a. Tình hình thu mua
Mạng lƣới thu mua và chế biến gạo xuất khẩu đƣợc phân bố hợp lí tại các địa điểm trồng lúa có chất lƣợng cao, sản lƣợng lớn nhƣ: Long Hồ, Vũng Liêm, Tam Bình,… của tỉnh Vĩnh Long và các tỉnh lân cận nhƣ: Cần Thơ, Đồng Tháp, An Giang,… hệ thống sông ngòi chằng chịt và việc phát triển các tuyến đƣờng bộ cũng tạo điều kiện cho việc vận chuyển đến các cơ sở chế biến đƣợc dễ dàng và thuận tiện, đảm bảo đƣợc chất lƣợng gạo thành phẩm.
(Nguồn: Phòng Kế Hoạch Đầu Tư, 2014)
Hình 4.1 Quy trình thu mua lúa gạo của Công ty
Thu mua lúa nguyên liệu
Các Xí nghiệp trực thuộc thu mua lúa nguyên liệu từ thƣơng lái. Thƣơng lái có thể hiểu là ngƣời thu gom nông sản hàng hóa từ nông dân. Họ rất cơ động, linh hoạt và mềm dẻo trong việc xác định giá cả, phƣơng thức thanh toán, cũng nhƣ phƣơng thức hỗ trợ nông dân. Thƣơng lái thƣờng xuyên thăm dò, nắm bắt đặc điểm thu hoạch từng vùng rồi tiến hành thu gom. Họ thƣờng có số lƣợng lớn, có vốn, phƣơng tiện vận chuyển đa dạng. Do đó, đảm bảo cung cấp nguyên liệu kịp thời với số lƣợng lớn cho doanh nghiệp. Không có thƣơng lái, doanh nghiệp khó có đủ nguồn nguyên liệu đầu vào. Giá mua từ thƣơng lái sẽ cao hơn so với giá từ nông dân. Bản thân doanh nghiệp không thể kí hợp đồng tiêu thụ trực tiếp nông sản cho nông dân do không đủ nhân lực, thiếu kinh nghiệm, cơ sở hạ tầng kĩ thuật phục vụ cho việc vận chuyển,
Nông dân Lúa nguyên
liệu Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Vĩnh Long Các cơ sở chế biến gạo khác Các xí nghiệp chế biến trực thuộc Các công ty TNHH, DNTN
25
phơi sấy, bảo quản còn hạn chế. Nông dân thì muốn bán cho thƣơng lái vì việc mua bán dễ dàng hơn.
Thu mua gạo thành phẩm
Khi có hợp đồng Công ty sẽ đặt hàng từ các xí nghiệp trực thuộc. Tuy nhiên, các xí nghiệp trực thuộc chỉ đáp ứng 20% số lƣợng hợp đồng đã kí với khách hàng. Để có đủ nguồn hàng, công ty mua gạo thành phẩm từ các công ty kinh doanh khác và các cơ sở chế biến. Thu mua gạo từ các công ty TNHH, DNTN khoảng 60% giá trị hợp đồng do các doanh nghiệp, công ty này có nguồn vốn ổn định, nguồn hàng lớn. Còn lại 20% là từ các cơ sở chế biến. Do gạo thu mua từ nhiều nguồn hàng khác nhau nên chất lƣợng gạo không đồng đều.
b. Dự trữ gạo xuất khẩu
Công tác dự trữ là một khâu quan trọng, nó giúp công ty hoạt động kinh doanh xuất khẩu liên tục, đáp ứng nhu cầu khách hàng trong mọi thời điểm.
Tuy nhiên, hiện nay do kho bãi dự trữ và bảo quản của công ty có hạn do nguồn vốn đầu tƣ còn hạn chế nên công ty không thể dự trữ nhiều gạo trong kho mà chỉ dự trữ một lƣợng ít và sau khi kí hợp đồng mới tổ chức mua hàng và dự trữ. Chính vì vậy, nhiều trƣờng hợp bất thƣờng xảy ra, công ty sẽ có nguy cơ không gom đủ số lƣợng gạo xuất khẩu từ đó dẫn đến chất lƣợng hàng hóa không đảm bảo. Không những thế, nếu thu gom hàng ở thời điểm giá cao sẽ dẫn đến chi phí thu mua cao gây thất thu hoặc không thu đƣợc lợi nhuận. Tuy nhiên, hình thức này thì công ty không tốn chi phí cho việc dự trữ do ít hao hụt.
26