Thực trạng rủi ro tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH Công Thương Cần Thơ (Trang 47 - 48)

hàng

Trong nền kinh tế thị trường, các NHTM luôn luôn phải đương đầu với các áp lực cạnh tranh và rủi ro, đó là rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro hối đoái,… Nhưng trong đó rủi ro tín dụng là rủi ro lớn nhất, nếu xảy ra trên diện rộngthì hậu quả có thể tác động đến hoạt động kinh doanh, đe dọa sự tồn tại của các Ngân hàng và ảnh hưởng trầm trọng đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Rủi ro tín dụng được xem xét dựa trên mối tương quan giữa nợ quá hạn và dư nợ. Nếu tỷ lệ lợ quá hạn trên dư nợ ngày càng thấp thì chứng tỏ chất lượng tín dụng của Ngân hàng ngày càng cao đồng thời Ngân hàng có thể kiểm soát được rủi ro tín dụng, và ngược lại.

Bảng 15: Tình hình nợ quá hạn DN N&V trên tổng dư nợ DN N&V

Chỉ tiêu Đvt 2004 2005 2006

Nợ quá hạn DN N&V Triệu đồng 2.309 5.662 11.835 Tổng dư nợ DN N&V Triệu đồng 1.120.154 919.755 483.635

Nợ quá hạn DN N&V

Tổng dư nợ DN N&V % 0,21 0,62 2,45

Qua bảng số liệu ta nhận thấy nguy cơ rủi ro tín dụng DN N&V của Ngân hàng rất rõ rệt. Điều này được thể hiện qua chỉ tiên nợ quá hạn DN N&V trên tổng dư nợ DN N&V tuy vẫn ở mức chấp nhận được nhưng liên tục tăng qua 3 năm gần đây, đặc biệt là trong năm 2006. Cụ thể, năm 2004 chỉ tiêu này là 0,21%, năm 2005 là 0,62% và tăng đột biến trong năm 2006 lên đến 2,45%. Khi mà tổng dư nợ DN N&V không tăng thậm chí có xu hướng giảm bớt, trong khi nợ quá hạn lại liên tục tăng qua 3 năm là lý do thay đối của chỉ tiêu này. Trước tiên, với vị thế là một trong 4 Ngân hàng lớn hàng đầu Việt Nam, chiếm hơn 21% thị phần thì Ngân hàng vẫn chưa gặp phải rủi ro tín dụng, số lượng nợ quá hạn vẫn trong khả năng kiểm soát của Ngân hàng. Tuy tỷ lệ này liên tục tăng qua các năm, nhưng cũng có lý do chủ quan là việc tách chi nhánh Trà Nóc thành chi nhánh cấp 1, nên chi nhánh Cần Thơ phải tách dư nợ nhưng giữ lại

chi phí dẫn đến hiệu quả hoạt động trong những năm qua không cao. Tuy nhiên, Ngân hàng cũng cần có nhiều biện pháp tích cực để hạn chế nợ quá hạn, tránh rơi vào tình trạng chay theo lợi nhuận của những khoản vay mà không lường trướckhả năng nợ quá hạn sẽ tăng trong tương lại, đồng thời Ngân hàng cũng cần có biện pháp xử lý những khoản nợ quá hạn đang tồn tại.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH Công Thương Cần Thơ (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)