1.2.1. Vai trò của thuế trong ngân sách nhà nƣớc
1.2.1.1. Vai trò của thuế nói chung
Thuế không chỉ đơn thuần là một nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nƣớc mà thuế còn gắn liền với các vấn đề về sự tăng trƣởng kinh tế, về sự công bằng trong phân phối và sự ổn định xã hội. Trong phạm vi nghiên cứu các vấn đề của tài chính và ngân sách nhà nƣớc, chúng ta sẽ xem xét thuế với các vai trò cơ bản của nó là: tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nƣớc, kích thích tăng trƣởng kinh tế và điều chỉnh thu nhập.
* Tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nƣớc: Là vai trò đầu tiên của thuế. Mỗi một loại thuế mà nhà nƣớc ban hành đều nhằm vào mục đích là tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nƣớc. Trong nền kinh tế thị trƣờng vai trò này của thuế càng nổi bậc bởi thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nƣớc.
Vai trò tạo nguồn thu của thuế xuất phát từ yêu cầu và quyền lực của nhà nƣớc đối với xã hội. Nhà nƣớc với quyền lực chính trị có thể ban hành các loại thuế với các mức thuế suất tuỳ ý. Tuy nhiên, khi xét về mục đích lâu dài khi định ra các loại thuế, thuế suất, đối tƣợng chịu thuế chính phủ không chỉ đơn thuần thỏa mãn nhu cầu tăng thu của ngân sách nhà nƣớc, mà phải thỏa mãn đồng thời yêu cầu tăng
trƣởng kinh tế và điều chỉnh thu nhập. Việc đáp ứng cả ba yêu cầu đó đòi hỏi chính phủ phải tính toán, cân nhắc kỹ lƣỡng khi ban hành các loại thuế, bởi vì nguồn thu của thuế bắt nguồn từ thu nhập quốc dân, khả năng động viên của thuế phụ thuộc chủ yếu vào phát triển của sản xuất, hiệu quả của sản xuất.
Nhƣ vậy, tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nƣớc là vai trò cơ bản của thuế. Tuy nhiên để phát huy tốt vai trò này cần phải đặt thuế trong mối quan hệ với tăng trƣởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội, bởi vì chính sự tăng trƣởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội là cơ sở tồn tại và phát triển của thuế.
* Vai trò kích thích tăng trƣởng kinh tế: là vai trò không kém phần quan trọng bởi vì chính sách thuế ảnh hƣởng trực tiếp đến thu nhập, giá cả, quan hệ cung cầu, cơ cấu đầu tƣ và đến sự phát triển hoặc suy thoái của một nền kinh tế.
Trong nền kinh tế thị trƣờng nhà nƣớc sử dụng công cụ thuế để điều tiết sản xuất và thị trƣờng nhằm xác lập một cơ cấu kinh tế hợp lý; có những ngành kinh tế tác động đến sự tăng trƣởng kinh tế ( kinh tế công cộng ) nhƣng lại không đƣợc các nhà đầu tƣ thuộc các thành phần kinh tế quan tâm vì lợi nhuận không cao, cần có sự đầu tƣ của nhà nƣớc. Điều này đòi hỏi phải huy động thuế một tỷ lệ tƣơng đối cao đối với một số ngành có điều kiện thuận lợi trong những thời kỳ nhất định và một tỷ lệ thuế tƣơng đối thấp đối với những ngành kém thuận lợi nhằm tạo cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế. Đồng thời, việc phân biệt thuế suất đối với từng loại sản phẩm, ngành hàng tự nó đã góp phần điều chỉnh giá cả, quan hệ cung cầu và hƣớng dẫn các nhà đầu tƣ bỏ vốn vào đầu tƣ những sản phẩm, ngành hàng theo đúng định hƣớng của nhà nƣớc và việc ƣu đãi thuế đối với một số mặt hàng, ngành nghề cũng góp phần kích thích tăng trƣởng kinh tế.
Nhìn chung trong quá trình cải cách hệ thống thuế của nƣớc ta nhà nƣớc đã chú trọng xác lập đúng đắn mối quan hệ giữa các loại thuế, xác định hợp lý các đối tƣợng chịu thuế, thuế suất và chế độ miễn giảm cho nên hệ thống thuế hiện hành đã phát huy tác dụng trong việc khuyến khích đầu tƣ, phát triển những ngành sản xuất kinh doanh có lợi cho nền kinh tế, hƣớng dẫn sản xuất và tiêu dùng, thực hiện chính sách thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, bảo vệ và phát triển sản xuất hàng hóa trong
nƣớc và tạo điều kiện cho hàng hóa trong nƣớc xâm nhập, cạnh tranh đƣợc với thị trƣờng thế giới.
* Vai trò điều tiết thu nhập, thực hiện công bằng xã hội: Trong nền kinh tế thị trƣờng, nếu không có sự can thiệp của nhà nƣớc, để thị trƣờng tự điều chỉnh thì sự phân phối của cải và thu nhập sẽ mang tính tập trung rất cao tạo ra hai cực đối lập nhau: một thiểu số ngƣời sẽ giàu có lên nhanh chóng, còn cuộc sống của đại bộ phận dân chúng ở mức thu nhập thấp. Thực tế, sự phát triển của một đất nƣớc là kết quả nỗ lực của cả một công đồng, sẽ không công bằng nếu không chia xẻ thành qủa phát triển kinh tế cho mọi ngƣời. Bởi vậy cần có sự can thiệp của nhà nƣớc vào qúa trình phân phối thu nhập, sự can thiệp này đặc biệt hiệu qủa bằng cách sử dụng công cụ thuế.
Với các sắc thuế nhƣ: Thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập… theo hƣớng thuế đánh cao vào những hàng hóa dịch vụ cao cấp, ngƣời có thu nhập cao nhằm điều tiết bớt thu nhập của các doanh nghiệp, cá nhân có thu nhập cao. Đồng thời thuế đánh thấp vào những hàng hóa dịch vụ cần thiết cho đại bộ phận dân chúng. (Ví dụ: thuế tiêu thụ đặc biệt thuế suất 75% đối với rƣợu từ 40 độ trở lên, thuế suất 15% đối với rƣợu thuốc. Bia chai, bia hộp, bia tƣơi thuế suất 75% trong khi bia hơi thuế suất là 30% …). Nhƣ vậy, việc qui định về đối tƣợng chịu thuế, thuế suất từng ngành hàng nhƣ trên bên ngoài nhƣ là một sự cƣỡng chế nhƣng bên trong nhằm điều chỉnh những quan hệ xã hội nhất định.
Mặt khác, những nhà doanh nghiệp cũng không thể suốt đời phục vụ cho mục đích tăng trƣởng kinh tế nếu thu nhập của họ bị chia xẻ một cách vô lý. Đây là mâu thuẩn cơ bản trong nền kinh tế thị trƣờng mà chính sách thuế của chính phủ phải giải quyết. Thực ra, vẫn có một mối quan hệ phụ thuộc để tồn tại giữa nhà kinh doanh và ngƣời lao động. Tức là, có một giới hạn phân phối lại mà ở đó độ nhạy cảm về tăng trƣởng bị hạn chế, các nhà kinh doanh sẳn sàng đóng góp một phần thu nhập cho xã hội mà không làm suy giảm sự tăng trƣởng của họ. Chính sách thuế phải xác định đƣợc khung giới hạn đó thông qua phản ứng của doanh nghiệp đối với thuế suất từng loại thuế và có sự điều chỉnh cho phù hợp.
a. Thuế TNDN là khoản thu quan trọng của NSNN.
Thuế thu nhập doanh nghiệp là một trong những loại thuế trực thu. Thuế TNDN và thuế thu nhập cá nhân chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu thu Ngân sách Nhà nƣớc. Ở các nƣớc phát triển hai loại thuế chủ yếu này đã làm cho thuế trực thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu Ngân sách nhà nƣớc. Ví dụ nhƣ Mỹ: thuế trực thu chiếm 74,8%, Nhật Bản là 74%. Hầu hết các nƣớc có thu nhập quốc dân bình quân đầu ngƣời thấp thì thuế gián thu thƣờng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số thuế ngân sách; ví dụ nhƣ: Philipin chiếm 60%; Thái Lan chiếm 66%; Ấn Độ 63%; Kênia: 61%; Gana: 65%... Ở Việt Nam, tỷ trọng thuế thu nhập doanh nghiệp trong tổng số thu Ngân sách Nhà nƣớc Năm 2009 đạt 52.191 tỷ đồng, chiếm 19,3% trong tổng thu NSNN và bằng 3,15% GDP. Năm 2010 là 82.297 tỷ đồng, chiếm 22,5% trong tổng thu NSNN và bằng 4,15% GDP. Năm 2011 là 96.600 tỷ đồng, chiếm 22,4% trong tổng thu NSNN và bằng 3,81% GDP.
Tuy nhiên, cùng với xu hƣớng tăng trƣởng kinh tế, quy mô của các hoạt động kinh tế ngày càng đƣợc mở rộng, hiệu quả kinh doanh ngày càng cao sẽ tạo ra nguồn thu về thuế TNDN ngày càng lớn cho NSNN.
b. Thuế TNDN là công cụ quan trọng của Nhà nước trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế
- Nhà nƣớc ban hành một hệ thống pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng chung cho các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế, tạo sự bình đẳng trong cạnh tranh, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển. Nhƣ vậy, với các doanh nghiệp cùng sản xuất một mặt hàng nhƣ nhau, cùng bán giá bán trên thị trƣờng nhƣ nhau, nếu cơ sở sản xuất nào càng hạ thấp đƣợc giá thảnh sản phẩm, càng thu đƣợc nhiều lợi nhuận thì càng phát triển mạnh, và ngƣợc lại thì dễ dẫn tới bị phá sản.
- Thông qua việc xác định phạm vi thu thuế và không thu thuế, Nhà nƣớc thể hiện sự ƣu đãi của mình đối với một số đối tƣợng trong xã hội không phải nộp thuế hoặc thể hiện sự khuyến khích của Nhà nƣớc đối với việc phát triển của một lĩnh vực ở một vùng nào đó.
- Ngoài việc quy định thuế suất chung cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh, Nhà nƣớc cũng đƣa ra thuế suất ƣu đãi để áp dụng đối với từng ngành nghề, mặt hàng, lĩnh vực thể hiện mức độ khuyến khích hay không khuyến khích của Nhà nƣớc đối với những ngành nghề, mặt hàng, lĩnh vực đó trong nền kinh tế.
- Không những chỉ khuyến khích đầu tƣ bằng việc định ra một thuế suất hợp lý, mà thuế thu nhập doanh nghiệp còn đƣợc sử dụng là một biện pháp khuyến khích bỏ vốn đầu tƣ vào các ngành nghề, mặt hàng, các vùng mà Nhà nƣớc cần tập trung khuyến khích đẩy mạnh sản xuất, khai thác tiềm năng về vốn trong dân cƣ và của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, hỗ trợ các doanh nghiệp khắc phục khó khăn, rủi ro để phát triển sản xuất bằng việc sử dụng biện pháp miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo mức độ khác nhau.
c. Thuế TNDN là công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng tái phân phối thu nhập, bảo đảm công bằng xã hội.
Một trong những mục tiêu của thuế thu nhập doanh nghiệp là điều tiết thu nhập, đảm bảo sự công bằng trong phân phối thu nhập xã hội. Thuế thu nhập doanh nghiệp đƣợc áp dụng cho các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, không những đảm bảo bình đẳng công bằng về chiều ngang mà còn cả công bằng về chiều dọc. Về chiều ngang, bất kể một doanh nghiệp nào kinh doanh bất cứ hình thức nào nếu có thu nhập chịu thuế thì phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Về chiều dọc, cùng một ngành nghề không phân biệt quy mô kinh doanh nếu có thu nhập chịu thuế thì đều phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Với mức thuế suất thống nhất, doanh nghiệp nào có thu nhập cao thì phải nộp thuế nhiều hơn (theo số tuyệt đối) doanh nghiệp có thu nhập thấp.
1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả thu thuế
1. 2.2.1. Thực trạng hiệu quả thu thuế
“Tỷ lệ động viên từ thuế của Việt Nam ở mức thấp và đang giảm dần”.Đó là khẳng định của Vụ trƣởng Vụ Chính sách thuế - Bộ Tài chính, ông Ngô Hữu Lợi khi trả lời phỏng vấn Tạp chí Thuế trƣớc thông tin cho rằng: tỷ lệ động viên thu ngân sách/GDP ở Việt Nam cao hơn các nƣớc rất nhiều. Theo ông Lợi, sở dĩ tỷ lệ
thu ngân sách/GDP của Việt Nam cao là do các tiêu chí và cách tính chƣa đồng nhất so với các nƣớc.
Số thu ngân sách từ thuế, phí mà nhiều nƣớc công bố thƣờng là số thu của ngân sách chính quyền trung ƣơng, do các nƣớc có sự độc lập giữa các cấp ngân sách. Trong khi đó, ở Việt Nam, hệ thống NSNN là thống nhất cả 4 cấp, từ trung ƣơng, tỉnh, huyện và xã.
Theo đó, nguồn thu NSNN bao gồm: thuế, phí, thu từ dầu thô, quyền sử dụng đất, bán nhà thuộc sở hữu nhà nƣớc; ngoài ra, còn có một số khoản thu phát sinh ngoài dự toán và các khoản khác nhƣ: thu từ quỹ dự trữ tài chính, thu huy động vốn cân đối ngân sách địa phƣơng, thu kết dƣ ngân sách địa phƣơng, thu chuyển nguồn từ năm trƣớc sang.
Riêng thu từ dầu thô, ở Việt Nam cũng đƣợc tổng hợp giống nhƣ khoản thu thuế, nhƣng ở các nƣớc, khoản thu này xếp vào loại “thu từ vốn bán tài nguyên quốc gia”. Do đó, khi so sánh tỷ lệ thuế, phí ở Việt Nam với các nƣớc, cần phải so sánh một cách đồng nhất và cùng bản chất giữa các tiêu chí thì kết quả mới tƣơng thích.
Nếu chỉ so sánh riêng tỷ lệ huy động từ thuế, phí/GDP nhƣ các nƣớc hiện nay đang tính, thì giai đoạn 2006-2010, tỷ lệ động viên từ thuế, phí (gồm thu cả từ dầu thô) của Việt Nam chiếm 24,9% GDP (trung bình các nƣớc là 28,7%), nếu tính riêng cấp trung ƣơng nhƣ các nƣớc thì chỉ chiếm 17,9%. Nếu loại trừ dầu thô thì tỷ lệ động viên ngân sách từ thuế, phí là 19,2% GDP (riêng cấp trung ƣơng là 12,2%). Còn nếu chỉ tính riêng các khoản thu nội địa và loại trừ các khoản thu không mang tính chất động viên nhƣ dầu thô, thu tiền thuê đất, tiền sử dụng đất; thu bán nhà thuộc sở hữu nhà nƣớc, thu từ quỹ đất công ích và hoa lợi công sản;... thì tỷ lệ động viên từ thuế, phí ở Việt Nam chỉ chiếm 13,4% GDP, trong đó riêng cấp trung ƣơng chỉ là 6,5% GDP.
Thực tế, so với các nƣớc trên thế giới, thuế suất các sắc thuế chính của Việt Nam đều đang ở mức thấp và tiếp tục có xu hƣớng giảm dần. Cụ thể, thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN) từ mức thuế suất 32% năm 1999, giảm xuống 28% năm
TNDN sẽ chỉ còn 22%. Nếu tính cả các thuế suất ƣu đãi 10%, 20% và các khoản miễn, giảm thuế thì thuế suất thuế TNDN thực ở Việt Nam chỉ vào khoảng 16,32%, trong khi mức thuế suất bình quân chung của 83 nƣớc trên thế giới hiện đang ở mức 27%. (Philippines, Trung Quốc là 30%; Malaysia là 25%).
Về thuế giá tị gia tăng ở Việt Nam cũng vậy, mức thuế suất phổ thông là 10% áp dụng cho hầu hết hàng hóa, dịch vụ; mức 5% áp dụng cho một số hàng hóa, dịch vụ là đầu vào của sản xuất nông nghiệp và mức 0% áp dụng cho hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu. Trong khi đó, so với 112 nƣớc trên thế giới, có tới 88 nƣớc có thuế suất thuế giá tị gia tăng từ 12-25%, (trong đó 57 nƣớc có thuế suất từ 17-25%); các nƣớc trong khu vực nhƣ Lào, Philipines, Indonesia, Campuchia có mức thuế suất phổ thông là 10%; Trung Quốc là 17% và 13%.
Về thuế Thu nhập cá nhân (TNCN), giai đoạn 2001-2008 chỉ áp dụng đối với ngƣời có thu nhập cao với mức thuế suất lũy tiến từng phần từ 10-60%. Từ 1/1/2009, khi áp dụng Luật Thuế TNCN, thuế suất đã giảm xuống từ mức 5-35%, đồng thời, chỉ tính thuế với phần thu nhập sau khi đã giảm trừ gia cảnh cho bản thân ngƣời nộp thuế 4 triệu đồng/tháng và 1,6 triệu cho mỗi ngƣời phụ thuộc; giảm trừ đóng góp bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp bắt buộc. Mức giảm trừ gia cảnh kể từ 01/7/2013 đƣợc nâng lên mức 9 triệu đồng cho bản thân ngƣời nộp thuế và 3,6 triệu đồng/ngƣời/tháng cho mỗi ngƣời phụ thuộc, đồng nghĩa với tỷ lệ động viên từ thuế TNCN sẽ giảm theo.
Chƣa kể 05 năm gần đây, trong những thời điểm kinh tế khó khăn chính sách miễn, giãn, giảm các loại thuế luôn đƣợc chọn là giải pháp hàng đầu để hỗ trợ doanh nghiệp. Theo đó, năm 2008 - 2009 số thuế đƣợc giảm, gia hạn lên tới 21.628 tỷ đồng. Năm 2010, tổng số thuế TNDN đƣợc gia hạn là trên 11.000 tỷ đồng. Năm 2011, tổng số tiền thuế miễn, giảm vào khoảng 3.300 - 3.600 tỷ đồng; số tiền đƣợc gia hạn khoảng 11.340 tỷ đồng.
Năm 2012 đã có trên 200.000 doanh nghiệp đƣợc gia hạn nộp thuế với tổng số tiền lên tới gần 10.000 tỷ đồng; miễn thuế khoán và thuế môn bài cho 40.223 hộ; giảm tiền thuê đất cho trên 3.000 DN sản xuất kinh doanh thƣơng mại, dịch vụ với