Rèn luyện phẩm chất đạo đức cán bộ công nhân viên ngành thuế, tránh hiện tƣợng tiêu

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả thu thuế tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 88 - 95)

hiện tƣợng tiêu cực, nhận hối lộ, gây thất thu thế

Trong điều kiện Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu hơn với nền kinh tế thế giới, hoạt động thƣơng mại song phƣơng và đa phƣơng giữa nƣớc ta với các nƣớc sẽ diễn ra sôi động hơn thì tội phạm và các vi phạm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, trong đó có các hành vi trốn thuế sẽ diễn ra rất phức tạp. Tội phạm trốn lậu thuế sẽ ngày càng tinh vi, ngoài các thủ đoạn thông thƣờng thì có sự liên kết, móc nối giữa các đối tƣợng trong nƣớc với nƣớc ngoài hình thành tổ chức tội phạm ở mức độ cao, vì vậy tính chất, hậu quả của tội phạm sẽ ngày càng nghiêm trọng, thậm chí có thể gây ảnh hƣởng đến quan hệ thƣơng mại giữa Việt Nam với các

nƣớc đối tác, đồng thời gây khó khăn cho công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện, điều tra của các cơ quan chức năng.

Đây là lĩnh vực mà việc trốn thuế diễn ra rất nghiêm trọng và phổ biến với nhiều phƣơng thức và thủ đoạn rất tinh vi, phức tạp, gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nƣớc mỗi năm hàng trăm tỷ đồng. Việc trốn thuế xảy ra ở tất cả các con đƣờng xuất nhập khẩu, từ đƣờng bộ, đƣờng biển, đƣờng hàng không đến đƣờng bƣu điện, tại hầu hết các cửa khẩu quốc tế, quốc gia...

Vì vậy cán bộ ngành thuế dễ sa ngã vào con đƣờng tiếp tay cho các thủ đoạn trốn thuế, nhất là thuế xuất - nhập khẩu, một trong các loại thuế lớn nhất, trƣớc khoản lợi nhận khổng lồ, các doanh nghiệp sẵn sàng “chi đậm” để đạt đƣợc mục đích. Vậy nên cán bộ cần rèn luyện thƣờng xuyên và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, từ cán bộ đến ngƣời có dấu hiệu hối lộ, móc nối.

Trong đó rèn luyện đạo đức cán bộ nhân viên ngành thuế và hoàn thiện hệ thống pháp luật ngành thuế giữ vai trò cốt yếu, tối cần thiện và cần hiệu chỉnh liên tục cho phù hợp hoàn cảnh từng thời kỳ.

Ngoài ra, cần nâng cao công tác bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức cho cán bộ Thuế, bồi dƣỡng kiến thức pháp luật thuế, kế toán thuế cho ngƣời nộp thuế nhằm tạo thuận lợi và sự đồng thuận giữa cán bộ Thuế với ngƣời nộp thuế trong công tác quản lý thuế.

3.2.8.Triển khai thí điểm cơ chế tự khai tự nộp thuế

Cơ chế tự khai tự nộp thuế là cơ chế quản lý thuế trong đó các đối tƣợng nộp thuế tự giác căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh trong kì kê khai của mình và căn cứ vào những quy định của pháp luật tự xác định nghĩa vụ thuế của mình, kê khai, nộp thuế vào ngân sách Nhà nƣớc, và chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về tính trung thực, chính xác của việc kê khai.

Cơ chế tự khai, tự nộp thuế là một phƣơng thức quản lý thuế đƣợc xây dựng dựa trên nền tảng là sự tuân thủ tự nguyện của đối tƣợng nộp thuế, quản lý thuế dựa trên kĩ thuật quản lý rủi ro.

Cơ chế tự khai tự nộp thuế đòi hỏi các tổ chức, cá nhân nộp thuế phải nâng cao trách nhiệm vì tờ khai là do tổ chức, cá nhân nộp thuế tự lập trên cơ sở sản xuất

kinh doanh của mình và chính sách chế độ về thuế mà không cần có sự xác nhận của cơ quan thuế. Tổ chức, cá nhân nộp thuế phải chịu trách nhiệm về kết quả của việc tính thuế, kê khai thuế của mình trƣớc pháp luật.

Theo cơ chế này cơ quan thuế không can thiệp vào quá trình kê khai , nộp thuế của tổ chức, cá nhân kinh doanh nhƣng cơ quan thuế sẽ tiến hành thanh tra, kiểm tra và áp dụng các biện pháp xử phạt, cƣỡng chế theo luật định đối với những trƣờng hợp có hành vi vi phạm pháp luật về thế nhƣ không nộp thuế, trốn thuế, gian lận về thuế …

Áp dụng cơ chế tự khai, tự nộp, cơ quan Thuế phải tăng cƣòng công tác tuyên truyền, phổ biến và giải đáp các vƣớng mắc về chính sách, chế độ thủ tục về thuế mà các tổ chức, cá nhân thƣờng gặp trong quá trình kê khai nộp thuế để đối tƣợng nộp thuế thực hiện tốt nghĩa vụ thuế của mình đối với Nhà nƣớc.

Cơ chế tự khai, tự nộp là cơ chế quản lý thuế hiện đại, hiệu quả, đƣợc hầu hết các nƣớc trên thế giới áp dụng, nó cho phép các cơ quan thuế phân bổ nguồn lực theo hƣớng chuyên môn hóa, chuyên sâu trong quản lý cải tiến các quy trình quản lý rõ ràng làm tăng sự minh bạch trong quản lý thuế, đồng thời giảm bớt chi phí quản lý, thúc đẩy cải cách hành chính thuế.

Việc thực hiện cơ chế tự khai, tự nộp thuế đòi hỏi các điều kiện sau:

- Hệ thống luật thuế phải thực sự minh bạch, ngƣời dân có thể dễ dàng tiếp cận và tìm hiểu chính sách thuế.

Để áp dụng cơ chế quản ký thuế tiên tiến đòi hỏi đối tƣợng nộp thuế phải nắm chắc các quy định của luật thuế để tự mình kê khai, tính toán đúng số thuế phải nộp cho Nhà nƣớc. Muốn vậy, các luật thuế phải đơn giản , dễ hiểu, minh bạch, từng quy định trong các luật thuế phải đƣợc rõ ràng, không mơ hồ, không làm cho ngƣời dân muốn hiểu thế nào cũng đƣợc.

- Trình độ dân trí cao, sự hiểu biết và tuân thủ pháp luật của ngƣời dân tốt, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đạt hiệu quả thiết thực

Vì đối tƣợng nộp thuế là ngƣời trực tiếp tính toán số thuế mà mình phải nộp cho ngân sách nhà nƣớc, do đó đòi hỏi họ phải có một kiến thức cơ bản để hiểu

cao của đối tƣợng nộp thuế do vậy mà ngƣời dân cần phải có ý thức tuân thủ pháp luật tốt. để đạt đƣợc điều kiện này thì cơ quan quản lý thuế phải đổi mới và nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục, tuyên truyền, phổ biến các chính sách thuế.

- Các cơ quan hành pháp phải có năng lực cao và phối hợp tốt với cơ quan thuế trong công tác quản lý hành chính

Trong khi cơ chế tự khai, tƣ nộp thuế đòi hỏi đối tƣợng nộp thuế phải có sự tực giác tuân thủ cao thì có một bộ phận không nhỏ dân chúng có ý thức chấp hành pháp luật chƣa tốt. Vì vậy, đòi hỏi các cơ quan hành pháp nói chung và cơ quan thuế nói riêng phải có trình độ quản lý cao để đảm bảo thực hiện đúng những quy định của pháp luật.

- Các thủ tục nhƣ đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế, hoàn thuế…, phải đơn giản. Các chƣơng trình thanh tra thuế và cƣỡng chế thuế phải có hiệu quả và hiệu lực

Các thủ tục về thuế phải đơn giản để giúp các tổ chức, cá nhân dễ dàng hoàn thành nghĩa vụ của mình đối với Nhà nƣớc. Đồng thời cơ quan thuế phải luôn luôn thanh tra, kiểm tra viẹc thực hiện nghĩa vụ thuế của các đối tƣợng nộp thuế vì gian lận, trốn lậu thuế là một căn bênh kinh niên tồn tại song song cùng với việc thu thuế của Nhà nƣớc.

- Cần có chế tài pháp luật đủ nghiêm để răn đe các hành vi phạm

Khi áp dụng mô hình quản lý thuế theo cơ chế tự khai, tự nộp thì các chế tài pháp luật nghiêm minh là rất cần thiết, rất quan trọng trong bối cánh khả năng lợi dụng sự cho phép tự giác của Nhà nƣớc để trốn lậu thuế là khá cao, nhất là đối với nƣớc ta- một nƣớc có trình độ phát triển chƣa cao về mọi mặt.

Ƣu điểm của cơ chế tự khai, tự nộp

Cơ chế tự khai, tự nộp thuế đã đƣợc áp dụng ở nhiều nƣớc trên thế giới, đây là cơ chế hành thu tiên tiến đem lại nhiều lợi ích cho cả cơ quan thu thuế và tổ chức , cá nhân nộp thuế. Cơ chế này có những ƣu điểm sau:

- Tiết kiệm thời gian,công sức

Khi áp dụng cơ chế tự khai, tự nộp thì hàng tháng cán bộ quản lý thu thuế sẽ không phải mất thời gian để tính toán lại số thuế phải nộp của đối tƣợng nộp thuế,

không phải mất thời gian đi gửi thông báo thuế cho đối tƣợng nộp thuế. Hơn nữa, trong cơ chế „‟ Thông báo thuế” trƣờng hợp đối tƣợng nộp thuế đã thực hiện nghiêm túc luật thuế, kê khai và tính toán chính xác số thuế phải nộp thì rõ ràng việc phải tính toán lại của cơ quan thuế là thừa và lãng phí thời gian, công sức. Với số lƣợng các đối tƣợng nộp thuế hiên lên đến gần 100 ngàn doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế hơn 1,4 triệu tổ chức hộ kinh doanh cá thể thì việc không phải tính toán lại số thuế phải nộp sẽ tiết kiệm đƣợc rất nhiều thời gian và công sức cho cán bộ quản lý thu thuế.

Còn đối với các đối tƣợng nộp thuế thì với việc cơ chế tự khai, tự nộp sẽ làm giảm đƣợc các thủ tục hành chính trong việc thực hiện nghĩa vụ kê khai và nộp thuế của mình, do đó cũng sẽ tiết kiệm đƣợc nhiều thời gian và công sức.

- Tiết kiệm chi phí quản lý hành chính về thuế

Khi áp dụng cơ chế tự khai, tự nộp thì hàng tháng cơ quan Thuế không phải gửi hàng triệu thông báo thuế nên ngành thuế tiết kiệm đƣợc chi phí giấy mực, in ấn, cƣớc phí bƣu điện… đem lại một hiệu quả kinh tế không nhỏ, bởi chi phí hành thu càng thấp thì hiệu quả công tác quản lý thuế càng đƣợc nâng cao.Ngoài ra, khi thực hiện cơ chế tự khai, tự nộp cơ cấu tổ chức của cơ quan Thuế đƣợc tổ chức theo chức năng nên bộ máy quản lý sẽ gọn nhẹ hơn bớt cồng kềnh ,do đó giảm đƣợc một phần lớn chi phí quản lý mà hiệu quả quản lý vẫn cao.

Nâng cao trách nhiệm pháp lý của đối tƣợng nộp thuế:

Với cơ chế „‟ Thông báo thuế “ trách nhiệm pháp lý của đối tƣợng nộp thúe đối với tính chính xác của việc tính toán số thuế phải nộp không cao bởi vì số thuế họ phải nộp đƣợc xác định theo thông báo của cơ quan Thuế. Vì vậy, có thể có tình trạng các cơ sở kinh doanh tính toán số liệu một cách qua loa, đại khái và nếu cán bộ thuế kiểm tra không kỹ thì có thể dẫn đến sai số thuế phải nộp mà các cơ sở kinh doanh đó không hề có lỗi. Nhƣng khi áp dụng cơ chế tự khai, tự nộp thì đối tƣợng nộp thuế phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính trung thực của số liệu kê khai và cả tính chính xác của viẹc tính toán số thuế phải nộp. Tức là, đối tƣợng nộp thuế đƣợc nâng cao trách nhiệm pháp lý trong việc kê khai thuế với Nhà nƣớc, tăng sự tự

giác ,đƣợc chủ động trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình.Hơn nữa,còn thiết lập đƣợc niềm tin giữa cơ quan Thuế và ngƣời nộp thuế.

Tạo tiền đề nâng cao hiệu quả công tác của cơ quan Thuế:

Thực hiện áp dụng cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế cơ quan Thuế có điều kiện để cải tiến cơ cấu tổ chức nhằm sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực hiện có ,công tác quản lý thu thuế đƣợc tổ chức theo hƣớng ngày càng hiện đại và chuyên môn hóa . Nhờ việc không mất thời gian tính toán lại số thuế phải nộp của đối tƣợng nộp thuế và phát hành thông báo thuế mà cán bộ Thuế có điều kiện tập trung thời gian và công sức cho các công việc quản lý khác nhƣ: công tác phục vụ , hỗ trợ các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh hiểu và tự giác thực hiện các nghĩa vụ thuế của mình đối với Ngân sách nhà nƣớc, công tác thanh tra ,kiểm tra,công tác đôn đốc thu nộp và cƣỡng chế thuế…Triển khai thực hiện cơ chế này sẽ tạo điều kiện cho ngành thuế đẩy mạnh hiện đại hóa công tác quản lý mà cụ thể là đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ tin học trong công tác quản lý thu thuế.Đó là tiền đề để nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế.

Hạn chế của cơ chế tự khai, tự nộp

Khi áp dụng một cơ chế chính sách mới bên cạnh những lợi ích to lớn thì cũng có nhiều điểm hạn chế. Do đó, việc áp dụng cơ chế tự khai, tự nộp thuế nếu không đáp úng đựợc những điều kiện nhất định thì sẽ có những hạn chế sau:

Nguy cơ trốn lậu thuế, thất thoát thuế lớn nếu trình độ dân trí thấp và không có biện pháp quản lý thuế phù hợp

Nếu không có biện pháp quản lý phù hợp, chẳng hạn công tác kiểm tra không kịp thời, việc phổ biến các luật thuế kém hiệu quả, công tác hƣớng dẫn các đối tƣợng nộp thuế không đầy đủ, chu đáo … Có thể dẫn đến các tình trạng đối tƣợng nộp thuế lợi dụng việc không kiểm tra tính toán lại số thu thƣờng kì của cơ quan Thuế để cố tình kê khai sai nhằm trốn lậu thuế. Trong trƣờng hợp do hiểu biết các luật thuế của đối tƣợng nộp thuế kém và công tác hƣớng dẫn của cơ quan Thuế không hiệu quả thì có thể có tình trạng kê khai sai số thuế phải nộp một cách vô ý. Vói trình độ dân trí của nƣớc ta còn thấp ,ý thức tự giác và tuân thủ pháp luật của ngƣời dân chƣa cao thì nguy cơ thất thoát thuế là rất lớn.

Đòi hỏi cao về cơ sở vật chất và trình độ quản lý của các cơ quan Nhà Nƣớc Để áp dụng cơ chế tự khai, tự nộp một cách hiệu quả đòi hỏi cơ sở vật chất của ngành thuế phải đƣợc hiện đại hóa, đặc biệt là hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho công tác thông tin, liên lạc sao cho việc kiểm tra, đối chiếu số liệu có thể phục vụ nhanh chóng và chính xác. Do đó, cần phải có sự đầu tƣ ban đầu rất lớn trong khi ngân sách nhà nƣớc còn hạn hẹp. Mặt khác, trình độ quản lý của các quan hành pháp hiện nay còn thấp, nếu không có sự chuẩn bị kĩ càng có thể xảy ra tình trạng buông lỏng công tác quản lý thuế.

Đổi mới hoạt động thanh tra- dịch vụ tuyên truyền, hỗ trợ và hƣớng dẫn nhằm đáp ứng yêu cầu của cơ chế tự khai, tự nộp

Để đáp ứng yêu cầu của việc thực hiện cơ chế tự khai, tự nộp, cơ quan Thuế đã tiến hành cải cách các quy trình quản lý thuế theo hƣớng hiện đại với sự hỗ trợ lớn của công nghệ thông tin. Các quy trình quản lý thuế đƣợc xây dựng phù hợp với bộ máy tổ chức theo mô hình chức năng và thể hiện nguyên tắc quản lý theo rủi ro.Đồng bộ với việc xây dựng các qui trình mới là các việc đẩy mạnh các nghiệp vụ quản lý theo từng chức năng quản lý:

Trong nghiệp vụ hỗ trợ cơ sở kinh doanh:cơ quan Thuế chủ động nắm bắt và tổ chức tuyên truyền ,hỗ trợ đối tƣợng nộp thuế sát với yêu cầu ,đặc điểm của từng nhóm đối tƣợng nộp thuế với những hình thức phù hợp và chất lƣợng tốt .Cơ quan Thuế phải biết đƣợc nhu cầu của khách hàng của mình,đó là đối tƣợng nộp thuế và có trách nhiệm cung cấp đƣợc những dịch vụ hỗ trợ đúng với yêu cầu của khách hàng .

Trong nghiệp vụ xử lý tờ khai thuế: cơ quan Thuế theo dõi tờ khai thuế của cơ sở kinh doanh từ tờ khai đầu tiên, qua đó tờ khai điều chỉnh (nếu có) đến tờ khai cuối cùng, các lỗi cơ sở kinh doanh đã mắc. Qua đó, cơ quan Thuế có thể có biện pháp xử lý phù hợp nhƣ: hƣớng dẫn cơ sở kinh doanh để tránh các lỗi đã mắc trong kê khai nếu việc mắc lỗi là do chƣa hiểu rõ;hoặc xem xét sửa đổi mẫu tờ khai nếu tờ khai chƣa phù hợp; hoặc đó là dấu hiệu để xem xét, lựa chọn các trƣờng hợp thanh tra nếu việc mắc lỗi mang tính lặp đi, lặp lại một cách cố ý …

Trong nghiệp vụ đôn đốc và thu nợ thuế: cơ quan Thuế đẩy mạnh công tác đôn đốc và thu nợ thuế. Với sự hỗ trợ của các chƣơng trình tin học, cơ quan Thuế

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả thu thuế tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 88 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)