Những hạn chế cần nghiên cứu giải quyết

Một phần của tài liệu quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 83 - 91)

4.2.2.1. Còn b sót đội tượng np thuế

Hiện nay thu nhập của cá nhân chịu sự điều chỉnh của Luật thuế TNCN, vì vậy ĐTNT thuế TNCN sẽ được mở rộng hơn so với Pháp lệnh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 74

thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao trước đây. ĐTNT TNCN của luật quy định cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam. Sự phân biệt nơi cư trú của ĐTNT là rất quan trọng để xác định ĐTNT có phải nộp thuế ở mức nào, số thuế phải nộp là bao nhiêu. Việc chuyển cá nhân, hộ kinh doanh cá thể từ việc nộp thuế TNDN sang nộp thuế TNCN theo quy định của luật và mở rộng thêm các đối tượng cá nhân có thu nhập từ đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn và tài sản…vào diện nộp thuế TNCN sẽ đảm bảo công bằng hơn trong điều tiết thu nhập của cá nhân và phù hợp thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, do đặc đặc của thuế TNCN là điều tiết dựa trên khả năng thu nhập và yếu tố giảm trừ của ĐTNT nên không phải tất cả người có thu nhập đều phải nộp thuế mà ngoài các đối tượng có thu nhập thuộc diện miễn thuế, chỉ thực hiện điều tiết đối với những đối tượng có thu nhập đến mức phải kê khai nộp thuế sau khi trừ đi các khoản giảm trừ.

Yêu cầu đặt ra là phải quản lý trước hết là ĐTNT, quản lý được thu nhập và xác định chính xác đối tượng nào sẽ phải nộp thuế, hồ sơ, thủ tục và căn cứ pháp lý để thu thuế của các cá nhân. Muốn làm được điều đó công tác cấp MST cho tất ĐTNT là hết sức cần thiết và trách nhiện thuộc về CQT. Việc ĐTNT mà chưa được cấp MST trước tiên sẽ gây thiệt hại chính cho NNT vì phải khấu trừ hoặc nộp thuế với thuế suất cao hơn. Đặc biệt đối người phụ thuộc không có MST dẫn đến kẽ hở và khó kiểm soát vấn đề kê khai giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc từ đó gây thất thu thuế. Hiện`nay việc kê khai giảm trừ gia cảnh chủ yếu dựa vào ý thức sự và sự tự giác của ĐTNT, điều này dễ tạo ra tình trạng NNT khai man trong kê khai số người phụ thuộc.

Ví dụ 1: Trong một gia đình có 4 người ( bố, mẹ, hai con) nếu bố hoặc mẹ công tác ở hai cơ quan khác nhau về nguyên tắc theo quy định của luật

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 75

thuế TNCN thì mỗi người bố, hoặc mẹ chỉ được kê khai một người con là người phụ thuộc để tính giảm trừ gia cảnh khi tính thuế TNCN, nếu cả bố và mẹ đều cố tình kê khai hai người con là người phụ thuộc dẫn đến việc tính thuế sẽ giảm đi thậm chí không phải nộp vì thiếu cơ chế giám sát kê khai

Ví dụ 2: Việc chứng minh người phụ thuộc mà ĐTNT có trách nhiệm nuôi dưỡng như: Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cô, dì, chú, bác, cậu, cháu ruột cần có: Các giấy tờ hợp pháp để xác định mối quan hệ của người phụ thuộc với ĐTNT (là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, cháu ruột) và bản tự khai có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi ĐTNT cư trú về trách nhiệm nuôi dưỡng của ĐTNT với người phụ thuộc. Trong trường hợp này khi chính quyền địa phương nhận được đơn cầu xác nhận trách nhiệm nuôi dưỡng của ĐTNT với người phụ thuộc nhất là người phụ thuộc sinh sống và cư trú ở địa phương khác thì rất khó xác định được chính xác, có nơi thì không cần phải điều tra là xác nhận luôn, có nơi thì chính quyền không chấp nhận vì thiếu căn cứ như vậy phần nào gây khó khăn cho CQT và ĐTNT dẫn đến thiếu công băng trong kê khai nộp thuế.

4.2.2.2 Chưa bao quát hết ngun thu nhp

Đây cũng được xem là hạn chế và thách thức lớn đối với ngành thuế cả nước nói chung, Cục thuế Bắc Giang nói riêng trong quá trình quản lý thuế TNCN. Để quản lý được hết thu nhập thì có sự phối hợp đồng bộ giữa tất cả các cơ quan ban ngành từ Trung ương đến các địa phương có liên quan. Tuy nhiên vẫn đề này cho đến nay chưa được thực hiện có hiệu quả. Những khoản thu nhập hiện nay đã được kiểm soát đa phần là những khoản thu nhập mà NNT không thể tre dấu được như: Những khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công, trúng thưởng thì CQT có thể kiểm soát được qua các đơn vị trực tiếp chi trả thu nhập. Cá biệt đối các trường hợp cá nhân hành nghề tự do, khu vực kinh doanh hộ nhỏ cá thể bộ phận này chiếm tỷ lệ khá

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 76

lớn cả về số lượng và thu nhập. Nhưng một đặc điểm mang tính cố hữu, đại bộ phận kinh doanh đều không thực hiện hoặc có thực hiện nhưng không đầy đủ về chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ nên việc xác định doanh số kinh doanh của các đối tượng này là một thách thức của ngành thuế. Bên cạnh đó việc quản lý gia cảnh đối cá nhân kinh doanh cũng phức tạp hơn nhiều so đối tượng làm công ăn lương. Bởi trong khi quyền lợi về chính trị và kinh tế của người làm công ăn lương luôn gắn chặt với đơn vị sử dụng lao động thì với cá nhân kinh doanh, mọi quyền lợi có khả năng phát sinh đều không gắn với tổ chức nào, nếu có gắn kết cũng rất lỏng lẻo, nên những trường hợp khai gian lận về gia cảnh và người phụ thuộc là hoàn toàn có thể sảy ra. Mặt khác hiện nay CQT vẫn đang gặp khó khăn trong việc cấp bán hóa đơn lẻ cho ĐTNT có nhu cầu, chưa có quy định cụ thể hướng dẫn cho đối tượng nay. Ngoài ra trong thực tế trên địa bàn có không ít hộ kinh doanh không đăng ký kinh doanh nên các căn cứ pháp lý để xác định đối tượng quản lý thuế cũng rất khó khăn. Hiện nay trên địa bàn Cục thuế Bắc Giang một số Chi cục thuế các huyện vấn đề này chưa được thực hiện tốt.

Một số quy định về phạm vi, đối tượng đánh thuế chưa phù hợp với thực tế, cụ thể như quy định thu nhập về chuyển nhượng bất động sản chưa bao quát hết được các trường hợp ủy quyền chuyển nhượng nhà, đất mà người có ủy quyền có đầy đủ các quyền về nhà, đất, trường hợp đổi nhà, đổi đất có phát sinh thu nhập nhưng thiếu cơ sở pháp lý để thu thuế.

Mặt khác, việc sử dụng tiền mặt trong các giao dịch thanh toán được sử dụng chủ yếu trong dân cư như hiện nay là một khó khăn trong kiểm soát thu nhập, việc có nhiều người chưa quen và chưa biết nhiều đến các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng. Chính vì vậy, công tác kiểm soát thu nhập của ĐTNT nhất là các khoản thu nhập ngoài tiền lương, tiền công rất khó thực hiện, do đó làm ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lý thuế TNCN.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 77

4.2.2.3 V công tác kê khai, quyết toán thuế, hoàn thuế

ĐTNT phải thực hiện kê khai, quyết toán thuế trên địa bàn là rất lớn. Do vậy, công tác kê khai thuế hàng tháng và từng lần phát sinh đối với một số khoản thu nhập cũng như quyết toán thuế TNCN hàng năm để đảm bảo theo đúng quy định, Cục thuế đã thực hiện hỗ trợ công tác kê khai, quyết toán thuế thông qua việc cung cấp phần mềm hỗ trợ việc kê khai và quyết toán thuế cho các đơn vị chi trả thu nhâp, các phần mềm này thuận tiện cho ĐTNT thực hiện kê khai, quyết toán thuế, in tờ khai có mã vạch và kết xuất tệp dữ liệu gửi cơ quan thuế hay phục vụ kê khai thuế điện tử, đồng thời các phần mềm cũng cho phép người sử dụng nhận và kiểm tra cấu trúc dữ liệu của các tệp dữ liệu được kết xuất từ phần mềm kế toán theo đúng quy định về tệp dữ liệu chuẩn mà Tổng cục Thuế ban hành.

Bên cạnh một số kết quả đạt được thì công tác kê khai, quyết toán thuế, hoàn thuế TNCN vẫn còn tồn tại một số hạn chế đó là:

Một số đơn vị chi trả thu nhập là cơ quan hành chính sự nghiệp chưa quen sử dụng ứng dụng hỗ trợ kê khai thuế, một số quy định về chính sách thuế TNCN chưa nắm bắt kịp thời và chưa được quan tâm đúng mức nên việc xác định thời hạn kê khai, thời hạn nộp hồ sơ khai thuế không đảm bảo thời gian theo quy định, kê khai còn sai sót....

Vẫn còn một số quy định nhằm kiểm soát thu nhập nhưng phát sinh thêm nhiều thủ tục mà không làm tăng số thuế cho NSNN, nhiều trường hợp có số thuế nộp thừa trong năm số tiền nhỏ không có yêu cầu về hoàn lại thuế hoặc bù trừ vào số thuế phải nộp phát sinh kỳ sau nhưng vẫn phải thực hiện quyết toán thuế. Ví dụ: Hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán; Cá nhân có thu nhập vãng lai ở nhiều nơi đã nộp thuế khấu trừ tại nguồn những người làm công ăn lương có thu nhập từ kinh doanh (như cho thuê nhà, cửa hàng,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 78

đại lý sổ số, đại lý bảo hiểm...) nộp thuế khoán cuối năm vẫn phải thực hiện quyết toán theo quy định.

Mặt khác do quy định của luật về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối tờ khai thuế theo tháng chậm nhất là ngày 20 hàng tháng đối hồ sơ khai và nộp theo tháng, ngày 30 của tháng cuối quý đối hồ sơ khai theo quý và 90 ngày kể từ khi kết thúc năm đối hồ sơ khai quyết toán và nộp theo năm. Do vậy vào thời điểm này số lượng hồ sơ đến nộp trực tiếp tại trụ sở CQT tại bộ phận một của là rất đông gây ra ùn tắc thậm chí ĐTNT phải chờ đợi, gây khó khăn cho công tác xử lý dữ liệu của CQT.

4.2.2.4 Mt s quy định ca lut Thuế thu nhp cá nhân chưa được hp lý

+Mức khởi điểm chịu thuế và mức giảm trừ gia cảnh

Hiện nay mức khởi điểm chịu thuế và mức giảm trừ gia cảnh được quy định trong luật là chưa phù hợp so với chi phí đời sống thực tế của đại bộ phận người dân. Thậm chí, có nhiều ý kiến của người dân đã phản ánh rằng trong khi họ chưa đủ ăn, đủ chi tiêu cho nhu cầu tối thiểu bản thân thì đã phải nộp thuế TNCN. Mức giảm trừ này chưa tính đến sự mất giá của đồng tiền và chưa đảm bảo cho mức sống tối thiểu của người lao động. Trong những năm qua do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Việt Nam không nằm ngoại lệ giá cả hàng hóa, dịch vụ tăng cao, đồng tiền trượt giá làm ảnh hưởng đến đời sống của người nộp thuế. Vì vậy, cần phải nghiên cứu điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh cho phù hợp tình hình thực tế hiện nay.

- Biểu thuế suất

Biểu thuế theo Luật thuế TNCN (bao gồm 7 bậc) áp dụng đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh...có mức thuế suất cao nhất là 35% là chưa hợp lý chưa tạo ra tính cạnh tranh kích thích, thu hút được

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 79

chuyên gia lao động giỏi làm việc. Hơn nữa mức thuế nay so với thuế suất thuế TNDN hiện tại là 20% -25% điều này có thể ảnh hưởng tới việc lựa chọn hình thức, loại hình doanh nghiệp để kinh doanh và gây tác động tiêu cực đến nhu cầu lao động của các tổ, chức cá nhân trong xã hội.

4.2.2.5 V công tác Thanh tra, kim tra Thuế thu nhp cá nhân

Công tác thanh tra, kiểm tra thuế TNCN hàng năm được quan tâm triển khai tích cực. Xong hiệu quả còn chưa cao, các cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên đề về TNCN còn ít và chủ yếu tập trung ở Phòng quản lý thuế TNCN. Đối tượng thanh tra, kiểm tra mới chỉ tập trung vào cơ quan chi trả thu nhập chủ yếu là DN còn các cơ quan đơn vị hành chính, cá nhân hộ kinh doanh cá thể chưa được thanh tra, kiểm tra thường xuyên. Việc thanh tra, kiểm tra thuế TNCN chủ yếu là kết hợp với thanh tra, kiểm tra hồ sơ quyết toán thuế hàng năm của DN, do đó chỉ giám sát được người có thu nhập tại một nơi có liên quan đến hạch toán vào chi phí về tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương tiền công của DN khi xác định TNCN. Việc áp dụng công nghệ thông tin trong công tác thanh tra, kiểm tra thuế TNCN còn rất hạn chế, hệ thống thông tin hiện tại chưa đáp ứng được yêu cầu tra cứu thông tin cụ thể của ĐTNT. Vì vậy, những người làm việc ở nhiều nơi và có thu nhập ở nhiều nơi khác nhau thì khó kiểm soát được thu nhập của họ nếu như họ không tự giác khai báo. Ví dụ như nghề kế toán, chuyên gia, bác sỹ, ca sỹ, nghệ sỹ...

Trình độ, kỹ năng của cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra còn hạn chế, số cán bộ công chức được bố chí tại phòng Thanh tra, phòng kiểm tra và Đội kiểm tra tại các Chi cục thuế, thành phố còn chưa đủ số lượng và chất lượng và phải kiêm nhiệm công việc nhất là tại các Chi cục thuế. Do vậy, số cuộc Thanh tra, kiểm tra còn ít so tổng số hồ sơ phải kiểm tra, thanh tra. Số thuế phát hiện tăng thêm qua công tác thanh tra, kiểm tra còn thấp dẫn đến tính răn đe chưa cao.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 80

4.2.2.6 Công tác Tuyên truyn - h tr

Công tác tuyên truyền- hỗ trợ thời gian qua tại Cục thuế Bắc Giang luôn được quan tâm, băng nhiều hình thức tuyên truyền, hỗ trợ khác nhau tại CQT các cấp cũng như công tác phối kết hợp trong tuyên tuyền hỗ trợ ĐTNT đã tạo ra sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của người dân. Tuy nhiên công tác tuyên truyền hỗ trợ ĐTNT nội dung tuyên truyền hỗ trợ còn nghèo nàn, công tác phối hợp trong tuyên truyền hỗ trợ chưa được kết hợp chặt chẽ. Đặc biệt là việc điều tra khảo sát nắm bắt nhu cầu của ĐTNT về yêu cầu được hỗ trợ những nội dung nào thì chưa thực hiện được nhiều, kỹ năng của cán bộ được giao làm công tác tuyên truyền hỗ trợ nhất là tại các Chi cục thuế hầu hết chưa được đào tạo chuyên sâu về kỹ năng tuyên truyền hỗ trợ, kỹ năng viết, nói, kinh nghiệm làm công tác tuyên truyền.

4.2.2.7 V công tác t chc cán b

Bộ máy tổ chức Cục Thuế Bắc Giang hiện hiện nay nhìn chung là chưa phù hợp. Tuy nhiên trong những năm qua trước tình hình phát triển mạnh mẽ của các thành phần kinh tế, khối lượng công việc tăng mạnh, áp lực về số thu ngân sách ngày một tăng trong khi biên chế cán bộ công chức có hạn đã ảnh hưởng đến chất lượng công tác quản lý thu thuế trên địa bàn. Hiện tại việc bố trí cán bộ tại Phòng quản lý thuế TNCN có 5 cán bộ công chức chiếm 0,92% tổng số CBCC trong đơn vị. Tại các Chi cục thuế có 12 cán bộ công chức quản lý thuế TNCN chiếm 2,2% tổng số cán bộ công chức, một số cán bộ trình độ năng lực chuyên môn còn hạn chế, cơ sở vật chất của ngành được đầu tư nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu. Bên cạnh đó còn có một số ít cán bộ công chức ý thức tinh thần trách nhiệm chưa cao

Một phần của tài liệu quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 83 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)