Đặc điểm kinh tế-xã hội huyện Đông Anh

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả thu thuế tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 45 - 46)

Đông Anh là một Huyện ngoại thành đƣợc thành lập ngày 31/05/1961, ở vị trí cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội, nằm trong vùng quy hoạch phát triển công nghiệp, đô thị, dịch vụ và du lịch đã đƣợc Chính phủ và Thành phố phê duyệt, là đấu mối giao thông quan trọng nối Thủ Đô Hà Nội với các Tỉnh phía Bắc. Tổng diện tích đất tự nhiên: 18.230 ha; trong đó: Đất nông nghiệp 9.785 ha. Huyện có 23 xã, 1 thị trấn; 156 thôn, làng và 62 tổ dân phố; Đến nay Huyện có 85 làng văn hoá, trong đó có 35 làng văn hoá cấp Thành phố; Dân số trên 331.000 ngƣời, trong đó: dân cƣ đô thị chiếm 11%. Có 33,3 km đƣờng sông (sông Hồng, sông Đuống, sông Cà Lồ) và 20 km sông nội Huyện (sông Thiếp- Ngũ Huyện khê). Có 33 km đƣờng sắt, 4 ga thuộc các tuyến Hà Nội đi Lào Cai; Hà Nội - Thái Nguyên và có đƣờng QL3, quốc lộ Thăng Long - Nội Bài, QL 23. Về Công nghiệp Đông Anh có 02 khu công nghiệp lớn: Khu công nghiệp Đông Anh và khu công nghiệp Thăng Long. Ngoài ra, trên địa bàn Huyện có nhiều địa điểm thu hút khách du lịch nhƣ Núi Đôi, Thành Cổ Loa, Đầm Vân Trì và nhiều đền chùa thu hút nhiều khách du lịch đến với huyện qua đó tạo thuận lợi cho các nghành dịch vụ ăn theo có điều kiện phát triển.

Đến nay nền kinh tế của huyện đang dần ổn định và phát triển, cơ sở hạ tầng ngày càng đƣợc cải thiện, các tuyến đƣờng liên thôn, liên xã đƣợc nâng cấp tạo thuận lợi cho giao thông, vận chuyển hàng hóa giữa các xã trong huyện cũng nhƣ giữa huyện với các huyện, tỉnh khác.

Nhờ những thuận lợi đó, trong vài năm trở lại đây huyện Đông Anh có tốc tăng trƣởng vào loại khá, bình quân đạt 10,95 %/năm. Cơ cấu đang dần chuyển hƣớng theo hƣớng tích cực. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản đóng góp tới trên 80% giá trị sản xuất trên địa bàn huyện. Công nghiệp trên địa bàn huyện chủ yếu là cơ khí, điện tử. Huyện có ngành tiểu thủ công nghiệp phát triển khá mạnh với nhiều làng nghề truyền thống. Nông nghiệp vẫn giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của huyện với tốc độ tăng trƣởng khá và ổn định, bình quân đạt 5,57 %/năm, tuy vậy tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế giảm rõ rệt từ sau năm 2000 do hình thành các Khu công nghiệp và xuất hiện ngày càng nhiều các doanh nghiệp trên địa bàn. Cơ cấu cây trồng vật nuôi cũng có chuyển hƣớng tích cực, tạo ra giá trị ngày càng cao.

Thƣơng mại, dịch vụ của huyện có tốc độ phát triển khá cao bình quân đạt 12,9%/năm, tuy nhiên các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực này có quy mô còn nhỏ, mạng lƣới dịch vụ phân bổ không đều tập trung chủ yếu ở thị trấn và các khu công nghiệp.

Ngoài ra đời sống của nhân dân đang ngày càng đƣợc cải thiện cả về vật chất và tinh thần, vấn đề an ninh, trật tự xã hội đƣợc đảm bảo, hiệu quả quản lý của nhà nƣớc trong các lĩnh vực đƣợc nâng lên.

Đây là những điều kiện thuận lợi để cho huyện có thể phát triển kinh tế, tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi đó còn không ít khó khăn ảnh hƣởng đến phát triển kinh tế của huyện nhƣ: còn có sự chênh lệch lớn về kinh tế giữa các xã trong huyện, trình độ dân trí nhiều nơi còn thấp, giao thông nhiều nơi vẫn chƣa đƣợc đảm bảo….đây là những hạn chế làm giảm tốc độ phát triển kinh tế của huyện.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả thu thuế tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 45 - 46)