THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ THU THUẾ TẠI HUYỆN ĐÔNG ANH

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả thu thuế tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 54)

2.3.1. Thực trạng

Từ Bảng số liệu Cơ cấu ngành nghề và đóng góp của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện trong 02 năm qua có thể nhận thấy:

Số thuế thu đƣợc từ các doanh nghiệp đạt mức thấp. Cụ thể: Tổng số doanh nghiệp trên địa bàn huyện năm 2012 là 2112, tổng số thuế thu đƣợc là: 45.249,5 triệu đồng, bình quân: 21,42 triệu đồng một doanh nghiệp; năm 2013 là 2286, tổng số thuế thu đƣợc là: 47.695,2 triệu đồng, bình quân: 20,86 triệu đồng một doanh nghiệp. Số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất năm 2012 là 882, số thuế nộp là 7.190,5 triệu đồng, bình quân một doanh nghiệp nộp là: 8.15 triệu đồng; năm 2013 là 921 doanh nghiệp, số thuế nộp là 7.533,9 triệu đồng, bình quân một doanh nghiệp nộp là: 8.18 triệu đồng. Đây là mức nộp thấp và tăng rất thấp (0.03 triệu đồng), trong khi thực tế số doanh nghiệp vừa và lớn trên địa bàn huyện chiếm tỷ trọng trên 20%. Tƣơng tự nhƣ vậy, các doanh nghiệp trong lĩnh vực khác cũng có mức nộp thuế thấp. Nguyên nhân chính đƣợc Chi cục thuế đánh giá tổng kết là do

* Các hình thức thất thu thuế GTGT và TNDN tại Chi cục thuế huyện Đông Anh:

Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại huyện Đông Anh thƣờng sử dụng một số hình thức trốn thuế GTGT và TNDN nhƣ sau:

- Trốn thuế thông qua việc xin tạm ngừng kinh doanh giả dối.

Các doanh nghiệp gửi đơn xin tạm ngừng kinh doanh cho Chi cục thuế, mặc dù cơ quan thuế đã cử cán bộ đến để kiểm tra nhƣng thực tế sau khi các cán bộ đi khỏi các doanh nghiệp vẫn tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh bình thƣờng, ví dụ nhƣ trƣờng hợp công ty TNHH Thiên Hà, công ty TNHH Ngọc Lâm. Do lực lƣợng cán bộ có hạn nên việc kiểm tra lại cũng gặp khó khăn. Khi đoàn kiểm tra lại phát hiện doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì họ lại viện ra rất nhiều lý do phủ nhận việc hoạt động nhƣ chạy thử máy, mở cửa nhƣng không bán hàng mà là đang kiểm kê lại hàng…

- Trốn thuế thông qua việc sử dụng hóa đơn.

Tình trạng gian lận thuế thông qua việc sử dụng hóa đơn làm cho NSNN thất thu cả về thuế GTGT và TNDN. Để trốn thuế các doanh nghiệp bán hàng ghi giá trên hóa đơn thấp hơn giá thực tế thu của khách hàng, điển hình của hình thức này là các doanh nghiệp kinh doanh xe máy, ô tô, phụ tùng, thiết bị. Bên cạnh đó các doanh nghiệp còn lợi dụng việc mua hàng mà không lấy hóa đơn của ngƣời dân để không xuất hóa đơn bán hàng, điển hình là các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực buôn bán vật liệu xây dựng, các dịch vụ du lịch, lƣu trú vì chủ yếu khách hàng là ngƣời dân mua hàng hóa và sử dụng dịch vụ phục vụ nhu cầu cá nhân.

Một số doanh nghiệp còn sử dụng hóa đơn giả, hóa đơn của doanh nghiệp đã bỏ trốn để hợp thức hóa thuế GTGT đầu vào đƣợc khấu trừ nhằm chiếm dụng tiền thuế GTGT khi xác định thuế GTGT phải nộp và làm tăng chi phí đƣợc trừ khi xác định thuế TNDN, ví dụ nhƣ trƣờng hợp của công ty cổ phần đầu tƣ phát triển Hoàng Long sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp bỏ trốn.

Các doanh nghiệp còn trốn thuế thông qua việc kê khai không đúng thuế suất, tình trạng kê khai thuế suất của các mặt hàng bán ra từ mức thuế suất 10% xuống mức 5 %, hay kê khai thuế đầu vào của các mặt hàng từ mức 5% lên 10%

vẫn còn phổ biến. Ví dụ nhƣ trƣờng hợp của công ty TNHH phát triển kỹ thuật Cơ điện.

- Trốn thuế thông qua việc ghi giảm doanh thu.

Doanh thu là yếu tố quan trọng có ảnh hƣởng lớn đến việc xác định thu nhập chịu thuế, qua đó ảnh hƣởng đến số thuế phải nộp do đó các doanh nghiệp thƣờng tìm mọi cách để khai giảm doanh thu. Doanh thu của các ngƣời nộp thuế có thể có đƣợc từ nhiều hoạt động khác nhau, từ nhiều nơi khác nhau vì thông thƣờng các doanh nghiệp ngoài việc sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực chính còn có nhiều lĩnh vực khác tuy nhiên khi kê khai doanh thu thì họ không kê hoặc kê thấp hơn thực tế do vậy việc quản lý gặp rất nhiều khó khăn. Ví dụ một số doanh nghiệp vừa bán buôn vừa bán lẻ thì họ thƣờng hạch toán giá bán lẻ theo giá bán buôn. Hay một số doanh nghiệp sản xuất có phụ phẩm họ bán nhƣng không ghi vào doanh thu ví dụ nhƣ trƣờng hợp của công ty cổ phần thƣơng mại Vân Anh.

- Trốn thuế thông qua việc ghi tăng chi phí.

Cùng với doanh thu chi phí là yếu tố quan trọng thứ hai để xác định số thuế TNDN phải nộp, do vậy cùng với việc ghi giảm doanh thu các doanh nghiệp còn tìm cách ghi tăng các khoản chi phí đƣợc trừ bằng cách.

+ Vẫn tính khấu hao đối với các tài sản cố định không đủ điều kiện khấu hao hoặc đã khấu hao hết, ví dụ nhƣ trƣờng hợp của công ty TNHH Quyền Anh.

+ Khai tăng chi phí vật tƣ: Chi phí vật tƣ thực tế sử dụng vào sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong kỳ liên quan đến doanh thu, thu nhập chịu thuế trong kỳ đƣợc xác định dựa trên hai căn cứ là mức tiêu hao vật tƣ hợp lý và giá thực tế xuất kho do cơ sở sản xuất, kinh doanh tự xác định. Mức tiêu hao vật tƣ hợp lý đƣợc xây dựng từ đầu năm hoặc đầu kỳ sản xuất sản phẩm nếu doanh nghiệp không tự xác định đƣợc thì lấy của cơ sở cùng ngành nghề. Tuy nhiên một vấn đề đƣợc đặt ra là thế nào là mức tiêu hao hợp lý? ai phán quyết mức tiêu hao hợp lý này… do vậy một số doanh nghiệp đã lợi dụng chính sách này của nhà nƣớc để ghi tăng chi phí vật tƣ mua vào để làm tăng các khoản chi phí đƣợc trừ. Ngoài ra khi các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực mà vật tƣ mua vào là

quy định khi đó sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này lợi dụng để khai khống chi phí đầu vào. Ví dụ nhƣ công ty bê tông Thăng Long sản xuất các loại cọc ép bê tông đã lập bảng kê mua đá, cát trong tháng 3 và tháng 4 năm 2008 là trên 300 triệu đồng nhƣng chi cục khó có thể xác minh đƣợc do công ty mua của nhiều ngƣời và đều thanh toán bằng tiền mặt.

+ Thông qua việc khai tăng chi phí tiền lƣơng cuả nhân viên, khai tăng thêm lao động, khai khống thời gian làm thêm của nhân viên. Các doanh nghiệp thƣờng lập hai hệ thống sổ để đối phó với cơ quan thuế khi bị kiểm tra.

+ Khai tăng chi phí quản lý: Các doanh nghiệp còn khai tăng các chi phí quản lý nhƣ khai tăng chi phí quản lý doanh nghiệp…

Chính vì nhận thức đƣợc tầm quan trọng trong công tác chống thất thu thuế nên trong thời gian qua chi cục thuế huyện Đông Anh đã có nhiều biện pháp tích cực nhằm hạn chế tới mức thấp nhất tình trạng thất thu thuế nhất là đối với hai sắc thuế GTGT và TNDN.

* Các biện pháp mà chi cục đã áp dụng để tăng cường công tác quản lý chống thất thu thuế GTGT và TNDN

Trong 02 năm qua Chi cục thuế huyện Đông Anh đã có nhiều biện pháp tích cực nhằm hạn chế tình trạng thất thu thuế đặc biệt là đối với hai sắc thuế GTGT và TNDN nhƣ:

- Công tác tuyên truyền, hỗ trợ.

Nhận thức đƣợc tầm quan trọng trong công tác tuyên truyền, hỗ trợ ngƣời nộp thuế nhất là từ khi luật quản lý thuế đƣợc ban hành chi cục thuế huyện Đông Anh đã có nhiều biện pháp tuyên truyền, giáo dục hƣớng dẫn cá nhân, doanh nghiệp trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế của mình.

- Về công tác tuyên truyền

Với mục tiêu nâng cao sự hiểu biết về các chính sách thuế của nhà nƣớc, nâng cao tính chủ động, tự giác, tự khai, tự nộp thuế theo quy định chi cục thuế có nhiều sáng tạo trong công tác truyên truyền nhƣ: Nội dung tuyên truyền đƣợc đổi mới, đảm bảo thống nhất trong đó trọng tâm là tuyên truyền, giáo dục pháp luật thuế

trong đó đặc biệt chú trọng đến phổ biến nội dung các luật thuế mới đƣợc sửa đổi, ban hành.

Trong năm 2012 Chi cục tổ chức đƣợc 4 hội nghị triển khai, tập huấn luật quản lý thuế cho các doanh nghiệp trên địa bàn huyện thuộc chi cục quản lý.

Duy trì các giá sách miễn phí tại chi cục để cung cấp tờ rơi tuyên truyền về thuế cho ngƣời nộp thuế và những ngƣời có nhu cầu tìm hiểu có thể tiếp cận đễ dàng, theo thống kê năm 2012 chi cục đã phát miễm phí 1.760 tờ rơi tuyên truyền về các sắc thuế mới ban hành, mới đƣợc sửa đổi, bổ xung. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hàng quý chi cục gửi tài liệu cho đài phát thanh huyện Đông Anh, các đài phát thanh của các xã, thị trấn để tuyên truyền luật quản lý thuế với số lƣợng 575 lƣợt.

- Công tác hỗ trợ

Ngoài công tác tuyên truyền chi cục còn tích cực hỗ trợ ngƣời nộp thuế đảm bảo thủ tục nhanh chóng không gây phiền hà cho doanh nghiệp cũng nhƣ ngƣời nộp thuế.

Trong năm 2012 Chi cục đã tƣ vấn, hỗ trợ cho 401 lƣợt doanh nghiệp có yêu cầu tƣ vấn, đảm bảo 100% doanh nghiệp hỏi đƣợc tƣ vấn. Cụ thể:

Hƣớng dẫn, giải đáp trực tiếp cho 138 lƣợt doanh nghiệp về các sắc thuế mới đƣợc sửa đổi, bổ xung.

Thực hiện trả lời tất cả 262 cuộc điện thoại hỏi.

Trong năm 2012 đã nhận đƣợc 1 công văn hỏi về chính sách thuế TNDN, chi cục đã trả lời theo đúng quy định.

Từ tháng 4 năm 2012 cung cấp miễn phí 594 đĩa mềm, coppy cho 499 đơn vị phần mềm hỗ trợ kê khai thuế cho các doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện.

Chính nhờ thực hiện tốt công tác tuyên truyền, hỗ trợ mà ý thức chấp hành pháp luật thuế của ngƣời nộp thuế cũng tăng lên đáng kể, biểu hiện ở chỗ tỷ lệ nộp tờ khai đúng hạn của các doanh nghiệp đang kinh doanh đã tăng lên. Tháng 01 năm 2012 tỷ lệ nộp tờ khai GTGT mới chỉ là 95% thì đến tháng 6 là 96% và đến tháng 12 là 98%.

Tuy nhiên công tác tuyên truyền, hỗ trợ tại chi cục vẫn còn nhiều khó khăn nhƣ:

+ Trong quá trình thực hiện các luật thuế có nhiều thay đổi, các quy trình hƣớng dẫn chƣa có, một số mẫu biểu còn quá nhiều và chƣa rõ ràng nên quá trình thực hiện còn khó khăn.

+ Trình độ của cán bộ đôi khi chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu công tác.

Chính vì những khó khăn nêu trên nên hiệu quả hoạt động trong công tác hỗ trợ ngƣời nộp thuế cũng phần nào bị hạn chế.

- Công tác tổ chức cán bộ

Việc sắp xếp, tổ chức cán bộ hợp lý cũng góp phần không nhỏ vào việc thực hiện kế hoạch thu đã đề ra và nâng cao hiệu quả thu thuế của các doanh nghiệp. Khi cán bộ có trình độ chuyên môn cao, có tâm huyết với nghề, có phẩm chất đạo đức tốt thì công tác kiểm tra, thu thuế mới có hiệu quả cao. Chính vì vậy chi cục thƣờng xuyên tổ chức các buổi tập huấn, tổ chức giao lƣu với các chi cục khác, khuyến khích cán bộ tự học hỏi nâng cao trình độ vì vậy trình độ cán bộ đƣợc nâng lên đáng kể, góp phần quản lý thu ngân sách đạt kết quả tốt. Bên cạnh đó, chi cục đã kiên quyết xử lý những cán bộ vi phạm 10 điều kỷ luật của ngành.

- Công tác quản lý ngƣời nộp thuế.

Để thu đƣợc thuế trƣớc hết cần phải quản lý tốt đƣợc ngƣời nộp thuế. Công tác quản lý ngƣời nộp thuế có ý nghĩa quan trọng, có ảnh hƣởng trực tiếp đến số thu vào ngân sách vì vậy trong thời gian qua chi cục tăng cƣờng quản lý các đơn vị đang kinh doanh, đơn vị chuyển đi nơi khác, đơn vị từ nơi khác chuyển đến, đơn vị tạm nghỉ kinh doanh. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện chịu sự quản lý của chi cục thuế huyện Đông Anh đều đã đƣợc cục thuế Hà Nội cấp mã số thuế, tuy nhiên trong thực tế hiện nay số doanh nghiệp chi cục quản lý nhiều hơn số doanh nghiệp nộp thuế. Sở dĩ có tình trạng này là do có tình trạng:

+ Doanh nghiệp bỏ kinh doanh + Doanh nghiệp bỏ trốn

+ Doanh nghiệp tạm nghỉ kinh doanh - Công tác kiểm tra

Công tác kiểm tra luôn đƣợc chi cục chú trọng nhằm tăng cƣờng hiệu quả công tác quản lý thuế, nâng cao năng lực của cơ quan thuế trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các tổ chức, cá nhân có hành vi gian lận, trốn thuế, phát huy tính tự giác chấp hành và tự chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp trong việc thực hiện đúng quy định về kê khai, nộp thuế.

- Kiểm tra tại cơ quan thuế

Hàng năm chi cục kiểm tra sơ bộ tất cả hồ sơ khai thuế, sau đó phân tích, đánh giá, lựa chọn các cơ sở kinh doanh có rủi ro về thuế để lập danh sách phải kiểm tra.

+ Kiểm tra hồ sơ khai thuế.

Kiểm tra việc ghi chép, phản ánh các chỉ tiêu trong hồ sơ khai thuế.

Cán bộ thuế kiểm tra nội dung kê khai trong hồ sơ khai thuế, đối chiếu với cơ sở dữ liệu của ngƣời nộp thuế, so sánh với dữ liệu nộp thuế cùng ngành nghề, cùng mặt hàng kinh doanh để phân tích, đánh giá nhằm phát hiện ra các trƣờng hợp khai chƣa đầy đủ, chính xác dẫn đến việc thiếu thuế, gian lận thuế.

Hiện nay theo quy định của luật quản lý thuế thì các doanh nghiệp tự khai, tự tính, tự nộp thuế do vậy đòi hỏi tính tự giác cao của doanh nghiệp.Qua kiểm tra tờ khai thì hầu hết các doanh nghiệp đã kê khai chính xác các chỉ tiêu trên hồ sơ khai thuế và nộp tờ khai đúng hạn chỉ còn một số ít các doanh nghiệp còn xảy ra tình trạng kê nhầm thuế suất, tính toán sai số thuế phải nộp…công tác kiểm tra tờ khai đã phát hiện kịp thời những sai sót từ đó nhắc nhở và yêu cầu doanh nghiệp kê khai lại. Tuy nhiên bên cạnh các doanh nghiệp nộp tờ khai đúng hạn thì còn nhiều doanh nghiệp nộp chậm thậm chí là không nộp tờ khai. Theo báo cáo tổng số tờ khai thuế GTGT phải nộp trong năm 2012 của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 11.525 tờ khai, nhƣng số tờ khai cơ quan thuế nhận đƣợc tính đến hết ngày 31/12/2012 là 11.036 tờ khai, nhƣ vậy tỷ lệ nộp tờ khai mới chỉ đạt 96%. Việc thực hiện kê khai theo mã vạch hai chiều đã đƣợc chi cục áp dụng và đạt đƣợc kết quả khá tốt, tính đến hết ngày 31/12/2012 chỉ còn khoảng 0,5% số doanh nghiệp chƣa thực hiện kê khai theo mã vạch hai chiều.

Chi cục đôn đốc các doanh nghiệp nộp tờ khai thuế TNDN tạm nộp đúng hạn. Chi cục tiến hành rà soát, kiểm tra 100% tờ khai thuế TNDN, tính đến 25/12/2012 số thuế TNDN của 3 quý đầu năm là 11.036 triệu đồng.

Kiểm tra căn cứ tính thuế để xác định số thuế phải nộp

Việc kiểm tra căn cứ tính thuế có ý nghĩa rất quan trọng để xác định số thuế phải nộp, số tiền thuế đƣợc miễn giảm. Trên cơ sở hồ sơ khai thuế cán bộ thuế đối chiếu với các chỉ tiêu trong tờ khai thuế với các tài liệu kèm theo; đối chiếu với các quy định văn bản pháp luật về thuế; đối chiếu với cơ sở dữ liệu của các cơ sở kinh doanh có cùng quy mô, mặt hàng kinh doanh; đối chiếu với các tài liệu thu thập đƣợc từ các nguồn khác để có thể xác định số thuế phải nộp.

Công tác kiểm tra thuế GTGT đầu ra: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thuế GTGT đầu ra là một trong hai yếu tố quyết định đến số thuế GTGT

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả thu thuế tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 54)