Bài học kinh nghiệm về quản lý Thuế thu nhập cá nhân đố

Một phần của tài liệu quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 48)

này sẽ góp phần tăng cường tính minh bạch và giảm thiểu sự bóp méo mà thuế TNCN có thể gây ra.

2.3.4. Bài hc kinh nghim v qun lý Thuế thu nhp cá nhân đối Vit Nam Nam

Từ việc tổng hợp và nghiên cứu những kinh nghiệm áp dụng thuế TNCN trên thế giới, có thể rút ra những bài học để áp dụng vào thực tiễn quản lý thuế TNCN của Việt Nam hiện nay như sau:

a) V chính sách Thuế thu nhp cá nhân

- Về xây dựng mô hình đánh thuế

Do trình độ quản lý thuế của Việt Nam chưa cao nên Việt Nam cần lựa chọn hợp lý mô hình đánh thuế hỗn hợp, kết hợp đánh thuế theo nguồn và đánh thuế trên tổng thu nhập. Tuy nhiên cách đánh thuế này đòi hỏi phải quản lý nắm bắt được từng nguồn thu nhập và xây dựng mức thuế hợp lý cho một số nguồn thu nhập có tính chất đặc thù. Kinh nghiệm các nước chỉ ra rằng, cần nhất quán và kiên trì theo đuổi mô hình đánh thuế, đồng thời hoàn thiện thể chế và quản lý thực hiện tốt mô hình đã chọn.

- Xác định đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân

Nhằm kế thừa các quy định về quản lý thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, khắc phục những bất hợp lý của chính sách thuế hiện hành là cá nhân mang quốc tịch Việt Nam nhưng sống ở nước ngoài vừa phải nộp thuế thu nhập ở Việt Nam vừa phải nộp thuế ở nước sở tại và đảm bảo tính khả thi của luật thì việc xác định ĐTNT cần xoá bỏ tiêu thức quốc tịch. Do vậy, việc kết hợp hai tiêu thức cư trú và nguồn phát sinh thu nhập để xác định ĐTNT TNCN trong luật thuế TNCN của Việt Nam là phù hợp với thực tiễn quản lý.

- Xác TNCT và không chịu thuế thu nhập cá nhân

Học tập kinh nghiệm của đa số quốc gia trên thế giới , Việt Nam cần áp dụng và tiến hành phân loại các khoản thu nhập chịu thuế TNCN theo

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 39

nguồn hình thành. Đồng thời Việt Nam cũng xác định các khoản thu nhập không chịu thuế về cơ bản cũng dựa vào các tiêu thức liên quan đến các lý do chính trị, xã hội, tập quán phong tục của người Việt Nam, hiệp định, hiệp ước quốc tế hoặc nhằm mục đích khuyến khích một hoạt động cụ thể. Ngoài ra Việt Nam cần quy định miễn, giảm thuế cho một số loại thu nhập vừa cho phép miễn, giảm một số tiền thuế nhất định dưới hình thức tạm thời chưa thu thuế đối với một số khoản thu nhập và đối với một số đối tượng trong những hoàn cảnh nhất định.

Bài học ở đây là chính sách thuế đối với các hoạt động có TNCT và không chịu thuế cần dựa trên căn cứ lý thuyết và thực tiễn xác đáng, không được tùy tiện. Chính sách thuế phải ổn định, dễ hiểu và nhận biết trước được những thay đổi nếu có.

- Xác định khoản giảm trừ gia cảnh

Cũng giống như các nước đang phát triển, Việt Nam cần lựa chọn áp dụng hình thức giảm trừ tiêu chuẩn để đảm bảo cho việc tính toán đơn giản, tiết kiệm chi phí hành thu, tạo thuận lợi cho NNT tuân thủ pháp luật và phù hợp với trình độ dân trí còn thấp.

Đồng thời trên cơ sở chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước trong chiến lược cải cách thuế Việt Nam xác định mức giảm trừ căn cứ vào cơ cấu thu nhập trên chi tiêu của dân cư. Luật quy định về các khoản giảm trừ gia cảnh với mức khoán bằng tiền cho ĐTNT và người phụ thuộc. Bài học từ kinh nghiệm các nước là việc xác định đúng đối tượng người phụ thuộc cần có sự kết hợp quản lý với các cơ quan khác như quản lý hộ tịch, hộ khẩu.

- Xác định thuế suất và biểu thuế

Kinh nghiệm chung trên thế giới cũng cho thấy với thuế suất hạ xuống thấp và tỷ lệ động viên về thuế giảm ở mức hợp lý sẽ hạn chế trốn thuế vì người ta ý thức được rằng việc chấp nhận mức thuế thấp có thể chịu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 40

đựng được còn hơn bị phạt nếu CQT phát hiện gian lận thuế vừa mất danh dự vừa mất số tiền bị phạt lớn hơn. Do vậy luật thuế TNCN của Việt Nam cần quy định thuế suất toàn phần áp dụng cho thu nhập từ đầu tư vốn ở mức thông lệ quốc tế (5%), chuyển nhượng bất động sản (2%), thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại (5%), thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán (0,1%).

Biểu thuế luỹ tiến đang áp dụng hiện nay đối với thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ tiền lương, tiền công với 7 mức thuế suất là (5%, 10%, 15%, 20%, 25%, 30%, 35%) .Bài học ở đây là cần giảm số bậc thuế suất vì biểu thuế suất có 7 bậc được coi là còn nhiều. Lộ trình giảm số bậc thuế suất có thể theo phương án từng bước giảm số bậc. Ngoài ra Việt Nam cần xem xét việc thực hiện đơn giản hóa biểu thuế suất và cắt giảm mức thuế suất, kể cả mức thuế suất luỹ tiến cao nhất và mức thuế suất lũy tiến thấp nhất để phù hợp xu hướng chung là giảm mức động viên về thuế TNCN. Bên cạnh đó, nghiên cứu mở rộng đối tượng thu, điều tiết đối với một số khoản thu nhập mới phát sinh trong nền kinh tế thị trường hiện nay để đảm bảo nguồn thu cho NSNN.

b) V qun lý Thuế thu nhp cá nhân

- Tổ chức quản lý thu thuế

Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, nền kinh tế đã có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên về trình độ quản lý vẫn còn ở mức trung bình so với các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Nguồn nhân lực chất lượng cao vẫn còn khan hiếm, trình độ, kinh nghiệm kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn còn hạn chế. Do vậy, để phù hợp với thực tế Việt Nam, đồng thời học hỏi tiếp thu kinh nghiệm các nước trên thế giới thì về quản lý thuế TNCN cần phải lựa chọn hình thức đơn giản, phù hợp với đại đa số NNT, giảm chi phí quản lý hành chính cho cả phía NNT và CQT.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 41

Nghiên cứu áp dụng phương pháp quản lý rủi ro vào tất cả các khâu quản lý thuế để tập trung nguồn lực giám sát, kiểm soát những đối tượng rủi ro cao.

- Về mẫu biểu và phương pháp kê khai

Mẫu biểu kê khai thuế TNCN cần cải tiến cho đơn giản, dễ hiểu, dễ kê khai cho NNT. Về phương pháp kê khai nên áp dụng phương pháp hạn chế. Phương pháp này sẽ giúp loại bỏ các yêu cầu đối với tất cả các ĐTNT phải nộp tờ khai thuế, tạo sự công bằng trong quản lý. Từ đó CQT Việt Nam có thể tập trung nguồn lực quản lý của mình vào việc kiểm soát những lĩnh vực được cho là có rủi ro cao nhất đối với số thu thuế TNCN là các đại lý khấu trừ, các đối tượng có nhiều nguồn thu nhập từ nhiều công việc khác nhau, các cơ sở kinh doanh nhỏ và cá nhân hành nghề tự do, thay cho việc nếu không áp dụng phương pháp hạn chế thì CQT sẽ phải xử lý số lượng lớn các tờ khai thuế mà thực tế thì mỗi tờ khai chỉ phải điều chỉnh rất nhỏ (gây tốn kém nguồn lực). Do đó, theo phương pháp này, chi phí tuân thủ đối với các đại lý khấu trừ và các cá nhân sẽ được giảm một cách đáng kể.

- Về xây dựng cơ sở dữ liệu và ứng dụng công nghệ thông tin. Ngành thuế cần tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung về NNT TNCN, tạo điều kiện hỗ trợ cho việc đối chiếu chéo về thông tin từ các nguồn thu nhập khác nhau nhằm kiểm tra thông tin kê khai NNT mà không cần phải đến trụ sở NNT. Đây là biện pháp quan trọng để CQT Việt Nam có thể giám sát được NNT TNCN với số lượng lớn như hiện nay. Trên cơ sở dữ liệu này, CQT thực hiện phân tích đánh giá rủi ro NNT thông qua việc áp dụng hệ thống các tiêu thức đánh giá rủi ro (ví dụ: tiêu thức lựa chọn NNT không kê khai, chậm nộp tờ khai, không nộp thuế, nộp chậm tiền thuế) để lựa chọn đúng các trường hợp không chấp hành tốt pháp luật thuế để Thanh tra, kiểm tra.

Đồng thời, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế, đẩy mạnh áp dụng thuế điện tử. Đây được coi là một trong những điều

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 42

kiện đảm bảo thành công cho công tác quản lý thuế hiện nay với số lượng NNT ngày càng tăng lên nhanh chóng với khối lượng thông tin khổng lồ về NNT.

- Phát triển nguồn nhân lực cán bộ thuế

Kinh nghiệm các nước chứng minh rằng, chất lượng nhân lực là cốt lõi cho mọi thành công của công tác quản lý thuế TNCN, do vậy cần đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu công tác quản lý thuế TNCN ở Việt Nam. Đội ngũ cán bộ phải có đủ năng lực quản lý và đạo đức nghề nghiệp để triển khai thành công chính sách thuế TNCN của Nhà nước, vận hành được hệ thống công nghệ thông tin hiện đại áp dụng cho hệ thống phù hợp với chiến lược cải cách và hiện đại hóa ngành thuế.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 43

Phần III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Giới thiệu đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Đặc đim kinh tế - xã hi tnh Bc Giang

Bắc Giang là một tỉnh miền núi có điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Với diện tích tự nhiên là 3.822 km2, dân số khoảng 1,6 triệu người cùng với 25 dân tộc anh em cùng sinh sống, Toàn tỉnh có 09 huyện và 01 thành phố với 230 xã, phường, thị trấn.

Bắc Giang có vị trí thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội với các lợi thế như nằm cách thủ đô Hà Nội (50 km), cửa khẩu Hữu Nghị (110 km) có đường sông, đường bộ, đường sắt đi qua, nằm cách các trung tâm kinh tế phát triển như: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh. Điều kiện tự nhiên phong phú, đa dạng, dân cư cần cù, thông minh, chịu khó.

Toàn tỉnh hiện có 5 khu công nghiệp (KCN) như: KCN Đình Trám diện tích 98,1 ha, KCN Quang Châu diện tích 426 ha, KCN Vân Trung diện tích 415, 46 ha, KCN Song Khê- Nội Hoàng diện tích 158,7 ha, KCN Việt Hàn diện tích 101,5 ha và trên địa bàn các huyện, thành phố đều có các cụm công nghiệp và các làng nghề truyền thống như: Mây tre đan ở Tăng Tiến, tơ tằm Song Mai, Bún Đa Mai, Rượu Làng Vân, Mỳ Chũ, Bánh đa Kế…đã tạo ra hàng trăm nghìn việc làm và tăng thu nhập cho người lao động địa phương và các vùng lân cận.

Tốc độ tăng trường kinh tế (GDP) hàng năm. Năm 2011 đạt 10,5%, năm 2012 đạt 9,7%, năm 2013 là 8,6% (trong đó: Nông lâm nghiệp và thủy sản 1,7%, Công nghiệp - xây dựng tăng 13,8%, dịch vụ tăng 8,1%).( Nguồn: Báo cáo tỉnh)

Thu ngân sách hàng năm đều đạt và vượt mức dự toán Trung ương giao. Năm 2011 tổng thu NSNN trên địa bàn tỉnh đạt 1.059,6 tỷ đồng hoàn thành 128,6% dự toán thu; Năm 2012 tổng thu NSNN là 1.247,0 tỷ đồng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 44

hoàn thành 106,6 % dự toán thu; Năm 3013 tổng thu NSNN là 1.503,6 tỷ đồng, hoàn thành 121,5% dự toán thu.( Nguồn: Cục thuế Bắc Giang)

Sự nghiệp văn hóa- xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được cải thiện, quốc phòng an ninh được đảm bảo, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, hệ thống chính trị được tăng cường.

Với những tiềm năng mà Bắc Giang được thiên nhiên ban tặng và những thành tựa mà tỉnh đạt được trong những năm qua sẽ là tiền đề vững chắc để Bắc Giang tiếp tục phát huy được tiềm năng thế mạnh của mình, thu hút đầu tư, đẩy mạnh phát triển kinh tế- xã hội, phấn đấu đạt mục tiêu đưa Bắc Giang thành một tỉnh phát triển ở khu vực miền núi phía Bắc.

3.1.2. Đặc đim cơ bn ca Cc thuế Bc Giang

a) Quá trình thành lp: Cục Thuế Bắc Giang được thành lập theo Nghị định số 281/HĐBT ngày 07/8/1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập hệ thống thu thuế Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính và Quyết định số 314/TC/QĐ ngày 21/8/1990 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Ngày 01/10/1990 Cục Thuế tỉnh Hà Bắc được thành lập trên cơ sở sáp nhập 03 tổ chức: Chi cục thuế Công thương nghiệp,Chi cục thuế Nông nghiệp và Chi cục thu Quốc doanh. Tổ chức lúc đầu gồm 10 phòng và 16 Chi cục thuế các huyện, thị xã với 965 cán bộ công chức. Cuối năm 1996 tỉnh Bắc Giang được tái lập do tỉnh Hà Bắc được chia tách thành hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh. Ngày 14/12/1996 Bộ Tài chính có Quyết định số 1133/QĐ/BTC về việc thành lập Cục Thuế nhà nước tỉnh Bắc Giang và Cục Thuế nhà nước tỉnh Bắc Ninh. Ngày 01/01/1997 Cục Thuế Bắc Giang đi vào hoạt động, tổ chức bộ máy Cục Thuế Bắc Giang hiện có 13 phòng chức năng và 10 Chi cục các huyện, thành phố.

b)H thng t chc qun lý: Hệ thống tổ chức quản lý Cục thuế Bắc Giang được thể hiện qua sơ đồ sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 45

MÔ HÌNH TỔ CHỨC BỘ MÁY CỤC THUẾ BẮC GIANG

Phòng Kê khai và Kế toán thuế Phòng Kiểm tra thuế số 1 Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế Phòng Kiểm tra thuế số 2 Phòng Thanh tra thuế

Chi cục thuế các huyện, thành phố

LÃNH ĐẠO CỤC

Các Đội thuế Liên xã Các Đội chuyên môn thuộc

Văn phòng Chi cục thuế Phòng Tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế Phòng Quản lý thuế Thu nhập cá nhân Phòng Quản lý các khoản thu từ đất Phòng Kiểm tra nội bộ Phòng Tin học Phòng Tổng hợp nghiệp vụ, Dự toán Phòng Tổ chức cán bộ Phòng Hành chính quản trị - Tài vụ và Ấn chỉ Sơđồ 3.1 Hệ thống tổ chức Cục thuế tỉnh Bắc Giang

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 46

c) Chc năng nhim v các phòng thuc Cc thuế:

Chức năng nhiệm vụ cụ thể các phòng thuộc Cục thuế được quy định tại Quyết định số 502/QĐ-TCT ngày 29/3/2010 của Tổng cục Trưởng Tổng cục Thuế.

Bảng 3.1. Số lượng và trình độ cán bộ công chức Cục thuế tỉnh Bắc Giang đến ngày 31/12/2013 Diễn giải Số lượng (Người ) Cơ cấu (%) 1-Tổng số cán bộ, công chức 539 100 Đại học và Cao đẳng 371 68,8 Trung cấp 164 30,4

Chưa qua đào tạo 4 0,7

Nguồn: Cục thuế Bắc Giang

Nhìn vào Bảng 3.1 cho thấy số lượng cán bộ công chức tại Cục thuế Bắc Giang không nhiều. Tuy nhiên số cán bộ công chức có trình độ Cao Đẳng Đại học trở lên chiếm tỷ lệ 68,8% một tỷ lệ khá cao, số còn lại là cán bộ công chức có trình độ Trung cấp là và tương đương 31,2% một tỷ lệ khá thấp so mặt bằng chung của ngành thuế cả nước.

e) Kết qu thu ngân sách nhà nước ca Cc thuế tnh Bc Giang

Bảng 3.2. Tổng số thuế, phí, lệ phí thu được của Cục thuế tỉnh Bắc Giang Diễn giải ĐVT Năm So sánh (%) 2011 2012 2013 2012/ 2011 2013/ 2012 BQ 1) Dự toán Tr đ 824.000 1.170.000 1.237.887 142,0 105,8 122,5 2) Thực hiện Tr đ 1.059.616 1.247.009 1.503.623 117,7 120,6 119,1

Một phần của tài liệu quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)