4.1.1. Mô tả số liệu
Trong quá trình kinh doanh nói chung, vốn là yếu tố quan trọng. Nhiều doanh nhân thường nói “buôn tài không bằng dài vốn”, vì vậy không thể phủ nhận vai trò sống còn của vốn trong hoạt động của các doanh nghiệp, đặc biệt càng có ý nghĩa đối với loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa, một loại hình doanh nghiệp rất linh động nhưng cũng không kém phần mong manh trong nền kinh tế thị trường.
Xét trên tầm vĩ mô, cả nước hiện nay có khoảng tổng số gần 200.000 DN trên toàn quốc, có tới 96,81% thuộc nhóm DNN&V. Trong đó, xét riêng về quy mô vốn, số DN có vốn từ 5 – 10 tỷđồng chỉ chiếm hơn 8% trong khi đó số DN có vốn điều lệ dưới 1 tỷ đồng chiếm hơn 41%. Tuy nhiên, theo Cục phát triển DN (Bộ KH-ĐT) chỉ có 32,38% DN có khả năng tiếp cận vốn NH, 35,24% khó và 32,38% không tiếp cận được.
Nhìn vào số liệu thống kê trên thì với hơn 1.500 Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Tỉnh Cần Thơ có thể ước tính được có hơn 1/3 số lượng doanh nghiệp không thể tiếp cận được nguồn vốn của Ngân hàng. Điều này không chỉ là khó khăn của riêng doanh nghiệp mà còn là một tổn thất cho Ngân hàng, vì hoạt động cho vay là một hoạt động chính góp phần mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng.
Tuy nhiên, ở đây chúng ta đang tìm hiểu thực trạng tín dụng của hơn 1/3 số lượng doanh nghiệp còn lại, số doanh nghiệp này có thể tiếp cận được vốn của Ngân hàng. Sau đây ta sẽ đi sâu tìm hiểu hoạt động tín dụng này tại Ngân hàng Công Thương chi nhánh Cần Thơ:
Bảng 5: Tổng dư nợ phân theo thời gian Đvt: Triệu đồng 2004 2005 2006 Các khoản mục Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tổng dư nợ 1.591.122 100 1.293.930 100 711.386 100 1. DN nhỏ và vừa 1.120.154 70,40 919.755 71,08 483.635 67,98 2. Khác 470.968 42,04 374.175 40,68 227.751 47,09 (Nguồn: Phòng kế toán NHCT-CT)
Nhìn chung qua 3 năm, dư nợ cho vay của các loại hình tín dụng DN N&V luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng dư nợ. Cụ thể trong năm 2004 chiếm 70,4%, qua năm 2005 tăng lên 71,08% và có xu hướng giảm trong năm sau, chỉ chiếm 67,98% trong năm 2006. Tuy vẫn giữ vai trò chủ đạo, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ nưng ta cũng nhận thấy được những thay đổi của nó. Để có cái nhìn tổng thể và hoàn chỉnh hơn ta tiếp tục xem xét những số liệu sau:
Bảng 6: Khái quát tình hình cho vay DN N&V:
Đvt: Triệu đồng Chênh lệch 2004/2005 Chênh lệch 2005/2006 Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Số tiền % Số tiền % 1. Doanh số cho vay 2.095.007 2.208.911 2.243.397 113.904 5,44 34.486 1,56 2. Doanh số thu nợ 2.267.970 2.409.311 2.679.517 141.341 6,23 270.207 11,22 3. Tổng dư nợ 1.120.154 919.755 483.635 -200.399 -17,89 -436.120 -47,42 4. Nợ quá hạn 2.309 5.662 11.835 3.353 145,18 6.173 109,03
(Nguồn: phòng kế toán NH CT-CT)
Biểu đồ 2: Khái quát tình hình cho vay DN N&V:
0 500000 1000000 1500000 2000000 2500000 3000000 Tr đồng 2004 2005 2006 Năm Ds cho vay Ds thu nợ Tổng dư nợ Nợ quá hạn
Để sẵn sàng cho quá trình cổ phần hóa, trong những năm gần đây Ngân hàng dang chú trọng đến việc xử lý những khoảng nợ trong quá khứ, chú trọng công tác thu hồi vốn, hạn chế nợ xấu phát sinh. Chính sách này không loại trừđối với hoạt động tín dụng cho DN N&V, ta có thể nhận thấy qua các số liệu trên:
- Doanh số cho vay tuy có xu hướng tăng qua từng năm nhưng xét về mặt số tuyệt đối lẫn tương đối là không đáng kể. Cụ thể, trong năm 2005 doanh số cho vay tăng 113.904 (tr đồng) về số tuyệt đối tương ứng với 5,44% so với năm 2004. Sang năm 2006, doanh số cho vay tiếp tục tăng nhẹ, cụ thể về số tuyệt đối là 34.486 (tr đồng) chỉ tương ứng với 1,56% so với năm 2005.
- Trái ngược với tốc độ tăng trưởng của doanh số cho vay, doanh số thu nợđược chú trọng đẩy mạnh hơn hẳn. Cụ thể, doanh số thu nợ trong năm 2005 là 2.409.311 (tr đồng) tăng 141.341 (tr đồng) so với năm 2004, tốc độ tăng trưởng trong năm 2005 là 6,23%. Sang năm 2006, công tác thu nợ vẫn tiếp tục được chú trong, doanh số thu nợ trong năm 2006 tăng so với năm 2005 là 270.207 (tr đồng) xét về số tuyệt đối, tương ứng với 11,22% của năm 2005.
- Vì doanh số thu nợ tăng quá nhanh so với doanh số cho vay, nên cũng dễ hiểu khi tổng dư nợ của loại hình tính dụng DN N&V có xu hướng giảm qua từng năm. Cụ thể, tổng dư nợ trong năm 2005 giảm 200.399 (tr đồng) so với năm 2004 xét về số tuyệt đối, tương ứng với 17,89% của năm 2004. Sang năm 2006, tổng dư nợ vẫn tiếp tục giảm mạnh, xét về số tuyệt đối là 436.120 (tr đồng) so với năm trước, tương ứng với 47,42% của năm 2005.
- Tuy công tác thu nợđã được chú trọng, tổng dư nợ có xu hướng giảm mạnh qua từng năm nhưng nợ quá hạn vẫn tăng trong 3 năm gần đây. Tốc độ tăng của nợ quá hạn hằng năm luôn trên 100%, đặc biệt là trong năm 2005 với gần 145,18% góp phần đưa tổng nợ quá hạn trong năm 2006 đạt gần 11.835 (tr đồng). Đây có lẽ là kết quả của một thời gian dài hoạt động trong sự bảo hộ của Nhà nước nay phải sắp xếp lại để chuẩn bị cổ phần hóa. Xét về mặt số tuyệt đối thì nợ quá hạn vẫn chiếm một tỷ lệ khá nhỏ trong tổng dư nợ và là một điều không thể tránh khỏi khi cố gắng minh bạch tài chính để chuẩn bị cho cổ phần hóa, nhưng sự tăng lên với tốc độ khá nhanh này hẳn là không tốt, Ngân hàng cần có nhiều biện pháp để hạn chế cũng như kiểm soát nợ quá hạn một cách tốt nhất.
Rõ ràng trong 3 năm gần đây tình hình kinh doanh của Ngân hàng không thực sự khả quan lắm, tuy nhiên loại hình tín dụng cho DN N&V vẫn chiếm một tỷ lệ lớn và là một phần quan trọng trong hoạt động của Ngân hàng. Điều này có thể giải thích bởi các lý do sau:
- Số lượng DN N&V ở địa bàn tỉnh Cần Thơ chiếm số lượng áp dảo. Nếu xét theo tiêu chí quy mô lao động thì tỷ lệ này luôn trên 97% với hơn 1631 doanh nghiệp hiện nay, mặt khác nếu xét theo tiêu chí quy mô nguồn vốn thì số lượng này cũng gần 90% với hơn 1495 doanh nghệp.
- Đồng bằng sông Cửu Long là một vựa lúa lớn của cả nước, phần lớn hoạt động kinh tế là hoạt động nông nghiệp xử dụng ít lao đông và ngưồn vốn ít.
- Giao thông chưa thật sự thuận lợi nên không có sức thu hút các nhà dầu tư lớn xây dựng các dự án lớn.
4.1.2. Phân tích doanh số cho vay
Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng đã phát ra cho vay trong một khoảng thời gian nào đó, không kể món cho vay đó đã thu hồi về hay chưa. Doanh số cho vay thường được xác định theo tháng, quí, năm.
4.1.2.1. Doanh số cho vay DN N&V theo thời gian vay:
Bảng 7: Doanh số cho vay DN N&V theo thời gian vay
Đvt: triệu đồng Chênh lệch 2005/2004 Chênh l2006/2005 ệch Năm 2004 2005 2006 Số tiền % Số tiền % DNNVV 2.095.007 2.208.911 2.243.397 113.904 5,44 34.486 1,56 1. Ngắn hạn 1.846.597 1.770.944 1.855.477 -75.653 -4,10 84.534 4,77 2. Trung dài hạn 248.411 437.968 387.920 189.557 76,31 -50.048 -11,43 (Nguồn: Phòng kế toán NH CT-CT)
Biểu đồ 3: Doanh số cho vay DN N&V theo thời gian vay 0 500000 1000000 1500000 2000000 2500000Tr đồng 2004 2005 2006 Năm Tổng Ngắn hạn Trung dài hạn
Tại Ngân hàng Công Thương Cần Thơ, doanh số cho vay doanh nghiệp Nhỏ và vừa có xu hướng tăng qua hằng năm. Cụ thể, năm 2005 doanh số cho vay DN N&V là 2.208.911 (tr đồng) tăng 113.904 (tr đồng) so với năm 2004 tương ứng với 5,44%. Qua năm 2006, tốc độ tăng có giảm nhẹ so với năm 2005, về số tuyệt đối là 34.486 (tr đồng) tương ứng với 1,56% so với năm 2005.
Tuy gần đây doanh số cho vay trung và dài hạn có tăng và doanh số cho vay ngắn hạn có xu hướng ổn định nhưng nhìn chung, doanh số cho vay trung và dài hạn vẫn chỉ chiểm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng doanh số cho vay. Cụ thể, doanh số cho vay Ngắn hạn trong năm 2005 giảm so với năm 2004, xét về số tuyệt đối là 75.653 (tr đồng) tương ứng với 4,1%. Tuy nhiên sang năm 2006, doanh số cho vay ngắn hạn lại tăng lên đạt 2.243.397 (tr đồng) tăng 84.534 (tr đồng) và về số tương đối là 4,77% so với năm 2005. Sự tăng giảm trong 2 năm 2005, 2006 của doanh số cho vay ngắn hạn cũng là nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi tỷ trọng của doanh số cho vay trung và dài hạn trong tổng cơ cấu. Cụ thể, năm 2005 là năm mà doanh số cho vay trung và dài hạn có tốc độ tăng trưởng cũng như là doanh sô cho vay đạt mức cao nhất, tăng 76,31% so với năm 2004 đạt mức 437.968 (tr đồng). Qua năm 2006, vì doanh số cho vay ngắn hạn có xu hướng tăng trở lại nên doanh số cho vay trung và dài hạn giảm 11,43% so với năm 2005 xét về số tương đối và 50.048 (tr đồng) xét về số tuyệt đối.
Tóm lại, mặc dù có sự thay đổi qua từng năm nhưng doanh số cho vay ngắn hạn vẫn chiểm một tỷ lệ rất lớn trong tổng doanh số cho vay, khoảng hơn 4 lần. Sự mất cân đối này có nguyên nhân từ 2 phía, phía Ngân hàng và cả phía của doanh nghiệp:
- Về phía của Ngân hàng:
+ Rõ ràng Ngân hàng sử dụng vốn huy động trong dân chúng và của các tổ chức kinh tế khác để cho vay. Nhưng hiện nay ít có cá nhân hay tổ chức nào lại gởi tiền Ngân hàng với kỳ hạn quá 12 tháng. Vì vậy hiện nay hầu hết các Ngân hàng đều sử dụng vốn huy động ngắn hạn để cho vay dài hạn, điều này tiềm ẩn rủi ro rất lớn cho Ngân hàng.
+ Thời hạn vay luôn tỷ lệ thuận với rủi ro, vì vậy đối với các khoản vay trung và dài hạn luôn được Ngân hàng chú ý rất kỹ khâu thẩm định, điều này cũng góp phần hạn chế sự tăng trương của doanh số cho vay trung và dài hạn.
- Về phía các DN N&V:
+ Đa phần các doanh nghiệp vay vốn để đáp ứng nhu cầu vốn trong ngắn hạn, chưa có nhu cầu vốn để đầu tư mở rộng sản xuất. Nên các khoản vay đa phần là vay ngắn hạn
+ Đối với các doanh nghiệp cần vay vốn trung và dài hạn để mở rộng sản xuất kinh doanh thì cũng rất ít các DN xây dựng được các phương án/dự án khả thi để vay vốn, điều này làm giảm mức tín nhiệm của Ngân hàng đối với doanh nghiệp gây khó khăn cho doanh nghiệp.
4.1.2.2 Doanh số cho vay DN N&V theo thành phần kinh tế:
Bảng 8: Doanh số cho vay DN N&V theo thành phần kinh tế
Đvt: Triệu đồng Chênh lệch 2005/2004 Chênh lệch 2006/2005 Năm 2004 2005 2006 Số tiền % Số tiền % DNNVV 2.095.007 2.208.911 2.243.397 113.904 5,44 34.486 1,56 DN quốc doanh 575.047 523.276 122.946 -51.771 -9,00 -400.331 -76,50 DN ngoài quốc doanh 1.519.960 1.685.635 2.120.451 165.675 10,90 434.816 25,80 1. Công ty CP và TNHH 1.207.908 1.316.902 1.618.241 108.995 9,02 301.338 22,88 2. DN tư nhân 312.053 368.733 502.211 56.680 18,16 133.478 36,20 (Nguồn: Phòng kế toán NH CT-CT)
Biểu đồ 4: Doanh số cho vay DN N&V theo thành phần kinh tế 0 500000 1000000 1500000 2000000 2500000 Tr đồng 2004 2005 2006 Năm Tổng DN ngoài QD DN QD
Doanh số cho vay đối với các DN N&V thuộc thành phần kinh tế quốc doanh: - Trong thực tế không thể phủ nhận vai trò đầu tàu của các doanh nghệp Nhà nước, mặc dù có những yếu kém nhưng các doanh nghệp quốc doanh vẫn đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Loại hình doanh nghệp này luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm tạo điều kiện sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn.
- Hiện nay trên dịa bàn Tỉnh Cần Thơ có khoảng 28 doanh nghiệp quốc doanh. Các doanh nghiệp loại này nhìn chung được nhiều ưu đãi về mặt tín dụng với Ngân hàng như là được vai các Ngân hàng thương mại quốc doanh không phải thế chấp tài sản mà căn cứ vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đối với các doanh nghiệp bị lỗ từ năm trước nhưng chưa được xử lý, nếu có phưong án kinh doanh có hiệu quả và được Ủy ban nhân dân Tỉnh chấp thuận thì Ngân hàng sẽ cho vay tiếp. Chính vì những ưu đãi như trên nên các doanh nghiệp Nhà nước không chú trọng đúng mức đối với đồng vốn vay được từ Ngân hàng, ngày nay các Ngân hàng thương mại cũng từng bước hạn chế cho các doanh nghệp Nhà nước vay vốn. Điều này có thể nhận thấy ở các chỉ tiêu hoạt động của NH CT-CT trong năm 2007.
- Thực tế doanh số cho vay DN N&V theo thành phần kinh tế doanh nghiệp quốc doanh có xu hướng giảm qua từng năm. Cụ thể trong năm 2005 doanh số cho vay đã giảm 51.771 (tr đồng) so với năm 2004 xét về số tương đối thì tương ứng với 9% so với năm 2004. Sang năm 2006 thì doanh số cho vay của thành phần kinh tế quốc doanh tiếp tục giảm mạnh xuống còn 122.946 (tr đồng) nhỏ hơn 17 lần so với doanh số cho vay của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, xét về số tuyệt đối thì đã giảm 400.331 (tr đồng), về số tương đối là 76,5% so với năm 2005. Như vậy NH CT-CT đã
thực hiện đúng chủ trương, mục tiêu của Ngân hàng Công Thương Việt Nam nhằm đảm bảo vốn tín dụng an toàn và đảm bảo lợi nhuận cho Ngân hàng.
Doanh số cho vay đối với các DN N&V thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh:
- Tương ứng với sự giảm mạnh của doanh số cho vay thành phần kinh tế quốc doanh thì tỷ lệ doanh số cho vay của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có xu hướng tăng lên trong tổng thể. Cụ thể, năm 2005 tăng 165.675 (tr đồng) tương ứng với số tương đối là 9% so với năm 2004. Qua năm 2006, tốc độ tăng còn nhanh hơn, cụ thể là về số tương đối là 25,8% và về số tuyệt đối là 434.816 (tr đồng) so với năm 2005.
- Trong tổng cơ cấu dư nợ của doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì dư nợ của loại hình công ty Cổ phần và TNHH chiếm ưu thế, nhiều hơn 3 lần. Tuy nhiên, qua 3 năm gần đây xu thế tăng trưởng có sự khác biệt, dư nợ của loại hình DN N&V thuộc loại hình doanh nghiệp tư nhân có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn. Cụ thể, xét về số tương đối, trong năm 2005 doanh số cho vay DN N&V thuôc loại hình Doanh nghiệp tư nhân tăng 18,16% trong khi doanh số cho vay DN N&V thuộc loại hình Công ty CP và TNHH là 9,02% so với năm 2004. Qua năm 2006, tỷ lệ này lần lượt là 36,2% và 22,88% so với năm 2005. Điều này có thể lý giải là do tốc độ phát triển của thành phần kinh tế Doanh nghệp tư nhân phát triển nhanh hơn, với xu thế này có thể trong tương lai gần mức độ chênh lệch của doanh số cho vay sẽ giảm dần.
4.1.3. Phân tích doanh số thu nợ
Là toàn bộ các món nợ mà ngân hàng đã thu về từ các khoản cho vay của ngân hàng kể cả năm nay và những năm trước đó.
4.1.3.1. Phân tích doanh số thu nợ DN N&V theo thời gian vay:
Bảng 9: Doanh số thu nợ DN N&V theo thời gian vay
Đvt: Triệu đồng Chênh lệch 2005/2004 Chênh lệch 2006/2005 Năm 2004 2005 2006 Số tiền % Số tiền % DNNVV 2.267.970 2.409.311 2.679.517 141.341 6,23 270.207 11,22 1. Ngắn hạn 1.825.173 1.896.956 2.164.979 71.783 3,93 268.023 14,13 2. Trung dài hạn 442.797 512.354 514.539 69.557 15,71 2.184 0,43 (Nguồn: Phòng kế toán NH CT-CT)
Doanh số thu nợ DN N&V trong năm 2004 là 2.267.970 (tr đồng), năm 2005 là 2.409.311 (tr đồng) tăng 141.341 (tr đồng) so với năm 2004 (tăng 6,23%) và đạt mức 2.679.517 (tr đồng) vào năm 2006 tức là tăng 270.207 (tr đồng) so với năm 2005, về số tương đối là tăng 11,22%. Như vậy xét trong 3 năm gần đây doanh số thu nợ DN N&V tại NH CT-CT tăng tương đối nhanh, chứng tỏ trong hời gian gần dây Ngân hàng đã chú trọng hơn trong công tác thu nợ, đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn. Cụ thể