Đánh giá rủi ro của hoạt động chovay doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH Công Thương Cần Thơ (Trang 42)

4.2.1. Phân tích tình hình n quá hn

Là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ khi đến hạn mà khách hàng không trả được cho ngân hàng mà không có nguyên nhân chính đáng thì ngân hàng sẽ chuyển từ tài khoản dư nợ sang tài khoản quản lý khác gọi là nợ quá hạn. Nợ quá hạn là chỉ tiêu phản ánh chất lượng của nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng.

4.2.1.1. Tình hình n quá hn DN N&V theo thi gian vay:

Bảng 13: Tình hình nợ quá hạn DN N&V theo thời gian vay

Đvt: Triệu đồng Chênh lệch 2005/2004 Chênh lệch 2006/2005 Năm 2004 2005 2006 Số tiền % Số tiền % DNNVV 2.309 5.662 11.835 3.353 145,18 6.173 109,03 1. Ngắn hạn 1.302 1.599 2.858 297 22,82 1.259 78,69 2. Trung dài hạn 1.007 4.063 8.977 3.056 303,41 4.914 120,97 (Ngun: Phòng kế toán NH CT-CT)

Tình hình nợ quá hạn DN N&V của Ngân hàng trong 3 năm gần đây nhìn chung có xu hướng tăng nhanh. Cụ thể, nợ quá hạn DN N&V trong năm 2004 là 2.309 (tr đồng), qua năm 2005 là 5.662 (tr đồng) tăng 3.353 (tr đồng) về số tuyệt đối, tương đương với 145,18% so với năm 2004. Trong năm 2006, nợ quá hạn DN N&V vẫn tiếp tục tăng nhanh đạt 11.835 (tr đồng), tức là tăng 6.173 (tr đồng) về số tuyệt đối, tương đương với 109,03% so với năm 2005. Như vậy rõ ràng tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng trong những năm gần đây nhìn chung không khả quan lắm, tốc độ tăng trưởng của nợ quá hạn DN N&V luôn ở mức khá cao (hơn gấp 2 lần so với năm trước). Để làm rõ hơn về mức độảnh hưởng ta tiếp tục xem xét đến các nhân tố khác:

* Nợ quá hạn DN N&V theo thời gian là ngắn hạn:

- Số dư nợ quá hạn trong năm 2004 là 1.303 (tr đồng) là mức thấp nhất trong 3 năm gần đây.

- Qua năm 2005, số dư nợ quá hạn là 1.599 (tr đồng), tăng 297 (tr đồng) so với năm 2004 về số tuyệt đối, tương đương với 22,82% của năm 2004.

- Trong năm 2006, số dư nợ quá hạn vẫn tiếp tục tăng đạt số dư là 2.858 (tr đồng), tăng về số tuyệt đối là 1.259 (tr đồng) và về số tương đối là 78,69% so với năm 2005

- Như vậy, trong 3 năm gần đây, số dư nợ quá hạn của DN N&V theo thời gian vay là ngắn hạn liên tục tăng, tốc độ tăng hằng năm là 22,82% ở năm 2005 và 78,69% ở năm 2006. Nếu xét trên tổng thể nợ quá hạn của DN N&V thì tốc độ tăng như vậy là thấp hơn tốc độ tăng hằng năm của tổng thể.

* Nợ quá hạn DN N&V theo thời gian vay là trung dài hạn:

- Số dư nợ quá hạn trong năm 2004 là 1.007 (tr đồng), đây cũng là năm mà số dư nợ quá hạn ở mức thấp nhất trong 3 năm gần đây.

- Trong năm 2005, số dư nợ quá hạn là 4.063 (tr đồng), tăng 3.056 (tr đồng) về số tuyệt đối và là 303,41% so với năm 2004.

- Trong năm 2006, số dư nợ quá hạn ở mức 8.977 (tr đồng), tăng 4.914 (tr đồng) tương ứng với 120,97% so với năm 2005.

- Như vậy, qua 3 năm, số dư nợ quá hạn DN N&V theo thời gian vay là trung dài hạn liên tục tăng ở mức cao Tốc độ tăng nhanh nhất là ở năm 2005 (303,41% so với năm 2004) và đạt số dư cao nhất ở năm 2006 với số tiền là 8.977 (tr đồng)

Biểu đồ 8: Nợ quá hạn DN N&V theo thời gian vay

2309 5662 11835 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 Tr đồng 2004 2005 2006 Năm Tổng nợ QH DNNVN Nợ QH trung dài hạn Nợ QH ngắn hạn Từ biểu đồ trên ta có thể rút ra nhận xét:

- Tổng dư nợ quá hạn DN N&V tăng nhanh qua các năm, nhanh nhất là trong năm 2006 với số dư nợ quá hạn cuối năm là 11.853 (tr đồng)

- Cả dư nợ quá hạn DN N&V theo thời gian là ngắn hạn và trung dài hạn đều tăng qua 3 năm. Đặc biệt, dư nợ quá hạn DN N&V theo thời gian là trung dài hạn có tốc độ tăng nhanh hơn rõ rệt.

- Có thể nhận thấy mức độ chênh lệch giữa nợ quá hạn trung dài hạn và nợ quá hạn ngắn hạn được thể hiện rất rõ trong năm 2006. Điều này cũng có thể lý giải là do doanh số cho vay các khoản vay trung dài hạn lớn hơn và vì các khoản vay trung dài hạn có rủi ro cao hơn. Tuy nhiên, Ngân hàng cũng nên chú ý thực trạng này để có giải pháp nhằm hạn chế nợ quá hạn đảm bảo hoạt động an toàn và hệu quả hơn.

4.2.1.2. Tình hình n quá hn DN N&V theo thành phn kinh tế:

Bảng 14: Tình hình nợ quá hạn DN N&V theo thành phần kinh tế

Đvt: Triệu đồng Chênh lệch 2005/2004 Chênh lệch 2006/2005 Năm 2004 2005 2006 Số tiền % Số tiền % DNNVV 2.309 5.662 11.835 3.353 145,20 6.173 109,01 DN quốc doanh 1.096 3.230 5.256 2.134 194,69 2.026 62,73 DN ngoài quốc doanh 1.213 2.432 6.579 1.219 100,48 4.146 170,47 1. Công ty CP và TNHH 988 1.617 3.748 629 63,69 2.131 131,76 2. DN tư nhân 225 815 2.831 590 261,74 2.016 247,24 (Ngun: Phòng kế toán NH CT-CT)

Biểu đồ 9: Tình hình nợ quá hạn DN N&V theo thành phần kinh tế

0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 Tr đồng 2004 2005 2006 Năm Nợ QH DNNVV DN QD DN ngoài QD

Nợ quá hạn DN N&V thuôc thành phần kinh tế quốc doanh năm 2004 là 1.096 (tr đồng). Qua năm 2005, số dư nợ quá hạn là 3.230 (tr đồng), tăng về số tuyệt đối là 2.134 (tr đồng) so với năm 2004 (tương đương với 194,69% năm trước). Đến năm 2006, số dư nợ quá hạn tiếp tục tăng đạt số dư là 5.256 (tr đồng), tăng về số tuyệt đối là 2.026 (tr đồng) về số tuyệt đối, xét theo số tương đối là 62,73% của năm 2005. Như vậy, qua 3 năm, nợ quá hạn DN N&V theo thành phần kinh tế doanh nghiệp quốc doanh liên tục tăng, tăng nhanh nhất là trong năm 2005 và có xu hướng chậm lại trong năm 2006.

Nợ quá hạn DN N&V theo thành phần kinh tế là doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tiên tục tăng với tốc độ nhanh qua 3 năm gần đây, nhìn chung số dư nợ quá hạn của năm sau gấp 2 lần so với số dư của năm trước. Cụ thể, trong năm 2004, số dư nợ quá

hạn DN N&V thuộc thành phần doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 1.213 (tr đồng). Qua năm 2005, số dư là 2.432 (tr đồng), so với năm 2004 thì có tăng về số tuyệt đối là 1.219 (tr đồng), xét theo số tương đối là 100,48% của năm 2004. Đến năm 2006 có số dư là 6.579 (tr đồng), so với năm 2005 thì tăng về số tuyệt đối là 4.146 (tr đồng) tương ứng với số tương đối là 170,47% của năm 2005. Nếu xét theo từng loại hình DN N&V riêng biệt thì:

* Công ty CP và TNHH:

- Số dư nợ quá hạn trong năm 2004 là 988 (tr đồng), đây là năm có số dư nợ quá hạn thấp nhất trong 3 năm.

- Số dư nợ quá hạn trong năm 2005 là 1.617 (tr đồng), tăng 629 (tr đồng) về số tuyệt đối, tương đương 63,69% so với năm 2004.

- Số dư nợ quá hạn trong năm 2006 là 3.748 (tr đồng), tăng 2.131 (tr đồng) về số tuyệt đối, tương đương 131,76% so với năm 2005. Đây là năm có tốc độ tăng cao nhất trong 3 năm và có số dư nợ quá hạn lớn nhất.

* Doanh nghiệp tư nhân:

- Năm 2004, số dư nợ quá hạn là 225 (tr đồng), đây là năm có số dư nợ quá hạn thấp nhất của thành phần này

- Năm 2005, số dư nợ quá hạn là 815 (tr đồng), so sánh với năm 2004 thì có tăng về số tuyệt đối là 590 (tr đồng), tương đương với 261,74% của năm 2004. Đây là năm có tốc độ tăng nhanh nhất trong 3 năm gần đây.

- Năm 2006, số dư nợ quá hạn tiếp tục tăng đạt 2.831 (tr đồng), đây là năm có số dư nợ quá hạn lớn nhất. So sánh với năm 2005, tăng về số tuyệt đối là 2.016 (tr đồng) tương đương với 247,24% của năm 2005.

Như vậy, từ thực trạng nợ quá hạn DN N&V theo thành phần kinh tế ta có thể rút ra một số nhận xét:

- Nợ quá hạn của DN N&V ở Ngân hàng liên tục tăng qua 3 năm gần đây, tốc độ tăng hằng năm là tương đối nhanh, đặc biệt là năm 2006.

- Nợ quá hạn của DN N&V thuộc thành phần kinh tế là doanh nghiệp quốc doanh có xu hướng giảm bớt trong tổng thể. Ngược lại, nợ quá hạn DN N&V thuộc thành phần ngoài quốc doanh lại đang tăng lên và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng thể.

- Trong cơ cấu nợ quá hạn của DN N&V thuộc thành phần doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì nợ quá hạn của loại hình Công ty CP và TNHH vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Tuy nhiên, trong 3 năm gần đây thì số dư nợ quá hạn của DN N&V thuộc loại hình doanh nghiệp tư nhân đang tăng lên với tốc độ nhanh hơn và ngày càng chiếm tỷ trọng càng lớn trong tổng thể.

4.2.2. Thc trng ri ro tín dng doanh nghip nh và va ti Ngân hàng hàng

Trong nền kinh tế thị trường, các NHTM luôn luôn phải đương đầu với các áp lực cạnh tranh và rủi ro, đó là rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro hối đoái,… Nhưng trong đó rủi ro tín dụng là rủi ro lớn nhất, nếu xảy ra trên diện rộngthì hậu quả có thể tác động đến hoạt động kinh doanh, đe dọa sự tồn tại của các Ngân hàng và ảnh hưởng trầm trọng đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Rủi ro tín dụng được xem xét dựa trên mối tương quan giữa nợ quá hạn và dư nợ. Nếu tỷ lệ lợ quá hạn trên dư nợ ngày càng thấp thì chứng tỏ chất lượng tín dụng của Ngân hàng ngày càng cao đồng thời Ngân hàng có thể kiểm soát được rủi ro tín dụng, và ngược lại.

Bảng 15: Tình hình nợ quá hạn DN N&V trên tổng dư nợ DN N&V

Chỉ tiêu Đvt 2004 2005 2006

Nợ quá hạn DN N&V Triệu đồng 2.309 5.662 11.835 Tổng dư nợ DN N&V Triệu đồng 1.120.154 919.755 483.635

Nợ quá hạn DN N&V

Tổng dư nợ DN N&V % 0,21 0,62 2,45

Qua bảng số liệu ta nhận thấy nguy cơ rủi ro tín dụng DN N&V của Ngân hàng rất rõ rệt. Điều này được thể hiện qua chỉ tiên nợ quá hạn DN N&V trên tổng dư nợ DN N&V tuy vẫn ở mức chấp nhận được nhưng liên tục tăng qua 3 năm gần đây, đặc biệt là trong năm 2006. Cụ thể, năm 2004 chỉ tiêu này là 0,21%, năm 2005 là 0,62% và tăng đột biến trong năm 2006 lên đến 2,45%. Khi mà tổng dư nợ DN N&V không tăng thậm chí có xu hướng giảm bớt, trong khi nợ quá hạn lại liên tục tăng qua 3 năm là lý do thay đối của chỉ tiêu này. Trước tiên, với vị thế là một trong 4 Ngân hàng lớn hàng đầu Việt Nam, chiếm hơn 21% thị phần thì Ngân hàng vẫn chưa gặp phải rủi ro tín dụng, số lượng nợ quá hạn vẫn trong khả năng kiểm soát của Ngân hàng. Tuy tỷ lệ này liên tục tăng qua các năm, nhưng cũng có lý do chủ quan là việc tách chi nhánh Trà Nóc thành chi nhánh cấp 1, nên chi nhánh Cần Thơ phải tách dư nợ nhưng giữ lại

chi phí dẫn đến hiệu quả hoạt động trong những năm qua không cao. Tuy nhiên, Ngân hàng cũng cần có nhiều biện pháp tích cực để hạn chế nợ quá hạn, tránh rơi vào tình trạng chay theo lợi nhuận của những khoản vay mà không lường trướckhả năng nợ quá hạn sẽ tăng trong tương lại, đồng thời Ngân hàng cũng cần có biện pháp xử lý những khoản nợ quá hạn đang tồn tại.

4.2.3. Nhng bin pháp hn chế ri ro mà Ngân hàng đang thc hin

Hạn chế và xử lý nợ quá hạn (NQH không phải là một vấn đề mới, nhưng nó là vấn đề luôn mang tính thời sự trong hoạt động kinh doanh của các NHTM. Do vậy, tìm giải pháp hạn chế NQH luôn mang tính cấp thiết và có ý nghĩa quan trọng đôiư s với các Ngân hàng nói chung và Ngân hàng Công Thương Cần Thơ nói riêng. Hiện tại Ngân hàng đã và đang thực hiện một số giải pháp nhằm hạn chế nợ quá hạn sau:

Mt là: Gii pháp ngăn nga.

Ngăn ngừa NQH là một trong những giải pháp phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, có ý thức từ người điều hành, lẵnh đạo đến cán bộ công nhân viên trong toàn chi nhánh, đặc biệt là độ ngũ cán bộ tín dụng. Một trong những thành công trong việc nâng cao chất lượng tín dụng đó chính là thực hiện biện pháp ngăn ngừa NQH ngay từ lúc phát sinh món vay mới cho dến khi thu hồi nợ gốc và lãi. Thông qua việc: Thực hiện nghiêm túc quy trình tín dụng theo quy chế cho vay mới; Thực hiện đầy đủ các quy định về đảm bảo tiền vay; Tăng cường và nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng, nâng cao chất lượng thẩm định đầu tư, thẩm định khách hàng vay vốn trên các phương diện năng lực pháp lý, năng lực tài chính, môi trường, hiệu quả kinh doanh và khả năng trả nợ, thẩm định tính khả thi của dự án sản xuất kinh doanh; Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động tín dụng

Hai là: Bin pháp x

- Tổ chức phân tích NQH theo định kỳ: Việc phân tích các khoản NQH có ý nghĩa rất quan trọng, nó giúp Ngân hàng Công Thương Cần Thơ nắm được thực trạng NQH nói chung của dơn vị và thực trạng từng loại cho vay, từng nhóm khách hàng và từng khách hàng cụ thể trên cơ sở đó có thể xử lý nợ một cách thích hợp và có hiệu quả cao.

- Thực hiện các biện pháp xử lý nợ thích hợp: Song song với việc đôn đốc thu hồi nợ, Ngân hàng đã xem xét thực hiện các biện pháp xử lý nợ thích hợp dối với từng khoản vay. Đây là những biện pháp xử lý được áp dụng nhằm giúp các khách hàng có

NQH khắc phục khó khăn về tài chính, khôi phục, duy trì sản xuất kinh doanh. Một số biện pháp theo quy định hiện nay như gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ, miễn giảm tiền lãi vay,…

- Xử lý bằng quỹ dự phòng bù dắp rủi ro: Xử lý rủi ro trong kinh doanh tín dụng bằng quỹ dự phòng bù đắp rủi ro là một trong những biện pháp quan trọng để lành mạnh hóa tài chính của Ngân hàng. Hiện nay Ngân hàng đang và sẽ thực hiện tốt một số vấn đề: thực hiện nghiêm túc và chính xác việc phân loại tài sản có, trích lấp quỹ dự phòng thưo đúng quy định, áp dụng triệt để các biện pháp tận thu, lập hồ sơ xử lý đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ,…

Ba là: Bin pháp thu hi n

- Hiện nay Ngân hàng đã có tiểu ban xử lý và thu hồi nợ tồn đọng (được thành lập từ 2002). Việc xử lý và thu hồi NQH là công việc rất phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều cấp. Những thành viên của tiểu ban xứ lý và thu hồi nợ là những người có đủ khả năng, thẩm quyền giải quyết, xử lý các món nợ; được giao nhiệm vụ và quyền hạn rõ ràng; trực tiếp và thường xuyên phân tích, xử lý và thu hồi các khoản nợ tồn đọng, NQH khó đòi.

- Khai thác các tài sản đảm bảo nợ vay: Tài sản đảm bảo nợ vay là nguồn thu nợ thứ hai của Ngan hàng, khi phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng bị phá sản hoặc kém hiệu quả và không có khả năng trả nợ. Vì vậy, sau khi thực hiện các biện pháp đôn đốc, xử lý nợ, khách hàng vẫn không trảđược nợ, Ngân hàng phải tiến hành xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ. Đây được coi là môt biện pháp quan trọng trong việc xử lý NQH của Ngân hàng. Ngân hàng đã tiến hành rà soát lại toàn bộ hồ sơ, thủ tục bảo đảm tiền vay. Việc xử lý phải khẩn trương, kiên quyết, nhanh chóng để có thể thu hồi dược các khoản nợ vay.

4.3. Đánh giá hiu qu hot động cho vay doanh nghip nh và va qua các ch tiêu. ch tiêu. 4.3.1. Vòng quay vn tín dng: Bảng 16: Vòng quay vốn tín dụng DN N&V Chỉ tiêu Đvt 2004 2005 2006

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH Công Thương Cần Thơ (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)