Đánh giá hiệu quả hoạt động chovay doanh nghiệp nhỏ và vừa qua các chỉ tiêu.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH Công Thương Cần Thơ (Trang 49)

ch tiêu. 4.3.1. Vòng quay vn tín dng: Bảng 16: Vòng quay vốn tín dụng DN N&V Chỉ tiêu Đvt 2004 2005 2006 Doanh số thu nợ (1) Tr đồng 2.267.970 2.409.311 2.679.517 Dư nợ (2) Tr đồng 1.120.154 919.755 483.635 Vòng quay vốn tín dụng (1)/(2) Vòng 2,02 2,62 5,54

Vòng quay vốn tín dụng DN N&V giúp ta đánh giá hiệu quả hoạt động của đồng vốn tín dụng cho DN N&V qua tính luân chuyển của nó. Đồng vốn quy vòng càng nhanh càng có hiệu quả, đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng vì thu nhập từ lãi suất, đồng thời cũng giảm bớt rủi ro phát sinh các khoản nợ quá hạn. Qua bảng số liệu tính toán thì vòng quay vốn tín dụng DN N&V trong 3 năm gần đây luôn ở mức rất cao, và còn liên tục tăng nhanh. Cụ thể, năm 2004 là 2,02 vòng/năm, năm 2005 là 2,62 vòng/năm, năm 2006 là 5,54 vòng/năm. Hay nói cách khác với 1 đồng dư nợ DN N&V cho vay thì trong năm 2004 chỉ mất không tới 6 tháng để thu hồi, qua các năm sau còn tiếp tục nhanh hơn. Những số liệu tính toán này cho thấy rằng vòng quay vốn tín dụng DN N&V là rất nhanh, và trong tín dụng DN N&V thì tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn nên vòng quay vốn mới vào khoản trên. Như vậy, do áp dụng các biện pháp tích cực thu hồi nợ, đẫn đến dư nợ DN N&V liên tục giảm trong 3 năm trong khi doanh số thu nợ luôn ở mức cao nên dẫn đến vòng quay vốn tín dụng DN N&V luôn ở mức rất cao. Tuy nhiên, việc đẩy mạnh công tác thu nợ nhưng công tác cho vay không được chú trọng đúng mức dẫn đến dư nợ liên tục giảm trong 3 năm cũng không phải là một giải pháp tốt cho sự phát triển bền vững của Ngân hàng. Vì vậy, để Ngân hàng hoạt đồng bền vững và có hiệu quả hơn đòi hỏi Ngân hàng phải có biện pháp tăng doanh số cho vay, và tăng dư nợ tương xứng với doanh số thu nợ.

4.3.2. Doanh s thu n

Bảng 17: Doanh số thu nợ DN N&V

Chỉ tiêu Đvt 2004 2005 2006

Doanh số thu nợ (1) Tr đồng 2.267.970 2.409.311 2.679.517 Doanh số cho vay (2) Tr đồng 2.095.007 2.208.911 2.243.397

Hệ số thu nợ (1)/(2) % 108,26 109,07 119,44

Hệ số thu nợ giúp ta đánh giá được hiệu quả cho vay vốn của Ngân hàng. Vì vòng quay vốn tín dụng DN N&V luôn ở mức rất cao trong 3 năm qua, nên theo bảng tính toán thì hệ số thu nợ cũng ở mức rất cao, trong 3 năm đều trên 100%. Điều này đồng nghĩa với việc với 1 đồng vốn DN N&V bỏ ra thì liên tục trong 3 năm qua Ngân hàng luôn thu về được hơn 1 đồng. Cụ thể, với 1 đồng vốn cho vay DN N&V trong năm 2004 thu về được 1,08 đồng, năm 2005 là 1,09 đồng và sang năm 2006 là 1,19 đồng. Tuy nhiên, ta vẫn chưa vội kết luận Ngân hàng đang thực hiện hoạt động thu nợ rất hiệu quả mà ở đây ta phải xem xét 2 thành phần tạo nên chỉ tiêu là doanh số cho

vay và doanh số thu nợ. Thông thường, doanh số cho vay là doanh số cho vay của năm, còn doanh số thu nợ là doanh số thu những khoản nợ cho vay của năm nay và của năm trước nữa, do đó việc đánh giá chỉ mang tính tương đối. Khi đánh giá doanh số thu nợ ta nên dựa vào doanh số thu nợ trên nợđến hạn phải thu thì việc đánh giá sẽ hiệu quả và chính xác hơn.

4.3.3. Dư n DN N&V trên tng ngun vn huy động

Bảng 18: Dư nợ DN N&V trên tổng nguồn vốn huy động

Chỉ tiêu Đvt 2004 2005 2006

Dư nợ (1) Tr đồng 1.120.154 919.755 483.635

Tổng nguồn vốn huy động (2) Tr đồng 616.364 538.387 563.701

(1)/(2) Lần 1,82 1,71 0,86

Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quảđầu tư của một đồng vốn huy động. Theo bảng số liệu tính toán, trong 3 năm gần đây dư nợ DN N&V trên tổng nguồn vốn huy động luôn ở mức cao, tuy nhiên đang có xu hướng giảm tương đối. Cụ thể, năm 2004 chỉ tiên này là 1,82 lần/năm, sang năm 2005 là 1,71 lần/năm và đến năm 2006 là 0,86 lần/năm. Lý do của việc chỉ tiêu này đạt mức rất cao như trên là vì Ngân hàng có vòng quay vốn tín dụng khá nhanh đồng thời trong tín dụng DN N&V thì tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn. Tuy chỉ tiêu này đang có xu hướng giảm, nhưng vẫn còn ở mức rất cao vẫn còn nằm trong giới hạn chấp nhận được của Ngân hàng.

Các chỉ tiêu của Ngân hàng chứng tỏ tín dụng DN N&V chủ yếu là tín dụng ngắn hạn. Đứng về phía Ngân hàng thì đây là một điều tốt, vì tín dụng ngắn hạn tiềm ẩn ít rủi ro hơn, khả năng quay vòng vốn nhanh hơn. Tuy nhiên, đứng về phía các doanh nghiệp, nếu chỉ sử dụng được tín dụng ngắn hạn thì rất khó có khả năng đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, đặc biệt là đối với các DN N&V đang phải đối mặt với xu thế hội nhập ngày nay.

Chương 5: MT S GII PHÁP PHÁT TRIN CHO

VAY DOANH NGHIP VA VÀ NH TI NGÂN HÀNG

CÔNG THƯƠNG CN THƠ

5.1. V phía các doanh nghip nh và va

Hiện nhiều Quỹ đầu tư coi thị trường vốn nước ta là thị trường ưu tiên số 1 để đầu tư trong thời gian tới. Các Quỹ đầu tư sẽ dành một phần đáng kể cho khu vực DNV&N, như VietNam Opportunity Fund (VOF) của Vina Capital đã dành 17 triệu USD đầu tư vào khu vực kinh tế tư nhân… Không những thế, cơ hội nhận được hỗ trợ vốn của các tổ chức, các Chính phủ … cũng mở ra, đặc biệt là các DN N&V thuộc thành phần kinh tế tư nhân (kế hoạch hỗ trợ DNV&N tiếp cận vốn và thị trường của Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC (ABAC) hay như mới đây nhất Bộ Ngoại giao Đan Mạch công bố dòng vốn lãi suất 0% cho DN tư nhân ở nước ta…). Tuy thế, để tận dụng được những cơ hội này, trước tiên phải dựa vào chính bản thân DN.

Các DN hiện nay thiếu nhân lực đủ tầm để lập các dự án khả thi vay vốn và cũng có DN coi nhẹ khâu này. Vì thế, đã làm giảm mức độ tín nhiệm của NH đối với DN. Mặt khác, việc thiếu minh bạch trong tài chính của DNV&N cũng là một trở ngại lớn cho chính họ. Vì vậy trước tiên, các doanh nghiệp muốn vay vốn để phát triển thì phải chú trọng khâu lập kế hoạch kinh doanh, kế hoạch kinh doanh có khả thi thì mới dễ dàng được Ngân hàng chấp nhận.

Tiếp theo, cần phải thay đổi cách thức quản trị DN; thực hiện công tác kế toán theo chuẩn mực kế toán thống kê của Nhà nước; thực hiện kiểm toán hàng năm để minh bạch tình hình tài chính … Đây là các điều kiện tiên quyết để DN tiếp cận vốn vay NH. Hiện nay, việc công khai tài chính của DN còn hạn chế, phần lớn các DNV&N không có hệ thống kế toán tiêu chuẩn. Báo cáo của DN không được kiểm toán hàng năm. Tài sản bảo đảm của DN rất ít, không đủđể đảm bảo nhu cầu cho vay vốn… Mặt khác, việc thay đổi cách thức quản lý cũng sẽ giúp DN nâng cao hiệu quả phát triển kinh doanh, nhất là trong bối cảnh các DN phải đương đầu với môi trường cạnh tranh ngày một khốc liệt hơn.

5.2. V phía Ngân hàng Công Thương Cn Thơ

5.2.1. Gii pháp tăng cường huy động vn:

Đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại, huy động vốn để cho vy là chủ yếu. Nhưng điều đáng lưu ý ở đây là tỷ trọng vốn huy động trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng còn rất thấp chưa đủ đáp ứng doanh số cho vay của Ngân hàng hằng năm mà phải sử dụng đến số lượng lớn vốn điều chuyển. Vì vậy, về lâu dài cần tìm các biện pháp mở rộng nguồn vốn huy động cho Ngân hàng:

- Xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách khách hàng.

- Xem xét phân loại khách hàng để có những chính sách đặc biệt đối với những khách hàng có nguồn tiền gửi lớn.

- Thực hiện chính sách tiếp thị, khuyến mãi theo hướng dẫn của NHCT

- Tìm hiểu nguyên nhân của khách hàng ngừng giao dịch, rút tiền gửi chuyển sang ngân hàng khác để có biện pháp thích hợp nhằm khôi phục lại và duy trì quan hệ tốt với khách hàng.

- Cử cán bộ nghiệp vụ giỏi, đạo đức tốt có khả năng giao tiếp tốt để giao dịch, chăm sóc khách hàng có số dư tiền gửi lớn, sử dụng nhiều dịch vụ ngân hàng. Thành lập tổ chuyên trách giúp lãnh đạo CN đáp ứng các yêu cầu chăm sóc, tiếp thị phục vụ nhóm khách hàng.

- Triển khai các sản phẩm dịch vụ, cung cấp sản phẩm trọn gói cho khách hàng. - Trên cơ sở các sản phẩm đã được NHCT hướng dẫn thực hiện, CN tìm hiểu, nghiên cứu khách hàng để đưa ra các sản phẩm phù hợp với từng đối tượng khách hàng cụ thể. Chú ý cung cấp sản phẩm trọn gói, đảm bảo tính hiệu quảđối với khách hàng và NHCT. Đối với những khách hàng đã có quan hệ tín dụng cần có chính sách khuyến khích mở tài khoản thực hiện dịch vụ thanh toán và các dịch vụ khác.

- Có kế hoạch phát triển, quy hoạch, đào tạo cán bộ chuyên sâu, chuyên nghiệp về kỹ năng nghiệp vụ, đáp ứng điều kiện hiện đại, hội nhập, tác phong giao dịch, nghiêm túc, văn minh, hiện đại, hướng dẫn chu đáo khách hàng.

- Khảo sát, đánh giá tiềm năng nguồn vốn ở từng thị trường, từng nhóm khách hàng.

- Gắn kết các dịch vụ với các nghiệp vụ khác như mở L/C thanh toán, mua bán ngoại tệ và giao dịch qua tài khoản khác tại NHCT.

- Có chính sách khách hàng hấp dẫn, linh hoạt đảm bảo cạnh tranh được với các ngân hàng khác.

- Giao dịch một cửa giảm thiểu các thủ tục hành chính gây phiền hà cho khách hàng, cán bộ phải đủ năng lực, có trách nhiệm đểđáp ứng.

- Chấp hành nội quy, quy chế làm việc của cán bộ, đánh giá chất lượng phục vụ khách hàng.

- Chăm sóc khách hàng chiến lược, khách hàng có nguồn tiền gửi lớn tại CN. - Huy động vốn đảm bảo lãi suất đầu vào cạnh tranh, tạo được chênh lệch lãi suất huy động và lãi suất cho vay.

- Tăng cường chi trả lương qua thẻ ATM.

- Tiếp cận các siêu thị, khách sạn, nhà hàng, cảng hàng không Phú Bài, cảng Chân Mây - khu vực có nhiều người nước ngoài tới để mở các cơ sở chấp nhận thẻ Visa, Master, Cash Card...

- Tăng cường tiếp cận, hợp tác với các công ty xuất khẩu lao động trên địa bàn để hướng dẫn cách thức chuyển tiền kiều hối, phân phát tờ rơi, thẻ chuyển tiền, giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng.

- Chủ động phối hợp với chính quyền địa phương nhằm quảng bá dịch vụ chi trả kiều hối, viết thư giới thiệu dịch vụ tới người lao động của địa phương mình đang ở nước ngoài.

- Tổ chức tốt công tác chi trả kiều hối, tư vấn, hỗ trợ khách hàng, quảng bá và tiếp thị dịch vụ này tại các điểm giao dịch và CN.

- Thực hiện nghiêm túc quy trình nghiệp vụ, cơ chế, quy chế hiện hành, quy trình bảo mật.

- Quan tâm tới đội ngũ cán bộ làm công tác huy động vốn.

- Kiểm tra, đôn đốc, chấn chỉnh thường xuyên thái độ, tác phong giao dịch của cán bộ ngân hàng.

- Thường xuyên tổ chức học tập, trao đổi nghiệp vụ để nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ giao dịch.

- Chủđộng nghiên cứu, triển khai các ý tưởng, các sản phẩm mới phục vụ khách hàng.

- Hoàn thiện tác phong, lề lối làm việc, văn hoá giao dịch, quan tâm, chăm sóc khách hàng có số dư tiền gửi tại CN, tích cực khai thác, tiếp thị các khách hàng có

nguồn tiền gửi lớn, nhằm tạo ra sự tăng trưởng ổn định của nguồn vốn huy động, góp phần hỗ trợ tích cực cho hoạt động kinh doanh.

5.2.2. Gii pháp m rng tín dng DN N&V

5.2.2.1. Đa dng hóa hình thc và đối tượng cho vay DN N&V

- Tham gia đầu tư vốn, cho vay bảo lãnh, mua cổ phần hoặc liên doanh trong một số dự án thuộc các lĩnh vực khác nhau như giao thông, xây dựng, du lịch, dịch vụ thương mại.

- Đầu tư bằng vốn liên doanh liên kết cùng các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả nhằm tạo sự gắn bó chặt chẽ trong mối quan hệ Ngân hàng - khách hàng bằng việc nắm giữ các cổ phần trong doanh nghiệp mà Ngân hàng chovay và có thành viên trong ban quản lý doanh nghiệp sẽ giúp cho Ngân hàng hạn chế được rủi ro nhờ việc giám sát được tình hình hoạt động của công ty để đưa ra biện pháp thích hợp cho từng thời kỳ kinh doanh.

5.2.2.2. Chiến lược tiếp cn nhu cu khách hàng

- Tích cực tìm kiếm khách hàng để mở rộng tín dụng, không nhất thiết bắt buộc DN N&V phải có tài sản đảm bảo mới cho vay mà chỉ cần phương án kinh doanh hiệu quả khả thi.

- Nghiên cứu xây dựng mục tiêu kế hoạch đầu tư theo chiến lược khách hàng. Tăng cường công tác tiếp thị, tìm hiểu các tổ chức kinh tế vàcá nhân trên địa bàn để chủ động khai thác, nắm bứt kịp thời nhu cầu của họ. Không nên quá vồ vậy khách hàng này, coi nhẹ khách hàng khác mà luôn có thái độ giao dịch đúng mực, đặt ra tình huống đối kháng hay có chiến lược dự phòng trên cơ sở tiên đoán môi trường tương lai để tiếp cận khách hàng.

5.2.2.3. Phân tích kinh tế, phân loi doanh nghip, xây dng và s dng h sơ khách hàng có hiu quh sơ khách hàng có hiu qu

Lợi thế hơn hẳng của Ngân hàng so với doanh nghiệp là nắm giữ một nguồn thông tin tương đối phong phú có giá trị về khách hàng thôn gqua hồ sơ khách hàng tại Ngân hàng, nhờ đó Ngân hàng đưa ra quyết định về sản phẩm, lãi suất, cách tiếp cận linh hoạt. Để hiểu và đón nhận kịp thời nhu cầu của khách hàng đòi hỏi hồ sơ khách hàng phải đầy đủ thông tin về tài chính, kinh tế, thông tin kỹ thuật, thông tin về Marketing, thông tin cá nhân, được cập nhật thường xuyên, kịp thời lưu trữ cả tình

hình quá khứ, hiện tại, tương lai của khách hàng. Việc phân tích kinh tế và phân loại doanh nghiệp trong hồ sơ khách hàng sẽ giúp Ngân hàng:

- Nhìn nhận logic khách quan tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cả quá khứ, hiện tại, tương lai, dự kiến xu hướng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai để có đối sách thích hợp nâng cao hiệu quả vốn đầu tư

- Đánh giá thực trạng sản xuất kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp để xem xu hướng phát triển của từng ngành, từng lĩnh vực. Đây là cơ sởđể đánh giá cơ cấu, chất lượng tín dụng, khả năng thu nợ và lập kế hoạch cung cấp tín dụng tạo điều kiện lựa chọn chính xác đối tượng đầu tư.

5.2.3. Gii pháp nâng cao cht lượng tín dng DN N&V.

5.2.3.1. Nâng cao cht lượng thm định d án đầu tư

Chất lượng thẩm định dự án đầu tư là vấn đề luôn được đặt ra mỗi khi người ta đề cập tới chất lượng tín dụng. Bởi vì trên cả lý thuyết và thực tiễn đều cho thấy khi công tác thẩm định được thực hiện tốt thì chất lượng khoản tín dụng được nâng lên rất nhiều, những rủi ro từ phía chủ quan hầu như không có. Thẩm định tài chính dự án đầu tư cần chú ý tới các vấn đề sau:

- Hệ thống chỉ tiêu thẩm định tài chính dự án đầu tư phải có mối liên hệ chặt chẽ với nhau để phản ánh hiệu quả dự án toàn diện chính xác. Hệ thống chỉ tiêu chia thành 2 nhóm: phản ánh khả năng sinh lời và phản ánh mức độ rủi ro. Với Ngân hàng quan

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH Công Thương Cần Thơ (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)