4.3.31 Hoàn thiện tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực a) Lý do: Muốn nâng cao được chất lượng và hiệu quả công tác quản lý thuế TNCN thì trước tiên phải hoàn thiện tổ chức bộ máy và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
b) Mục đích: Tạo sự thay đổi và chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và quyền thực thi quyền lực Nhà nước trong công tác quản lý thuế từ bộ máy quản lý đến chất lượng đội ngũ cán bộ công chức thuế.
c) Các biện pháp thực hiện
- Cải tiến, tổ chức lại bộ máy và phân công phối hợp
Nghiên cứu và áp dụng mô hình quản lý thuế theo chức năng kết hợp với quản lý theo nhóm đối tượng hợp lý, khoa học, hiệu quả. Tăng cường sự phối hợp giữa các bộ phận quản lý thuế theo chức năng đảm bảo sự liên kết trong thực hiện, tránh sự chồng chéo giữa các chức năng quản lý thuế. Phát huy vai trò chỉ đạo, điều hành cấp độ chiến lược của Tổng cục Thuế, tăng cường phân cấp, phân quyền cho CQT các cấp. Nghiên cứu thành lập bộ phận chuyên nghiệp quản lý sự thay đổi để nắm bắt, đánh giá những thay đổi của môi trường bên trong và bên ngoài có tác động đến hoạt động của ngành thuế, theo dõi và đề xuất xử lý kịp thời các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện các giải pháp cải cách hệ thống thuế. Đồng thời tổ chức cơ cấu lại nguồn nhân lực, đảm bảo giảm dần tỷ trọng cán bộ, công chức làm ở các bộ phận gián tiếp, tăng cường nguồn nhân lực cho những chức năng quản lý thuế chính để nâng cao hiệu quả quản lý thuế.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 91
Để giảm chi phí quản lý nói chung cho các cơ quan nhà nước, trong đó có CQT, cần nghiên cứu triển khai mô hình quản lý thu thuế TNCN kết hợp với quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và chia sẻ thông tin giữa CQT và cơ quan bảo hiểm xã hội. Đây là đề án lớn và mang lại hiệu quả cao trong quản lý, giúp cơ quan quản lý nhà nước và NNT giảm chi phí trong thực hiện các thủ tục hành chính.
- Đào tạo lại và bồi dưỡng cán bộ, công chức thuế
Nhằm đáp ứng yêu cầu thực thi nhiệm vụ của CQT và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đáp ứng yêu cầu quản lý thuế TNCN nói riêng và ngành thuế nói chung theo hướng hiện đại, ngành thuế cần phải xây dựng và tổ chức bộ máy quản lý thuế hiện đại, hiệu lực, hiệu quả; cơ cấu lại nguồn nhân lực phù hợp; xây dựng đội ngũ cán bộ công chức thuế có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, trình độ chuyên môn chuyên sâu, chuyên nghiệp; đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực thi công vụ của cán bộ, công chức thuế.
Để đáp ứng yêu cầu đó, ngành thuế cần tập trung và đổi mới công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức thuế, đảm bảo tính liên kết giữa đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức mới với đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu theo từng chức năng, nhiệm vụ quản lý cho cán bộ, công chức thuế nhằm nâng cao năng lực, trình độ cho cán bộ ngành thuế, cụ thể:
+ Đối với những cán bộ, công chức mặc dù đã đáp ứng đủ các yêu cầu được tuyển dụng nhưng năng lực còn yếu, kinh nghiệm chưa có cần cho đi đào tạo, bồi dưỡng thêm để đáp ứng yêu cầu công việc thực tế.
+ Cần xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng trong suốt quá trình công tác của công chức từ khi là công chức mới vào ngành, thực hiện đào tạo cơ bản, đến bồi dưỡng nâng cao, chuyên sâu... để đảm bảo đáp ứng yêu cầu của ngành.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 92
Tăng cường hợp tác quốc tế về đào tạo chuyên sâu tại các nước tiên tiến, các nước có kinh nghiệm về lĩnh vực quản lý thuế TNCN. Trước mắt, có thể mời chuyên gia nước ngoài vào Việt Nam tổ chức các khoá bồi dưỡng chuyên sâu các nghiệp vụ kỹ thuật quản lý thuế TNCN, trong đó chú trọng bồi dưỡng chức năng hỗ trợ, thanh tra kiểm tra cho cán bộ thuế do đây là hai chức năng cơ bản và quan trọng của công tác quản lý thuế TNCN trong cơ chế quản lý thuế tự khai tự nộp thuế.
Bên cạnh đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, cần chú trọng việc đào tạo về đạo đức, tính liêm chính của cán bộ thuế. Thông qua đó, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức trong sạch, đảm bảo liêm chính trong thực thi công vụ, phòng ngừa ngăn chặn những hành vi gây phiền hà, nhũng nhiễu của cán bộ thuế đối với NNT...
4.3.3.2 Tăng cường cơ sở vật chất, tin học hóa công tác quản lý thuế
a) Lý do: Trong điều kiện hiện nay, giải pháp công nghệ thông tin có vai trò rất quan trọng trong đổi mới quản lý thuế nói chung, thuế TNCN nói riêng, nhằm giảm nhẹ khối lượng công việc, thuận lợi cho NNT.
b) Mục đích: Mục đích của việc tăng cường cơ sở vật chất, tin học hóa công tác quản lý là để tạo điều kiện tốt nhất và khả năng thích ứng cao khả năng xử lý, phân tích khối lượng thông tin, kết nối thông tin để quản lý nghĩa vụ nộp thuế của NNT, đồng thời nâng cao chất lượng phục vụ, cung cấp thông tin về thuế cho NNT một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất.
c) Các biện pháp thực hiện
- Điện tử hóa quy trình đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế và quyết toán thuế. Để công tác quản lý thuế ngày càng hiện đại, tự động hoá, thì cần phải phát triển một hệ thống công nghệ thông tin phục vụ cho công tác quản lý thuế trên cơ sở tái thiết kế quy trình quản lý thuế TNCN đảm bảo tính liên kết, tự động hoá cao gắn chặt với quá trình cải cách thủ tục hành chính thuế và áp dụng thuế điện tử; xây dựng hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, trụ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 93
sở làm việc, trang thiết bị tiên tiến, hiện đại, đồng bộ, phục vụ yêu cầu điện tử hoá tất cả các khâu quản lý thuế từ đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế và quyết toán thuế TNCN.
- Trên cơ sở đó, cần tập trung đẩy mạnh triển khai hệ thống ứng dụng quản lý thuế TNCN (Hệ thống PIT) trên diện rộng toàn quốc, đáp ứng chuyển đổi toàn bộ quy trình quản lý thuế TNCN trên hệ thống mới, hỗ trợ việc kiểm tra chéo thu nhập của từng cá nhân trên địa bàn toàn quốc. Hệ thống đảm bảo cho mục tiêu điện tử hoá theo quy trình quản lý thuế TNCN từ đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế, cũng như đáp ứng yêu cầu cho tương lai số NNT TNCN ngày càng tăng nhanh chóng.
- Tập trung phát triển hệ thống dịch vụ thuế điện tử, theo đó ngành thuế cần tiếp tục thực hiện lộ trình phát triển về dịch vụ công điện tử trong ngành thuế, vừa mở rộng hệ thống gửi tờ khai qua mạng (offline), kê khai trực tuyến (online); xây dựng cổng điện tử trao đổi thông tin về thuế với các Ngân hàng để thực hiện nộp thuế qua mạng, qua thẻ ATM, điện thoại; kết hợp với các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông để triển khai hệ thống hỗ trợ nhắn tin qua điện thoại (SMS); triển khai rộng hệ thống ứng dụng công nghệ Call Center tại Trung tâm giải đáp về thuế bằng điện thoại và các dịch vụ khác nhằm tạo thuận lợi nhất cho NNT thực hiện nghĩa vụ về thuế.
- Tập trung triển khai diện rộng hệ thống ứng dụng phục vụ NNT: ứng dụng đăng ký thuế điện tử, mở rộng kê khai thuế qua mạng, cung cấp dịch vụ thuế điện tử...Đồng thời, thiết kế cổng thông tin điện tử kết nối hệ thống mạng ngành thuế với mạng Internet; xây dựng hạ tầng giao tiếp với người dân, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và thông tin.
- Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu. Phải xây dựng cơ sở dữ liệu đảm bảo thông tin và đối chiếu chéo thông tin để quản lý thuế TNCN hiệu quả. Ngành thuế cần tập trung, đẩy mạnh xây dựng cơ sở dữ liệu NNT và tình hình thu, nộp thuế TNCN đầy đủ, chính xác, từng bước hình thành cơ sở dữ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 94
liệu về quản lý thuế TNCN tại Tổng cục Thuế. Xây dựng quy chế thu thập, cập nhật khai thác thông tin từ hệ thống cơ sở dữ liệu về NNT. Tiếp tục xây dựng, triển khai cơ chế phối hợp trao đổi thông tin với các cơ quan, ban, ngành, tổ chức có liên quan để thu thập thông tin về NNT TNCN vào cơ sở dữ liệu. Xây dựng kho cơ sở dữ liệu thí điểm lưu giữ các thông tin nhận từ bên thứ 3 (Cơ quan quản lý đăng ký kinh doanh, Hải quan, Ngân hàng,...).
Để công tác quản lý thuế TNCN mang lại kết quả thì yếu tố cơ sở vật chất đóng vai trò hết sức quan trọng. Ngoài yếu tố con người phải kể đến yếu tố cơ sở vật chất. Nếu cơ sở vật chất lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của công việc thì cũng không thể quản lý tốt được thuế TNCN.Cơ sở vật chất của Cục thuế, các Chi cục thuế cần phải được đầu tư, nâng cấp, hiện đại hóa nhằm phục vụ cho công tác quản lý thuế TNCN được nhanh chóng, hiệu quả.
Việc tiến hành nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin và các phần mềm quản lý thuế cho từng đơn vị phải đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng máy móc thiết bị để cho các bộ phận làm việc. Xây dựng quy trình kết nối thông tin với các cơ quan liên quan với nhau như: Cục thuế, Chi cục thuế, Kho bạc, Hải quan, các Ngân hàng để ĐTNT thực hiện nộp thuế nhanh gọn chính xác
Các khâu của quá trình quản lý thuế TNCN cần phải được quan lý bằng hệ thống tin hoc: Đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế, hoàn thuế…đồng thời xây dựng hệ thông hỗ trợ ĐTNT qua mạng, qua đường dây nóng.
Xây dựng được hệ thống quản lý dữ liệu của ĐTNT để có thể truy vấn được các thông tin có liên quan đến ĐTNT, kiểm soát được tình trạng thực hiện nghĩa vụ thuế, phân tích và quản lý được các trường hợp vi phạm. Xây dựng cơ sở dữ liệu từng cấp, mô hình trao đổi số liệu trong ngành thuế và tạo lập kho cơ sở dữ liệu tập trung trong toàn ngành thuế
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 95
Đẩy mạnh triển khai công tác tin học phải được áp dụng vào hết các khâu của quá trình quản lý thuế (Đăng ký thuế, kê khai thuế, quyết toán thuế, hoàn thuế, thanh kiểm tra thuế…), kiểm tra tờ khai, hồ sơ hoàn thuế các thông tin có liên quan có thể đối chiếu trong phạm vi toàn ngành thuế.
Xây dựng toàn bộ hệ thống thông tin về ĐTNT phù hợp chuẩn mực quốc tế, phục vụ yêu cầu công tác quản lý, công tác chỉ đạo điều hành thống nhất trong toàn bộ hệ thông cơ quan thuế từ Tổng cục thuế, Cục thuế, Chi cục thuế.
4.3.3.3 Tăng cường tuyên truyền và nâng cao chất lượng các dịch vụ hỗ
trợ người nộp thuế
a) Lý do: Tuyên truyền - Hỗ trợ NNT là một chức năng quan trong trong công tác quản lý thuế, thông qua công tác tuyên truyền hỗ trợ các tổ chức, DN và người sản xuất kinh doanh nắm được các chính sách pháp luật về thuế, qua đó các hành vi vi phạm pháp luật thuế đã được hạn chế.
b) Mục đích: Giúp tổ chức, cá nhân và NNT hiểu nắm bắt được kịp thời các chính sách pháp luật về thuế từ đó ý thức chấp hành pháp luật về thuế được nâng lên đảm bảo thực thi hiệu lực pháp luật về thuế.
c) Các biện pháp thực hiện
- Đổi mới phương thức, phát triển đa dạng, phong phú các hình thức tuyên truyền có tính giáo dục, thuyết phục cao như phim, tiểu phẩm, thi tìm hiểu pháp luật thuế, các ấn phẩm, khẩu hiệu, quảng bá về thuế... Nội dung tuyên truyền cần hướng trọng tâm vào cộng đồng dân cư tiềm năng, đảm bảo để tổ chức triển khai thực hiện tốt các quy định mới về thuế. Phân nhóm, phân loại NNT, từ đó xây dựng các biệp pháp, hình thức, nội dung tuyên truyền hỗ trợ phù hợp với từng nhóm đối tượng; bảo đảm tác động hiệu quả đến đối tượng được tuyên truyền; nâng cao tiện ích, giảm chi phí tuân thủ cho NNT và tiết kiệm chi phí quản lý cho CQT.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 96
- Phối hợp chặt chẽ, trực tiếp với các cơ quan, ban ngành, các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể, các tổ chức, hiệp hội, cá nhân... để triển khai rộng khắp và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền hỗ trợ như: cung cấp thông tin mới về chính sách, thủ tục về thuế, hỗ trợ các đại lý thuế thực hiện và nâng cao chất lượng dịch vụ hỗ trợ NNT; phối hợp với các cơ quan báo chí để tuyên truyền phản ánh kịp thời các chính sách thuế; thường xuyên tổ chức các buổi đối thoại với NNT, giải đáp kịp thời những vướng mắc của NNT trong quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế; phối hợp với Bộ Giáo dục triển khai thí điểm tiếp chương trình đưa giáo dục pháp luật thuế vào trường học... Thu nhận thông tin phản hồi từ các cơ quan, ban ngành, các tổ chức, hiệp hội, NNT... để nghiên cứu và hoàn thiện văn bản pháp luật thuế.
- Đẩy mạnh tiến độ triển khai Trung tâm hỗ trợ NNT. Trung tâm này sẽ cung cấp các dịch vụ, các hình thức tư vấn để NNT thực hiện đúng luật và có lợi. Theo đó, một số loại hình dịch vụ sẽ được cung cấp như: hướng dẫn cho phép NNT tiếp cận các văn bản pháp quy, hướng dẫn, biểu mẫu cần thiết cho họ hiểu rõ nghĩa vụ của mình; cung cấp thông tin giúp NNT có thể thực hiện nghĩa vụ thuế một cách thuận tiện, nhanh chóng và đảm bảo tính công bằng, minh bạch cho hệ thống thuế; tư vấn cung cấp thông tin có tính chuyên môn cao từ các chuyên gia trong lĩnh vực thuế cho NNT... Trung tâm hoạt động theo nguyên tắc phân tích, phân loại, mã hoá các vướng mắc thường gặp để hỗ trợ hiệu quả NNT, xây dựng cơ sở dữ liệu hỗ trợ giải đáp các vướng mắc của NNT áp dụng thống nhất trong toàn ngành thuế.
- Tự động hoá quy trình tiếp nhận giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính thuế của NNT thông qua phát triển các dịch vụ đăng ký, kê khai thuế qua mạng Internet; triển khai hình thức khai trực tuyến qua cổng thông tin điện tử ngành thuế; Mở rộng hình thức thu nộp thuế qua hệ thống ngân hàng thương mại, qua thẻ ATM...
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 97
- Công khai các thủ tục hành chính, quy trình nghiệp vụ quản lý tại trụ sở CQT các cấp, trên các phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử ngành thuế để NNT biết; tổ chức thu thập ý kiến phản hồi của NNT về việc thực thi pháp luật thuế của cán bộ, công chức thuế. Nâng cấp, vận hành các trang thông tin điện tử của ngành thuế và các trang thông tin của các Cục Thuế theo hướng thân thiện, thiết thực và hiệu quả.
- Xây dựng cơ chế tham vấn các đại lý thuế, NNT và các bên liên quan về thủ tục hành chính, chính sách thuế để từng bước cải cách và hoàn thiện pháp luật thuế.
- Đẩy mạnh việc xã hội hoá hoạt động hỗ trợ NNT (Hội đại lý thuế,