CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả thu thuế tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 95 - 97)

3.3.1. Tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của Hội đồng nhân dân và UBND; có quy chế phối hợp giữa các ngành

Mỗi cán bộ công chức ngành thuế cần tiếp xúc với các đại biểu HĐND địa phƣơng nơi mình công tác, học tập; Bằng sự hiểu biết của mình trong lĩnh vực thuế để gặp gỡ đề đạt nguyên vọng cử tri về vấn đề tồn tại của chính sách thuế, cơ chế quản lý thu thuế hiện hành và cần thiết phải có sự thay đổi nhƣ thế nào cho phù hợp với thực tiễn kinh tế của đất nƣớc. Đây là công việc khó khăn chƣa có trong tiền lệ. Do vậy, không phải mọi công chức ngành thuế đều có khả năng làm đƣợc, mà cần thiết phải có chủ trƣơng từ Bộ Tài chính, Tổng cục thuế. Từ đó các Cục thuế, Chi cục thuế địa phƣơng phải có kế hoạch cụ thể phân công ngƣời có năng lực, có hiểu biết chuyên sâu trong lĩnh vực để thực hiện đƣợc mục tiêu đề ra đảm bảo có chất lƣợng.

3.3.1.1 Tranh thủ sự lãnh chỉ đạo của UBND huyện.

UBND huyện là cơ quan hành chính thay mặt Chính phủ ở địa phƣơng để giải quyết các vấn đề liên quan đến chính sách, kêu gọi hợp tác đầu tƣ; đôn đốc,

kiểm tra việc thực hiện chính sách nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc tại địa phƣơng. Thực tế cho thấy nơi nào chính quyền quan tâm thực sự, có chính sách hấp dẫn và giải quyết thỏa đáng yêu cầu chính đáng của nhà dầu tƣ thì nơi đó đầu tƣ trong nƣớc cũng nhƣ đầu tƣ nƣớc ngoài đều phát triển. Công tác quản lý thuế nhất thiết không tách rời sự lãnh đạo và chỉ đạo của chính quyền các cấp; đây là bài học kinh nghiệm xuyên suốt trong nhiều năm thực hiện thành công nhiệm vụ chính trị của ngành thuế cả nƣớc, trong đó có huyện Đông Anh.

Thực tế trong những năm qua, UBND huyện Đông Anh đã thực hiện rất tốt chính sách đầu tƣ của UBND Thành phố Hà Nội, kết quả là đầu tƣ trong nƣớc và đầu tƣ nƣớc ngoài phát triển rất mạnh, điển hình là Khu công nghiệp Thăng long 100% vốn đầu tƣ của Nhật Bản thu hút 12 vạn lao động, Khu công nghiệp Nguyên Khê với vốn đầu tƣ trong và ngoài nƣớc, thu hút trên 1 vạn lao động. Ngoài ra còn phải kể đến dự án Sân gôn Vân Trì đã đi vào hoạt động ổn đinh, đóng góp đáng kể vào NSNN của huyện (Chỉ tính riêng năm 2012, không kể thuế, Sân gôn Vân Trì đã tài trợ cho quỹ phát triển kinh tế- xã hội, đầu tƣ cơ sở hạ tầng của huyện 01 triệu USD).

3.3.1.2. Cần thiết phải ban hành quy chế phối hợp giữa các ngành.

Tình hình hoạt động thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành nhƣ: Kế hoạch và đầu tƣ, Kho bạc, Thuế, Ngân hàng, Công an và Phòng chuyên ngành của huyện trong quá trình thực thi nhiệm vụ quản lý Nhà nƣớc vẫn tiếp tục trở thành lực cản hạn chế chất lƣợng và hiệu quả công tác quản lý của Nhà nƣớc nói chung và ngành Thuế nói riêng. Chính vì vậy, Nhà nƣớc mà trực tiếp là UBND huyện Đông Anh cần ban hành quy chế phối hợp công tác giữa ngành trong việc xử lý và giải quết các vấn đề có liên quan đến doanh nghiệp có vốn ĐTNN. Trƣớc mắt cần cụ thể hóa Quyết định Số: 124/QĐ-UBND ngày ngày 08 tháng 01 năm 2013 của UBND Thành phố Hà Nội về việc: “Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Đông Anh đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030” bằng những chƣơng trình cụ thể.

diễn đàn về chính sách và cuộc sống để chủ doanh nghiệp, những ngƣời có lợi ích và nghĩa vụ về thuế phát biểu, tranh luận về những vấn đề đặt ra trong quá trình thực thi luật thuế tại cơ sở, thông qua các diễn đàn này mà ngành Thuế truyền đạt quan điểm, tƣ tƣởng của mình về sự cần thiết cải cách hệ thống thuế hiện hành và ghi nhận những đóng góp từ phía DN.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả thu thuế tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)