Định hƣớng phát triển của công ty

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu gạo của công ty cổ phần xuất nhập khẩu vĩnh long (Trang 58)

5.4.1 Mục tiêu của công ty

Mục tiêu chiến lƣợc của công ty là tập trung kinh doanh các mặt hàng gạo và khai thác các bất động sản hiện có, nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trƣờng tiêu thụ.

5.4.2 Phƣơng hƣớng phát triển

Công ty cần gia tăng sự ổn định trong kinh doanh nhằm tạo điều kiện phát triển vững chắc. Tăng cƣờng hiệu quả sử dụng vốn nhằm tích lũy và tạo khả năng huy động vốn. Đồng thời công ty cần phải đảm bảo đƣợc lợi ích cao nhất cho các cổ đông. Tập trung các ƣu đãi và cơ hội để phát triển nguồn nhân lực, bộ máy tổ chức có năng lực, xây dựng hoàn thiện và phát triển nguồn nhân lực, bộ máy tổ chức có năng lực, không ngừng cải thiện đời sống, điều kiện làm việc, thu nhập cho ngƣời lao động. Và điều quan trọng nhất mà công ty cần lƣu ý đó là làm tròn nghĩa vụ nộp ngân sách cho Nhà nƣớc. Vạch ra mục tiêu kim ngạch xuất khẩu của công ty đến năm 2015.

46

Bảng 5.2 Mục tiêu kim ngạch xuất khẩu gạo đến năm 2015

Chỉ tiêu Đơn vị Năm

2014 2015

Kim ngạch xuất

khẩu gạo 1.000 USD 61.215 70.000

Tổng kim ngạch

XNK 1.000 USD 78.706 90.000

Lợi nhuận sau

thuế 1.000.000 đồng 5.597 6.437

(Nguồn: Phòng kế hoạch và đầu tư, 2014)

Kim ngạch xuất khẩu gạo đến năm 2015 đạt 70.000.000 USD.

Xây dựng thêm kho chứa gạo 20.000 tấn, trang thiết bị đánh bóng, máy tách màu đạt năng suất 100.000 tấn/năm.

Cán bộ quản lý, cán bộ kinh doanh đều có khả năng nghiệp vụ và ngoại ngữ, vừa có năng lực kinh doanh giỏi, vừa có ý thức thực hiện nhiệm vụ chính trị xã hội và có phẩm chất đạo đức tốt.

47

Chƣơng 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 Kết luận

Sau khi nƣớc ta hội nhập với nền kinh tế thế giới, chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trƣờng, và tiếp tục thực hiện những cải cách kinh tế nhƣ việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nƣớc trong đó có Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Vĩnh Long. Việc chuyển đổi này đã giúp công ty có nhiều tiến bộ khi bƣớc ra cạnh tranh với các đối thủ trong và ngoài nƣớc trong cùng lĩnh vực. Tuy nhiên, trong quá trình thích nghi với môi trƣờng hoạt động mới thì công ty cũng đã gặp không ít khó khăn trong việc ổn định và xây dựng phƣơng hƣớng phát triển cho công ty. Chúng ta cần phải hoan nghênh nỗ lực của tập thể Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Vĩnh Long vì đã hoàn thành những nhiệm vụ khó khăn và từng bƣớc ổn định sản xuất, trở thành công ty uy tín trên thị trƣờng. Ban lãnh đạo công ty cũng đã linh hoạt ứng phó với sự thay đổi không ngừng của thị trƣờng bằng những chính sách, chiến lƣợc hợp lý. Trải qua nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Vĩnh Long đã có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, am hiểu thói quen tiêu dùng của thị trƣờng nƣớc ngoài và dễ dàng xác định đƣợc thị trƣờng mục tiêu nên công ty đã mạnh dạn thâm nhập nhiều thị trƣờng trên thế giới bằng hình thức xuất khẩu trực tiếp, từ đó đã mang về cho công ty nguồn lợi nhuận đáng kể.

Tuy nhiên, điều trở ngại của công ty hiện nay là nguồn nhân lực có tay nghề cao còn hạn chế và sự cạnh tranh gay gắt giữa các đối thủ ngày càng lớn, sản lƣợng tiêu thụ còn ở mức khiêm tốn. Tuy vậy, nhờ sự hoạt động của công ty trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nói chung và xuất khẩu gạo nói riêng cũng đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh nhà phát triển, thu về ngoại tệ đóng góp cho ngân sách Nhà nƣớc.

Qua phân tích tình hình kinh doanh xuất khẩu gạo của Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Vĩnh Long tuy có chiều hƣớng tốt nhƣng vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thị trƣờng xuất khẩu vẫn còn hẹp và phụ thuộc vào một số thị trƣờng truyền thống, công ty chƣa xây dựng đƣợc kênh phân phối riêng cho mình nên phần nào cũng giảm đi lƣợng gạo tiêu thụ của công ty. Vì vậy, công ty cần có những kế hoạch, chiến lƣợc để hoàn thiện hơn trong tƣơng lai.

Do thời gian thực tập tại công ty có hạn cho nên những hiểu biết của cá nhân em đối với công ty còn nhiều hạn chế; vì vậy, việc bài báo cáo này còn nhiều sơ suất và những kiến nghị của em đƣa ra có sự thiếu sót cũng là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, qua bài luận này em cũng muốn mọi ngƣời cảm thấy đƣợc tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu gạo, không chỉ nói về lợi ích của riêng doanh nghiệp mà còn về lợi ích của đất nƣớc và nông dân trồng lúa.

48

6.2 Kiến nghị

6.2.1 Đối với nhà nƣớc

Thực hiện các biện pháp hỗ trợ bà con nông dân trồng lúa từ kỹ thuật cho đến vốn sản xuất. Mở các lớp huấn luyện cho nông dân các phƣơng pháp canh tác lúa mới, hiệu quả và tăng năng suất lúa. Đảm bảo chất lƣợng lúa sau thu hoạch và hạn chế việc thất thoát lúa.

Tổ chức quy hoạch vùng trồng lúa trọng điểm, bảo vệ diện tích lúa có nguy cơ bị phá bỏ, khuyến khích mở rộng diện tích trồng lúa ở những nơi có điều kiện thời tiết, thổ nhƣỡng phù hợp với sự sinh trƣởng và phát triển của cây lúa.

Điều quan trọng mà Chính phủ cần quan tâm đó là những chính sách, pháp lý phù hợp để ngƣời dân ổn định sản xuất. Song song đó, Chính phủ cũng cần phối hợp với các đơn vị có liên quan nhằm siết chặt chất lƣợng gạo, dƣ lƣợng thuốc bảo vệ thực vật. Xây dựng và định hƣớng đúng đắn cho sự phát triển của nông nghiệp nƣớc nhà. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6.2.2 Đối với doanh nghiệp

Tăng cƣờng công tác quản trị giá cả, mùa vụ để có kế hoạch mua, bán, tồn kho một cách hiệu quả ở từng thời điểm.

Tăng cƣờng xuất khẩu ở các thị trƣờng truyền thống mở rộng thị trƣờng tiềm năng, xây dựng thƣơng hiệu gạo vững mạnh ở thị trƣờng nội địa.

Quản lý chất lƣợng sản phẩm tốt nhất, xây dựng hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn quốc tế nhƣ HACCP, ISO… phát triển thị trƣờng sang các nƣớc Châu Âu, Châu Mỹ.

49

TÀI LIỆU THAM KHẢO



1. Bùi Xuân Lƣu và Nguyễn Hữu Khải, 2006. Giáo trình Kinh tế ngoại thƣơng, Nhà xuất bản Lao động xã hội.

2. Vũ Thế Phú, 1993. Basic Marketing = Marketing căn bản, Thành phố Hồ Chí Minh: Viện đào tạo mở rộng – 658.83/Ph 500.

3. Luật thƣơng mại, 2011. Hà Nội: Nhà xuất bản chính trị quốc gia – sự thật. 4. Phillip Kotler, 2007. Quản trị Marketing, Nhà xuất bản Thống kê Hà Nội. 5. Trƣơng Hòa Bình – Đỗ Thị Tuyết, Quản trị doanh nghiệp, Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.

6. Trƣơng Đông Lộc, 2010. Bài giảng tài chính doanh nghiệp, Trƣờng Đại học Cần Thơ.

7. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2002. Hà Nội: Tuyển tập Tiêu chuẩn thóc gạo của Việt Nam, một số nƣớc và tổ chức quốc tế Proceedings of rice standards.

8. Ngô Lam Phƣơng, 2014. “Phân tích tình hình xuất khẩu gạo tại công ty

Cổ phần xuất nhập khẩu Vĩnh Long”. Luận văn tốt nghiệp, Khoa Quản trị

kinh doanh, trƣờng Đại học Cửu Long.

9. Lê Phạm Hiền Thảo, 2010. “Phân tích tình hình xuất khẩu gạo tại

công ty cổ phần nông sản thực phẩm xuất khẩu Cần Thơ” - Luận văn tốt

nghiệp, Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh, trƣờng Đại học Cần Thơ.

10. Cao Ngọc Bích, 2011. “Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo của công

ty cổ phần Gentraco” - Luận văn tốt nghiệp, Khoa Kinh tế và Quản trị kinh

doanh, trƣờng Đại học Cần Thơ.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu gạo của công ty cổ phần xuất nhập khẩu vĩnh long (Trang 58)