Chương trình SSOP cho công ty TNHH Hải Vương

Một phần của tài liệu Xây dựng chương trình haccp cho mặt hàng cá ngừ cắt miếng đông lạnh tại công ty TNHH hải vương (Trang 83 - 119)

 CÁC SSOP

SSOP1: An toàn nguồn nước SSOP2: An toàn nước đá

SSOP3: Các bề mặt tiếp xúc với sản phẩm SSOP4: Ngăn ngừa sự nhiễm chéo

SSOP5: Vệ sinh công nhân

SSOP6: Bảo vệ sản phẩm không bị nhiễm bẩn SSOP7: Sử dụng, bảo quản hóa chất

SSOP8: Sức khỏe công nhân

SSOP9: Kiểm soát động vật gây hại SSOP10: Kiểm soát chất thải

 CHƯƠNG TRÌNH SSOP ĐỐI VỚI CÔNG TY TNHH HẢI VƯƠNG

Địa chỉ: Lô B, đường số 1, KCN Suối Dầu, Huyện Cam Lâm, Tỉnh Khánh Hòa QUY PHẠM VỆ SINH CHUẨN _ SSOP

SSOP1: AN TOÀN NGUỒN NƯỚC 1. Yêu cầu

Nước sử dụng trong chế biến, làm vệ sinh các bề mặt tiếp xúc với nguyên liệu, bán thành phẩm, sản phẩm phải đạt yêu cầu tiêu chuẩn 1329/2002/BYT/QĐ của Bộ Y Tế về tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống và chỉ thị số 98/83/EEC của Hội Đồng Liên Minh Châu Âu về chất lượng nước dùng cho người.

2. Điều kiện hiện tại của công ty

- Hiện nay công ty đang sử dụng nguồn nước từ nguồn nước máy của khu công nghiệp Suối Dầu trên đập Suối Dầu.

- Nguồn nước công ty sử dụng từ nước máy của khu công nghiệp sẽ được lọc và xử lý sinh học. Nguồn nước được gom lại chứa trong bể bằng xi măng rồi qua bồn đựng Chlorine sau đó bơm lên tháp nước rồi đưa vào sử dụng.

- Nước bơm vào phân xưởng sản xuất với nồng độ Chlorine dư là 0,5ppm. - Có hệ thống bơm định lượng chlorine, có lắp đặt hệ thống chuông báo động khi mức dung dịch Chlorin trong bình gần hết.

- Các bể chứa nước được làm bằng xi măng, bên trong có bề mặt nhẵn. Bể nước luôn được đậy kín không cho nước mưa, côn trùng hay vật gì rơi vào.

- Hệ thống đường ống cung cấp nước được làm bằng ống nhựa (PVC) không độc đối với sản phẩm và đảm bảo cung cấp nước với áp lực theo yêu cầu.

- Không có sự nối chéo nào giữa các đường ống cung cấp nước đã qua xử lý và chưa qua xử lý.

3. Các thủ tục cần tuân thủ

- Không được nối chéo giữa các đường ống dẫn nước vệ sinh và nước chế biến. Các đường ống nước chưa xử lý với đường ống nước đã xử lý.

- Hệ thống cung cấp nước cho nhà máy phải được lập thành sơ đồ hệ thống cung cấp nước.

- Kế hoạch lấy mẫu kiểm soát chất lượng nước phải được lập và phê duyệt hàng năm.

- Kiểm soát nồng độ Chlorine dư trong nước vào đầu mỗi ca sản xuất và mỗi khi cần thiết. Kết quả kiểm soát ghi vào biểu mẫu kiểm soát nồng độ Chlorine trong nước.

- Nắp đậy các bể nước luôn được đậy kín không cho nước mưa, côn trùng hay bất kỳ vật gì rơi vào.

- Hệ thống bơm, xử lý nước, đường ống nước thường xuyên được làm vệ sinh theo định kỳ và được bảo trì tốt.

- Không sử dụng bơm hút nước thải chung với bơm lấy nước.

- Các bồn chứa nước được vệ sinh sạch sẽ theo định kỳ: 06 tháng/01 lần. - Duy trì kiểm tra chặt chẽ hệ thống xử lý nước.

- Thường xuyên kiểm tra và bổ sung lượng hóa chất dùng cho xử lý nước, tuyệt đối không để đến hết.

- Nồng độ Chlorine dư trong nước dùng trong sản xuất luôn được duy trì ở 0,5ppm. Thời gian Chlorine tác dụng trước khi sử dụng ít nhất 20 phút.

- Thường xuyên kiểm tra hệ thống bơm nén có bị nhiễm dầu mỡ lẫn vào nước hay không.

4. Giám sát và phân công trách nhiệm

- Quản đốc phân xưởng có trách nhiệm tổ chức, duy trì thực hiện qui phạm này. - Công nhân được phân công làm vệ sinh có trách nhiệm làm đúng qui phạm này.

- Nhân viên phụ trách xử lý nước kiểm soát hàng ngày các điều kiện vệ sinh của hệ thống cung cấp nước (hệ thống xử lý, bể, bồn chứa, đường ống), nếu có sự cố phải báo cáo ngay để kịp thời sửa chữa.

- QC được phân công kiểm tra lại tình trạng vệ sinh của hệ thống cung cấp nước theo định kỳ và sau mỗi lần làm vệ sinh.

- Phòng vi sinh của công ty lấy mẫu kiểm tra tại cơ quan có thẩm quyền các chỉ tiêu vi sinh, hoá lý theo theo định kỳ ba tháng một lần đối với nước đầu nguồn và nước cuối nguồn theo kế hoạch đã đề ra. Lấy mẫu kiểm tra vi sinh mỗi tuần một lần cho các vòi ra đại diện khác nhau trong phân xưởng và một năm một lần cho tất cả các vòi ra trong phân xưởng theo kế hoạch kiểm soát chất lượng nước.

- Hàng ngày QC được phân công có trách nhiệm kiểm tra nồng độ Chlorine dư trong nước đầu nguồn và cuối nguồn. Nồng độ Chlorine dư trong nước phải đạt trong khoảng 0,5ppm. Kết quả kiểm tra được ghi vào báo cáo theo dõi xử lý nước. Tần suất 01 ngày/01 lần.

- QC được phân công có trách nhiệm kiểm tra vệ sinh hệ thống xử lý nước. Kết quả được ghi vào báo cáo kiểm tra vệ sinh hệ thống xử lý nước.

- Mọi bổ sung sửa đổi qui phạm này phải được Ban giám đốc phê duyệt.

5. Hành động sửa chữa

- QC có trách nhiệm kiểm tra dư lượng Chlorine trong nước, nếu phát hiện nồng độ Chlorine dư trong nước không đúng qui định thì phải báo ngay cho người phụ trách vận hành hệ thống xử lý nước để điều chỉnh nồng độ Chlorine dư trong nước đến khi đạt yêu cầu.

- Nếu phát hiện quá trình xử lý và cung cấp nước có vấn đề, công ty ngừng sử dụng nguồn nước cung cấp và sử dụng nguồn nước dự phòng. Xác định thời điểm xảy ra sự cố, và cô lập lô hàng được sản xuất trong thời gian có sử dụng nguồn nước đó cho tới khi phát hiện ra nguyên nhân gây mất an toàn, đối với nguồn nước và có biện pháp khắc phục để hệ thống mới trở lại hoạt động bình thường. Đồng thời lấy mẫu kiểm tra sản phẩm, và chỉ xuất xưởng những sản phẩm đảm bảo chất lượng.

- Tìm ra nguyên nhân gây ra sự cố, có biện pháp sửa chữa, lấy mẫu phân tích chất lượng nước trước khi sử dụng trở lại nguồn nước cung cấp.

6. Hồ sơ lưu trữ

- Sơ đồ hệ thống cung cấp nước.

- Kế hoạch lấy mẫu nước hàng năm được phê duyệt. - Biên bản làm vệ sinh hệ thống cung cấp nước. - Hồ sơ giám sát nồng độ Chlorine dư trong nước. - Hồ sơ giám sát vệ sinh hàng ngày.

- Phiếu báo kết quả kiểm nghiệm Lý - Hóa - Vi sinh về an toàn nguồn nước. - Các biên bản về sự cố và hành động sửa chữa.

- Tất cả hồ sơ biểu mẫu ghi chép việc thực hiện qui phạm này đã được thẩm tra phải được lưu trữ trong bộ hồ sơ SSOP của công ty ít nhất là 02 năm.

Ngày… tháng… năm… Người phê duyệt

CÔNG TY TNHH HẢI VƯƠNG

Địa chỉ: Lô B, đường số 1, KCN Suối Dầu, Huyện Cam Lâm, Tỉnh Khánh Hòa QUY PHẠM VỆ SINH CHUẨN _ SSOP

SSOP2: AN TOÀN NƯỚC ĐÁ 1. Yêu cầu

- Nước đá tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm phải đảm bảo an toàn.

- Nước sử dụng trong sản xuất đá vảy phải đạt yêu cầu của quyết định 1329/2002/BYT/QĐ của Bộ Y Tế về tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống và chỉ thị số 98/83/EEC của Hội Đồng Liên Minh Châu Âu về chất lượng nước dùng cho người.

2. Điều kiện hiện tại của công ty

- Hiện tại công ty có 1 hệ thống sản xuất nước đá vảy với năng suất 14 tấn/ngày phục vụ cho quá trình sản xuất của công ty.

- Thiết bị làm đá vảy được chế tạo bằng inox để dễ làm vệ sinh và khử trùng. - Kho chứa đá vảy có bề mặt nhẵn, bóng, không thấm nước, kín, cách nhiệt. Được sử dụng cho tất cả quá trình sản xuất.

3. Các thủ tục cần tuân thủ

- Nước dùng để sản xuất đá vảy phải đảm bảo các điều kiện vệ sinh.

- Thiết bị sản xuất nước đá vảy và chất lượng nước đá được kiểm tra hàng ngày. - Các dụng cụ lấy đá vảy, dụng cụ chứa đựng và vận chuyển đá vảy phải chuyên dùng và được làm vệ sinh sạch sẽ vào đầu và cuối giờ sản xuất (tuân thủ theo SSOP3).

- Sử dụng đá vảy đúng khu vực sản xuất và mục đích.

- Kiểm soát việc vận chuyển đá trong khu vực chế biến, và ghi vào biểu mẫu giám sát bề mặt tiếp xúc, ngăn ngừa nhiễm chéo tần suất 03 lần/ca.

- Kiểm soát nồng độ Chlorin dư trong nước đá vào đầu mỗi ca sản xuất và mỗi khi cần thiết, nồng độ Chlorine dư cho phép đạt trong khoảng 0,5ppm.

- Kho đá vảy được làm vệ sinh 01 tuần/01 lần vào ngày nghỉ hoặc cuối ngày sản xuất hoặc khi cần thiết.

- Các bước làm vệ sinh kho đá:

 Bước 2: Dùng nước sạch để rửa sạch xà phòng.

 Bước 3: Dùng dung dịch Chlorine có nồng độ 100ppm tạt lên bề mặt vách kho, nền kho để khử trùng kho. Thời gian tiếp xúc khoảng 15-20 phút.

 Bước 4: Sau đó phải được rửa thật sạch bằng nước sạch.

4. Giám sát và phân công trách nhiệm

- Quản đốc phân xưởng có trách nhiệm tổ chức, duy trì thực hiện qui phạm này. - Công nhân được phân công làm vệ sinh có trách nhiệm làm đúng theo qui phạm này.

- Nhân viên tổ kỹ thuật máy kiểm tra tình trạng hoạt động của thiết bị sản xuất đá mỗi ngày. QC được phân công có trách nhiệm kiểm soát việc vận chuyển, lưu thông nước đá, nồng độ Chlorine và kiểm tra lại tình trạng vệ sinh của hệ thống cung cấp nước và sản xuất đá vảy định kỳ (01 tuần/01 lần) và sau mỗi lần làm vệ sinh.

- Để đảm bảo an toàn nguồn nước đá, phòng vi sinh của công ty lấy mẫu kiểm tra các chỉ tiêu vi sinh theo kế hoạch đã được duyệt.

5. Hành động sửa chữa

- QC có trách nhiệm kiểm tra nồng độ Chlorine dư trong nước, nếu phát hiện nồng độ Chlorine dư trong nước dùng cho sản xuất đá không đúng qui định, thì phải báo ngay cho người phụ trách vận hành hệ thống xử lý nước để điều chỉnh nồng độ Chlorine dư trong nước đến khi đạt yêu cầu.

- Nếu phát hiện quá trình cung cấp nước và sản xuất nước đá có vấn đề, công ty sẽ cho dừng sản xuất ngay. Xác định thời điểm xảy ra sự cố và cô lập lô hàng được sản xuất trong thời gian có sử dụng đá đó cho tới khi phát hiện ra nguyên nhân gây mất an toàn, đối với nguồn nước đá và có biện pháp khắc phục để hệ thống hoạt động lại bình thường, đồng thời lấy mẫu kiểm tra sản phẩm, và chỉ xuất xưởng những sản phẩm đảm bảo chất lượng.

- Tìm ra nguyên nhân gây ra sự cố, có biện pháp sửa chữa, lấy mẫu phân tích chất lượng nước trước khi sử dụng trở lại nguồn nước cung cấp.

- Kế hoạch lấy mẫu nước và nước đá hàng năm đã được duyệt. - Báo cáo kiểm tra vệ sinh hệ thống xử lý nước và kho đá. - Hồ sơ giám sát vệ sinh hàng ngày.

- Phiếu báo kết quả kiểm nghiệm Hoá - Lý - Vi sinh về an toàn nước đá.

- Tất cả hồ sơ biểu mẫu ghi chép việc thực hiện qui phạm này đã được thẩm tra phải được lưu trữ trong bộ hồ sơ SSOP của công ty ít nhất là 02 năm.

Ngày… tháng… năm… Người phê duyệt

Địa chỉ: Lô B, đường số 1, KCN Suối Dầu, Huyện Cam Lâm, Tỉnh Khánh Hòa QUY PHẠM VỆ SINH CHUẨN _ SSOP

SSOP3: CÁC BỀ MẶT TIẾP XÚC VỚI SẢN PHẨM 1. Yêu cầu

Các bề mặt tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm như: Bao tay, yếm, ủng và dụng cụ sản xuất: Thau, rổ, dao, bàn, bồn chứa, cân, túi PA … và các bề mặt tiếp xúc gián tiếp với sản phẩm như trần nhà, tường, nền nhà, bóng đèn, cửa kính, các máy móc thiết bị, cống rãnh… phải đảm bảo không là nguồn lây nhiễm cho sản phẩm trong quá trình chế biến và duy trì điều kiện vệ sinh tốt trước khi sản xuất, trong và sau ca sản xuất.

2. Điều kiện hiện tại của công ty

- Tất cả các dụng cụ chế biến, bàn chế biến, khay… và các bề mặt tiếp xúc của các thiết bị với các sản phẩm đều được làm bằng inox hoặc nhôm có bề mặt nhẵn, không thấm nước, không rỉ, không bị ăn mòn, dễ làm vệ sinh có thể rửa và khử trùng nhiều lần mà không bị hư hại.

- Các dụng cụ thau, rổ… làm bằng nhựa dẻo.

- Các dụng cụ bảo hộ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm như: Găng tay, yếm được làm bằng cao su được vệ sinh và khử trùng sạch sẽ.

- Vật liệu bao gói được làm bằng PA. - Hóa chất tẩy rửa: Xà phòng.

- Hóa chất khử trùng: Chlorine.

3. Các thủ tục cần tuân thủ

- Trước khi bắt đầu sản xuất và khi kết thúc sản xuất, hay thay đổi mặt hàng, tất cả các thiết bị, dụng cụ chế biến và dụng cụ chứa đựng đều được làm vệ sinh và khử trùng sạch sẽ mặt trong cũng như mặt ngoài.

- Tất cả dụng cụ sản xuất phải được để đúng nơi qui định.

- Tất cả các bàn dùng để sử dụng trong khu vực sản xuất đều phải được vệ sinh sạch sẽ mặt bàn, đồng thời định kỳ 1 lần/tuần lật ngược lại và chà rửa thật sạch các khe, hốc phía dưới mặt bàn cũng như các chân bàn.

- Thiết bị phải được bố trí, lắp đặt để dễ kiểm tra, dễ làm vệ sinh và khử trùng toàn bộ.

- Các dụng cụ bảo hộ tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm phải được khử trùng và vệ sinh sạch sẽ.

- Không được sử dụng các dụng cụ làm bằng vật liệu gỗ làm bề mặt tiếp xúc với sản phẩm trong khu chế biến, trong tủ đông, kho bảo quản nước đá.

- Vệ sinh đầu ca sản xuất:

Đối với rửa và khử trùng bao tay, yếm:

Khi vào phòng sản xuất cần thực hiện: Bước 1: Đeo bao tay, mang yếm.

Bước 2: Nhúng nước Chlorine nồng độ 50-100ppm, đối với yếm thì dội nước Chlorine nồng độ 50-100ppm.

Bước 3: Rửa lại bằng nước sạch.

Đối với các dụng cụ chứa đựng như: Thau, rổ, dao, khay cấp đông…

Bước 1: Rửa nước sạch. Bước 2: Rửa xà phòng. Bước 3: Rửa nước sạch.

Bước 4: Nhúng dụng cụ vào bồn dung dịch Chlorine có nồng độ 100ppm để khử trùng.

Bước 5: Rửa nước sạch.

Bước 6: Sắp xếp ngăn nắp trên các giá đỡ, hoặc trên bàn.

Vệ sinh bàn chế biến, thùng chứa, phương tiện vận chuyển nguyên liệu, bán thành phẩm, đá vảy, băng chuyền, sàn, tường…

Bước 1: Rửa nước sạch.

Bước 2: Dùng bàn chải nhựa và xà phòng cọ rửa. Bước 3: Rửa nước sạch cho sạch xà phòng.

Bước 4: Dùng dung dịch Chlorine có nồng độ 100ppm để khử trùng. Bước 5: Rửa lại bằng nước sạch.

Trong giờ nghỉ giữa ca, dụng cụ sản xuất phải làm vệ sinh và khử trùng theo các bước:

Bước 1: Dọn hết vụn của sản phẩm còn tồn đọng trong dụng cụ.

Bước 2: Rửa nước sạch cho trôi hết vụn sản phẩm còn dính trên dụng cụ. Bước 3: Ngâm các dụng cụ trong dung dịch Chlorine có nồng độ 100ppm để khử trùng.

Bước 4: Rửa lại bằng nước sạch cho hết Chlorine.

Bao tay, yếm:

Bước 1: Rửa nước sạch.

Một phần của tài liệu Xây dựng chương trình haccp cho mặt hàng cá ngừ cắt miếng đông lạnh tại công ty TNHH hải vương (Trang 83 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)