Doanh số thu nợ DN N&V theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH Công Thương Cần Thơ (Trang 37 - 39)

Bảng 10: Doanh số thu nợ DN N&V theo thành phần kinh tế

Đvt: Triệu đồng Chênh lệch 2005/2004 Chênh lệch 2006/2005 Năm 2004 2005 2006 Số tiền % Số tiền % DNNVV 2.267.970 2.409.311 2.679.517 141.341 6,23 270.207 11,22 DN quốc doanh 1.052.326 593.544 376.221 -458.782 -43,60 -217.323 -36,61 DN ngoài quốc doanh 1.215.644 1.815.767 2.303.296 600.123 49,37 487.529 26,85 1. Công ty CP và TNHH 955.531 1.412.641 1.773.465 457.109 47,84 360.824 25,54 2. DN tư nhân 260.113 403.126 529.831 143.013 54,98 126.705 31,43 (Ngun: Phòng kế toán NH CT-CT)

Doanh số thu nợ của DN N&V thuộc thành phần kinh tế quốc doanh năm 2004 là 1.053.326 (tr đồng). Qua năm 2005, đạt 593.544 (tr đồng) giảm về số tuyệt đối là 458.728 (tr đồng) tương ứng bằng 43,6% so với năm 2004. Và đạt 376.221 (tr đồng) trong năm 2006, tiếp tục giảm 217.323 (tr đồng) xét về số tuyệt đối, xét theo số tương đối là giảm 36,61% so với năm 2005.

Đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, Ngân hàng phân chia thành loại hình: Công ty CP và TNHH và Doanh nghiệp tư nhân. Doanh số thu nợ DN N&V của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh trong năm 2004 là 1.215.644 (tr đồng), trong năm 2005 là 1.815.767 (tr đồng) tăng 600.123 (tr đồng) (bằng 49,37%) so với năm 2004 và đạt doanh số 2.303.296 (tr đồng) trong năm 2006, tăng 487.529 (tr đồng) về số tuyệt đối tương ứng 26,85% so với năm 2005. Xét theo từng thành phần thì:

- Đối với thành phần DN N&V thuộc loại hình Công ty CP và TNHH: + Doanh số thu nợ trong năm 2004 đạt 955.531 (tr đồng)

+ Doanh số thu nợ trong năm 2005 đạt 1.412.641 (tr đồng), tăng so với năm 2004 là 457.109 (tr đồng) xét về số tuyệt đối, tương đương với 47,48% so với năm 2004.

+ Doanh số thu nợ trong năm 2006 đạt 1.773.465 (tr đồng), tăng 360.824 (tr đồng) so với năm 2005 tương ứng với số tương đối là 25,54%

+ Tốc độ tăng của doanh số thu nợ của thành phần này tăng tương đối nhạnh qua 3 năm, nhanh nhất là trong năm 2005 bằng 47,84% so với năm 2004 và đạt doanh số cao nhất trong năm 2006 với số tiền là 1.773.465 (tr đồng).

- Đối với thành phần DN N&V thuộc thành phần kinh tế Doanh nghiệp tư nhân: + Doanh số thu nợ của thành phần này trong năm 2004 đạt 260.113 (tr đồng)

+ Qua năm 2005, doanh số đạt 403.126 (tr đồng), tăng 143.013 (tr đồng) tương đương với 54,98% so với năm 2004

+ Doanh số tiếp tục tăng và đạt 529.832 (tr đồng) trong năm 2006, tăng về số tuyệt đối là 126.705 (tr đồng) và về số tương đối là 31,43% so với năm 2005.

+ Nhìn chung tốc độ tăng của doanh số thu nợ của thành phần này tăng nhanh qua 3 năm gần đây, tốc độ tăng nhanh nhất là trong năm 2005 tương đương với 54,98% so với năm 2004, và đạt doanh số cao nhất trong năm 2006 với số tiền là 529.831 (tr đồng).

Biểu đồ 5: Doanh số thu nợ DN N&V theo thành phần kinh tế

0 500000 1000000 1500000 2000000 2500000 3000000 Tr đồng 2004 2005 2006 Năm DS thu nợ DNNVV DN ngoài QD DNQD Qua biểu đồ ta có thể rút ra một số nhận xét sau:

- Tổng doanh số thu nợ DN N&V có xu hướng tăng qua 3 năm

- Qua 3 năm doanh số thu nợ DN N&V thuộc thành phần kinh tế quốc doanh có xu hướng giảm. Nguyên nhân là trong những năm gần đây Ngân hàng đã hạn chế cho vay đối với thành phần kinh tế quốc doanh, đối với những trường hợp đồng ý cho vay thì luôn có sự thẩm định kỹ càng và phải có tài sản bảo đảm.

- Doanh số thu nợ DN N&V thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh luôn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng doanh số thu nợ DN N&V. Và mức độ chênh lệch ngày càng lớn trong tổng cơ cấu, nguyên nhân là do doanh số thu nợ của thành phần doanh nghiệp quốc doanh giảm đi trong tổng thể.

Sở dĩ doanh số thu nợ tăng là do:

- Ngân hàng cẩn thận trong việc thẩm định khách hàng vay nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro trong hoạt động tín dụng.

- Năng lực làm việc của cán bộ tín dụng ngày càng được chú trọng nâng cao đã giúp họ quan sát và lựa chọn khách hàng cho vay: trước, trong và sau khi cho vay cán bộ tín dụng luôn quan sát theo dõi việc cho vay, họ luôn nhắc nhở khách hàng khi đến kỳ trả nợ qua những câu giao tiếp với thiện chí đã góp phần tạo thuận lợi trong công tác thu nợ của mình.

- Phần lớn các khoản cho vay là ngắn hạn, việc quản lý cũng như thu hồi nợ sẽ nhanh chóng hơn giúp Ngân hàng tránh được rủi ro bởi vì cho vay với kỳ trả nợ dài hạn sẽ có biến động nhiều do hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều yếu tố: cạnh tranh, thị trường, giá cả,…nhưng nếu vì lý do đó mà hạn chế cho vay dài hạn Ngân hàng sẽ mất đi phần lợi nhuận không nhỏ từ hoạt động cho vay dài hạn.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH Công Thương Cần Thơ (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)