Bảng 7: Doanh số cho vay DN N&V theo thời gian vay
Đvt: triệu đồng Chênh lệch 2005/2004 Chênh l2006/2005 ệch Năm 2004 2005 2006 Số tiền % Số tiền % DNNVV 2.095.007 2.208.911 2.243.397 113.904 5,44 34.486 1,56 1. Ngắn hạn 1.846.597 1.770.944 1.855.477 -75.653 -4,10 84.534 4,77 2. Trung dài hạn 248.411 437.968 387.920 189.557 76,31 -50.048 -11,43 (Nguồn: Phòng kế toán NH CT-CT)
Biểu đồ 3: Doanh số cho vay DN N&V theo thời gian vay 0 500000 1000000 1500000 2000000 2500000Tr đồng 2004 2005 2006 Năm Tổng Ngắn hạn Trung dài hạn
Tại Ngân hàng Công Thương Cần Thơ, doanh số cho vay doanh nghiệp Nhỏ và vừa có xu hướng tăng qua hằng năm. Cụ thể, năm 2005 doanh số cho vay DN N&V là 2.208.911 (tr đồng) tăng 113.904 (tr đồng) so với năm 2004 tương ứng với 5,44%. Qua năm 2006, tốc độ tăng có giảm nhẹ so với năm 2005, về số tuyệt đối là 34.486 (tr đồng) tương ứng với 1,56% so với năm 2005.
Tuy gần đây doanh số cho vay trung và dài hạn có tăng và doanh số cho vay ngắn hạn có xu hướng ổn định nhưng nhìn chung, doanh số cho vay trung và dài hạn vẫn chỉ chiểm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng doanh số cho vay. Cụ thể, doanh số cho vay Ngắn hạn trong năm 2005 giảm so với năm 2004, xét về số tuyệt đối là 75.653 (tr đồng) tương ứng với 4,1%. Tuy nhiên sang năm 2006, doanh số cho vay ngắn hạn lại tăng lên đạt 2.243.397 (tr đồng) tăng 84.534 (tr đồng) và về số tương đối là 4,77% so với năm 2005. Sự tăng giảm trong 2 năm 2005, 2006 của doanh số cho vay ngắn hạn cũng là nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi tỷ trọng của doanh số cho vay trung và dài hạn trong tổng cơ cấu. Cụ thể, năm 2005 là năm mà doanh số cho vay trung và dài hạn có tốc độ tăng trưởng cũng như là doanh sô cho vay đạt mức cao nhất, tăng 76,31% so với năm 2004 đạt mức 437.968 (tr đồng). Qua năm 2006, vì doanh số cho vay ngắn hạn có xu hướng tăng trở lại nên doanh số cho vay trung và dài hạn giảm 11,43% so với năm 2005 xét về số tương đối và 50.048 (tr đồng) xét về số tuyệt đối.
Tóm lại, mặc dù có sự thay đổi qua từng năm nhưng doanh số cho vay ngắn hạn vẫn chiểm một tỷ lệ rất lớn trong tổng doanh số cho vay, khoảng hơn 4 lần. Sự mất cân đối này có nguyên nhân từ 2 phía, phía Ngân hàng và cả phía của doanh nghiệp:
- Về phía của Ngân hàng:
+ Rõ ràng Ngân hàng sử dụng vốn huy động trong dân chúng và của các tổ chức kinh tế khác để cho vay. Nhưng hiện nay ít có cá nhân hay tổ chức nào lại gởi tiền Ngân hàng với kỳ hạn quá 12 tháng. Vì vậy hiện nay hầu hết các Ngân hàng đều sử dụng vốn huy động ngắn hạn để cho vay dài hạn, điều này tiềm ẩn rủi ro rất lớn cho Ngân hàng.
+ Thời hạn vay luôn tỷ lệ thuận với rủi ro, vì vậy đối với các khoản vay trung và dài hạn luôn được Ngân hàng chú ý rất kỹ khâu thẩm định, điều này cũng góp phần hạn chế sự tăng trương của doanh số cho vay trung và dài hạn.
- Về phía các DN N&V:
+ Đa phần các doanh nghiệp vay vốn để đáp ứng nhu cầu vốn trong ngắn hạn, chưa có nhu cầu vốn để đầu tư mở rộng sản xuất. Nên các khoản vay đa phần là vay ngắn hạn
+ Đối với các doanh nghiệp cần vay vốn trung và dài hạn để mở rộng sản xuất kinh doanh thì cũng rất ít các DN xây dựng được các phương án/dự án khả thi để vay vốn, điều này làm giảm mức tín nhiệm của Ngân hàng đối với doanh nghiệp gây khó khăn cho doanh nghiệp.