống các khu công nghiệp dẫn dắt sự phát triển công nghiệp quốc gia, đồng thời hình thành các khu công nghiệp có quy mô hợp lý để tạo điều kiện phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại các địa phương có tỷ trọng công nghiệp trong GDP thấp. Để phát triển các KCN theo mục tiêu đã để ra thì các nỗ lực marketing thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp là rất cần thiết.
Chương 1 nêu một số vấn đề lý luận cơ bản về đầu tư, thu hút đầu tư, các nhân tố ảnh hưởng và các giải pháp marketing nhằm thu hút vốn đầu tư vào các KCN. Từ cơ sở lý luận đã được trình bày, sẽ là cơ sở để tác giả tiếp tục vấn đề nghiên cứu cho các nội dung tiếp theo. Chương tiếp theo sẽ trình bày thực trạng thu hút vốn đầu tư và các hoạt động marketing nhằm thu hút vốn đầu tư vào KCN Bắc Vinh.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG MARKETING NHẰM THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO KHU CÔNG
NGHIỆP BẮC VINH- TP.VINH, TỈNH NGHỆ AN
2.1. Tổng quan về Nghệ An, Thành phố Vinh và KCN Bắc Vinh
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Nghệ An
Vị trắ địa lý: Nghệ An nằm ở trung tâm khu vực Bắc miền Trung trong tọa độ từ
18035'60'' đến 20035'00'' vĩ độ Bắc; 103050'25'' đến 105040'30'' kinh độ Đông. Phắa bắc giáp tỉnh Thanh Hóa, phắa nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, phắa tây giáp các tỉnh Xiêng Khoảng, Pô Li Khăm Xay và Hủa Phăn của nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (có 420km đường biên giới), phắa đông là biển Đông với bờ biển dài 82km. Là tỉnh rộng nhất cả nước với diện tắch tự nhiên 16.480km2. Nghệ An có đủ ba vùng sinh thái: miền núi, trung du và vùng đồng bằng ven biển. Vị trắ địa lý đó đã tạo ra sự hấp dẫn trước mắt và lâu dài cho các nhà đầu tư vào Nghệ An trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế.
Diện tắch đất tự nhiên: 1.648.729 ha, trong đó: Đất nông nghiệp 207.100 ha
(có13.500 ha đất đỏ bazan), đất lâm nghiệp 1.195.477 ha (trong đó diện tắch đất có rừng: 745.557 ha, đất không có rừng: 490.165 ha) là tiềm năng để phát triển Nông, Lâm, Thủy sản trên quy mô lớn, tập trung tạo vùng nguyên kiệu cho công nghiệp chế biến các loại sản phẩm từ cây công nghiệp dài ngày, ngắn ngày, cây ăn quả, cây dược liệu, chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản..
Dân số: Trên 3 triệu người, trong đó số người trong độ tuổi lao động: 1,7 triệu
người, số lao động được đào tạo chiếm gần 30%. Hàng năm nguồn lao động được bổ sung gần 3 vạn lao động trẻ có trình độ. Nghệ An là mảnh đất có truyền thống văn hóa, giáo dục. Con người Nghệ An nổi tiếng bởi sự hiếu học, cần cù, trung thực, đoàn kết, gắn bó. Giá nhân công rẻ, dễ tuyển dụng nên rất có lợi cho các nhà đầutư.
Hệ thống cơ sở hạ tầng - xã hội:
- Hệ thống giao thông:
+ Đường bộ: Nghệ An nằm trên trục Quốc lộ (QL) 1A chạy theo tuyến đường Bắc - Nam dài 85km, qua các huyện ven biển và thành phố Vinh. Đường Hồ Chắ Minh
chạy ngang qua các huyện miền núi trung du là vùng nguyên liệu tập trung phong phú, dài 132km. Một số quốc lộ chạy dọc từ cảng biển Cửa Lò, qua QL 1A, qua các xã miền núi cho đến cửa khẩu sang nước bạn Lào. Tuyến giao thông miền tây Nghệ An dài 226 km nối 3 huyện miền tây với Thanh Hóa. Các tuyến tỉnh lộ (365km), 5.930km đường cấp huyện tạo ra một mạng lưới giao thông liên hoàn nối các huyện, các vùng kinh tế trong tỉnh với nhau và toả ra cả nước cũng như các nước trong khu vực.
+ Đường sắt: Tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy xuyên suốt chiều dài của tỉnh. Nhánh đường sắt Cầu Giát - Thái Hòa (Nghĩa Đàn) nối đường sắt Bắc - Nam với vùng cây công nghiệp dài, ngắn ngày và vùng trung tâm vật liệu xây dựng của tỉnh. Ga Vinh là ga trung tâm của khu vực Bắc miền Trung.
+ Đường biển: Cảng Cửa Lò (cách thành phố Vinh 15km) có khả năng đón tàu 2 vạn tấn phục vụ xuất, nhập khẩu hàng hóa. Hiện nay Cảng đang được đầu tư nâng cấp, mở rộng công suất trên 3 triệu tấn/năm.
+ Đường không: Sân bay Vinh đã được nâng cấp và mở rộng để cho máy bay hiện đại loại lớn có thể lên xuống dễ dàng. Trong tương lai không xa sẽ trở thành sân bay Quốc tế (qua Lào, Thái Lan, Hải Nam - Trung Quốc).
+ Cửa khẩu: Có 2 cửa khẩu đi sang nước CHDCND Lào là cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn (Kỳ Sơn) và cửa khẩu quốc gia Thanh Thủy (Thanh Chương). Hiện Bộ giao thông vận tải sắp đầu tư tuyến đường giao thông: Thị trấn Kim Sơn (Quế Phong) đi Thông Thụ để mở thêm cửa khẩu Thông Thụ (Quế Phong), rất thuận lợi cho việc giao lưu với các nước phắa tây.
- Hệ thống điện, nước: Hệ thống điện lưới Quốc gia cung cấp cho Nghệ An bằng
mạng lưới kết hợp 220KV và 110KV hằng năm cung cấp khoảng 1,5 đến 1,8 triệu KW. Nhiều công trình Thủy điện như nhà máy thủy điện Bản Vẽ, Khe Bố,Ầ và còn 7-8 nhà máy thủy điện vừa và nhỏ khác. Hiện tại, nguồn điện đảm bảo cung cấp điện ổn định cho sản xuất và sinh hoạt. Nghệ An có nhiều và lượng mưa hàng năm tương đối cao so với cả nước. Ngoài 13 Nhà máy nước ở các thị xã và thị trấn đang hoạt động, đến năm 2017 sẽ nâng công suất Nhà máy nước Quỳnh Lưu và xây dựng thêm 5 nhà máy nước ở các thị trấn Yên Thành, Nam Đàn, Quế Phong, Tương Dương, Kỳ Sơn cùng với hệ thống nước sạch ở nông thôn đảm bảo đủ cung cấp cho 90% số dân và 100% cơ sở sản xuất công nghiệp.
- Hệ thống thông tin liên lạc: Cơ sở vật chất và mạng lưới Bưu chắnh viễn thông hiện đại, với đầy đủ các loại hình dịch vụ có thể đáp ứng nhanh chóng nhu cầu trao đổi thông tin, liên lạc trong nước và quốc tế.
Điều kiện kinh tế: Điều kiện kinh tế của địa phương là một trong những yếu tố thuộc
môi trường đầu tư. Nó có ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư do nó có thể làm tăng khả năng sinh lãi hoặc rủi ro cho nhà đầu tư. Ở đâu mà điều kiện kinh tế phát triển nhanh, bền vững, tiềm năng phát triển kinh tế càng lớn thì càng thu hút lớn đầu tư.
Kinh tế có bước phát triển khá nhanh và tương đối toàn diện: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trong 5 năm 2011 - 2015 đạt 10,3%/năm (vượt chỉ tiêu kế hoạch). GDP bình quân đạt 5,59 triệu đồng/người/năm, tăng hơn 2 lần so với năm 2010.
Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch theo hướng tắch cực: Tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 44,3% năm 2010 xuống 34,2%; tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 18,6% lên 30,4%.
Nông, lâm, ngư nghiệp có bước phát triển khá: Sản lượng lương thực tăng nhanh, vượt 1 triệu tấn. Đã hình thành các vùng cây công nghiệp tập trung (25.000 ha mắa, 3.000 ha dứa, 27.000 ha lạc, 7.660 ha chè, 3.360 ha cao su, 2.503 ha cà phêẦ) gắn với công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Chăn nuôi phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, nhất là chăn nuôi đại gia súc (681 ngàn con trâu bò, gần 1,3 triệu con lợn, 12 triệu con gia cầm)Ầ Sản lượng thủy sản tăng từ 39.000 tấn lên 62.000 tấn. Đặc biệt sản xuất được giống tôm, cá để cung cho nhu cầu trên địa bàn tỉnh. Thực hiện xã hội hóa nghề rừng gắn với công tác định canh định cư nên rừng được khoanh nuôi, bảo vệ và trồng mới tốt hơn, nhờ đó độ che phủ của rừng tăng từ 36% năm 2010 lên 47% năm 2015.
Công nghiệp và xây dựng tiếp tục tăng trưởng: Giá trị sản xuất công nghiệp tăng gấp 4 lần so với đầu nhiệm kỳ. Một số sản phẩm tăng gấp nhiều lần so với đầu năm 2010 như: Bia, đường kắnh, xi măng, gạch nungẦ Tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp ngoài quốc doanh và làng nghề phát triển, góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm và dịch chuyển cơ cấu lao động trong nông thôn.
Dịch vụ có chuyển biến theo hướng đa dạng hóa. Ngành thương mại tiếp tục được tổ chức lại đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất và đời sống nhân dân. Tổng mức bán lẻ trên thị trường xã hội tăng 12,27% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu đạt 125 triệu USD; tăng 26,3% so với cùng kỳ; trong đó xuất khẩu hàng hóa 84,939 triệu USD.
Hoạt động du lịch có nhiều khởi sắc, hạ tầng du lịch được quan tâm đầu tư. Khai thác du lịch khá; tổ chức tốt năm Du lịch quốc gia Nghệ An 2015 và đón trên 1,3 triệu khách du lịch, tăng 40%, doanh thu dịch vụ du lịch đạt 330.9 tỷ đồng, tăng 43,8% so với cùng kỳ.
Thu ngân sách hằng năm tăng khá, năm 2015 đạt 1.715,2 tỷ đồng, tăng 4 lần so với đầu nhiệm kỳ. Ngân sách Trung ương: 515,143 tỷ đồng, ngân sách tỉnh: 740,4 tỷ đồng, ngân sách huyện; 264,197 tỷ đồng, ngân sách xã: 195,477 tỷ đồng. Chi ngân sách đã có nhiều cố gắng đảm bảo đáp ứng các yêu cầu thiết yếu. Chi cho đầu tư phát triển ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng cao trong tổng mức đầu tư xã hội.
Thu hút đầu tư có hướng chuyển biến tắch cực: Tổng nguồn vốn huy động đầu tư trên địa bàn cả năm 2015 đạt 8.131 tỷ đồng, tăng 24,4% so với cùng kỳ. Trong 10 tháng đầu năm 2015 có 4 nhà đầu tư nước ngoài và 20 nhà đầu tư trong nước đăng ký đầu tư vào Nghệ An với số vốn 9,33 triệu USD và 10.974 tỷ đồng.
2.1.2. Tình hình đầu tư và thu hút đầu tư của tỉnh Nghệ An
* Thu hút vốn đầu tư dự án giai đoạn 2006 - 2010
Thu hút đầu tư có bước chuyển biến mạnh, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội. Tổng vốn đầu tư xã hội được huy động đạt 76 ngàn tỷ đồng, tăng 2,7 lần so với 5 năm trước, trong đó nguồn huy động trong dân chiếm 20%, đầu tư nước ngoài 5,5%. Thu ngân sách hàng năm tăng khá, năm 2010 đạt 5.541 tỷ đồng (5.095 tỷ đồng không tắnh ghi thu ghi chi/mục tiêu quy hoạch 5.000-5.500 tỷ đồng, tăng hơn 3 lần so với đầu nhiệm kỳ, đạt tốc độ tăng thu ngân sách bình quân hàng năm 25%/năm. Chi ngân sách đã có nhiều cố gắng đảm bảo đáp ứng các yêu cầu thiết yếu. Chi cho đầu tư phát triển ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi ngân sách, chiếm vị trắ quan trọng trong tổng đầu tư xã hội.
Từ năm 2006 đến hết năm 2010, có 315 dự án/125.378 tỷ đồng được cấp giấy chứng nhận đầu tư, trong đó:
* Đầu tư trong nước
+ 292 dự án/112.049 tỷ đồng được cấp giấy chứng nhận đầu tư (so với 103 dự án/27.843 tỷ đồng của giai đoạn 2001 - 2005, số lượng dự án tăng 2,83 lần; vốn đăng ký tăng 4,02 lần).
+ 60 dự án/5.802 tỷ đồng đã hoàn thành và đi vào hoạt động. Trong đó, các dự án lớn như: Tổ hợp sân golf, khách sạn và biệt thự thị xã Cửa Lò, nhà máy bia Hà Nội - Nghệ An, nhà máy bia Sài Gòn - Sông Lam, nhà máy bao bì Sabeco, thuỷ điện Bản Vẽ, khu du lịch sinh thái Bãi Lữ, bệnh viện Thành An - Sài Gòn, bệnh viện mắt Sài Gòn-Vinh, nhà máy bột giấy Tân Hồng,Ầ
+ Vốn thực hiện của các dự án đạt 15.033 tỷ đồng, bằng 20,21 % vốn đăng ký.
* Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI):
+ 23 dự án/13.329 tỷ đồng được cấp giấy chứng nhận đầu tư (so với 20 dự án/3.024 tỷ đồng của giai đoạn 2001 - 2005, số dự án không tăng nhưng vốn đăng ký tăng 4,4 lần).