Nâng cao năng lực, trình độ của Kiểm sát viên

Một phần của tài liệu Tranh tụng giữa kiểm sát viên và người bào chữa tại phiên tòa hình sự việt nam (Trang 78 - 86)

Để thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 và Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về vấn đề tranh tụng tại phiên tòa nói chung và nâng cao chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa nói riêng góp phần hạn chế những sai sót trong quá trình truy tố, xét xử, cụ thể hơn là vấn đề tranh tụng tại tòa, việc xem xét đến yếu tố nâng cao năng lực, đào tạo lại đội ngũ Kiểm sát viên được đặt ra hết sức cấp bách hiện nay.

Với đội ngũ Kiểm sát viên có đủ trình độ và năng lực nghiệp vụ luôn sẵn sàng ứng phó kịp thời với mọi diễn biến của phiên tòa. Kiểm sát viên sẽ tham gia tranh luận tới cùng với Luật sư - Người bào chữa về tất cả mọi vấn đề nhằm làm rõ sự thật của vụ án. Quá trình tranh tụng tại phiên tòa sẽ không còn tình trạng Kiểm sát viên do năng lực, trình độ yếu kém không đưa ra được quan điểm tranh luận của mình đối với việc chứng minh những nội dung cáo buộc trong cáo trạng, làm rõ nội dung truy tố….theo yêu cầu của Luật sư và do đó vị đại diện Viện kiểm sát sẽ không phải sử dụng “quyền im lặng” để đối đáp lại các Luật sư hoặc trả lời bằng cách: “Giữ nguyên quan điểm như trong cáo trạng”.

Yếu tố con người quyết định sự thành bại trong mọi công việc. Phải nhận thức một cách đầy đủ, đúng đắn vai trò, trách nhiệm của Kiểm sát viên trong hoạt động chứng minh tội phạm, đặc biệt là trong hoạt động tranh tụng tại phiên tòa. Kiểm sát viên phải thực sự chủ động và tích cực trong việc tranh tụng tại phiên tòa, cùng với Tòa án và các chủ thể tham gia tố tụng khác làm sáng tỏ mọi tình tiết của vụ án, chống bỏ lọt tội phạm và khắc phục triệt để tình trạng oan, sai. Muốn làm được như vậy, đòi hỏi Kiểm sát viên phải có năng lực thực sự, cả về chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức xã hội lẫn khả năng hùng biện và phải có bản lĩnh. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, bản lĩnh

chính trị vững vàng, khả năng viết, nói là những yếu tố hội tụ bắt buộc phải có ở Kiểm sát viên tham gia tranh tụng tại phiên tòa.

Luôn luôn rèn luyện phẩm chất đạo đức, nâng cao trình độ về chính trị và chuyên môn, nghiệp vụ, quyền hạn theo lương tâm, trách nhiệm là đòi hỏi không ngừng đối với kiểm sát viên. Cùng với việc đánh giá những kết quả đạt được trong quá trình cải cách tư pháp, nhất là trong việc thực hiện Nghị quyết 08 - NQ/TW ngày 02/01/2002 và Nghị quyết 49 - NQ-TW ngày 02//6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 nêu rõ " Đội ngũ cán bộ tư pháp, bổ trợ tư pháp còn thiếu, trình độ nghiệp vụ và bản lĩnh chính trị của một số bộ phận cán bộ còn yếu, thậm chí có một số cán bộ sa sút về phẩm chất đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp". Để nâng cao chất lượng cán bộ, đòi hỏi Kiểm sát viên phải luôn luôn nắm vững các chủ trương, Nghị quyết của Đảng trong lĩnh vực đấu tranh phòng, chống, chống tội phạm, cũng như các chủ trương, Nghị quyết liên quan đến công tác của Viện kiểm sát. Rèn luyện nâng cao ý thức chính trị sẽ giúp Kiểm sát viên thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành một cách hiệu quả, có tình, có lý.

Để nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa, cùng với việc rèn luyện nâng cao ý thức chính trị, một đòi hỏi khách quan là phải tiếp tục nâng cao trình độ pháp lý, chuyên môn, nghiệp vụ cho Kiểm sát viên. Thực tiễn hoạt động thực hành quyền công tố cho thấy, chất lượng tranh tụng tại phiên tòa của Kiểm sát viên đang còn rất hạn chế có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân quan trọng nhất là do trình độ nói chung của Kiểm sát viên còn chưa cao. Do đó, Kiểm sát viên không những phải học tập để nâng cao trình độ học vấn của mình theo đúng tiêu chuẩn luật định, mà còn phải trau dồi nhiều hơn nữa kỹ năng nghiệp vụ, trong đó có kỹ năng tranh tụng. Để nâng cao kỹ năng tranh tụng tại phiên tòa Kiểm sát viên phải nâng cao chất lượng kiểm sát điều tra vụ án, nâng cao trách nhiệm của Kiểm sát viên trong việc

nghiên cứu hồ sơ vụ án, nâng cao chất lượng công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử.

Một là, nâng cao chất lượng kiểm sát điều tra vụ án. Mô hình tố tụng hình sự của nước ta thuộc mô hình tố tụng thẩm vấn nên giai đoạn điều tra vụ án rất được coi trọng. Mặc dù tòa án chỉ căn cứ vào kết quả điều tra công khai tại tòa, song chứng cứ thu thập được ở giai đoạn điều tra mà đầy đủ là điều kiện thuận lợi cho việc thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự. Bởi vậy, muốn nâng cao chất lượng công tác thực hành quyền công tố tại phiên tòa đòi hỏi các Kiểm sát viên phải nâng cao chất lượng kiểm sát điều tra vụ án càng tốt thì hiệu quả công tác thực hành quyền công tố tại phiên tòa của Kiểm sát viên sẽ càng cao.

Hai là, nâng cao trách nhiệm của Kiểm sát viên trong việc nghiên cứu hồ sơ vụ án. Công tác kiểm sát điều tra thu thập chứng cứ càng đầy đủ và việc

chuẩn bị xét xử càng tốt thì chất lượng thực hành quyền công tố tại phiên tòa sẽ đạt càng cao. Do vậy, công việc đầu tiên đáng chú ý của Kiểm sát viên được giao nhiệm vụ thụ lý giải quyết vụ án là phải thực hiện việc nghiên cứu, kiểm tra hồ sơ vụ án chặt chẽ để kiểm sát việc điều tra của cơ quan điều tra. Hồ sơ vụ án trong quá trình điều tra có thu thập được đầy đủ các chứng cứ buộc tội, chứng cứ gỡ tội một cách khách quan, toàn diện, chính xác thì mới có chứng cứ để kết tội bị cáo; Kiểm sát viên khi luận tội và khi đối đáp tranh luận thì mới “thấu tình đạt lý”. Thực tiễn đã khẳng định rằng, việc xem xét kỹ càng và đánh giá tỷ mỷ, thận trọng khách quan, các chứng cứ xác định tội phạm và các chứng cứ gỡ tội, tính chất, mức độ hành vi phạm tội, năng lực trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo có nghĩa là loại trừ yếu tố chủ quan, phiến diện một chiều dễ dàng thỏa mãn với kết quả điều tra là tiền đề quan trọng cho quá trình tổng hợp, đánh giá các chứng cứ buộc tội, các chứng cứ gỡ tội đối với bị cáo. Kiểm sát viên hiểu được điểm yếu, điểm mạnh của việc

thu thập chứng cứ, của việc đánh giá chứng cứ, nắm chắc tâm lý khai báo của bị can ngay từ khi khởi tố bị can làm cơ sở cho việc đưa ra yêu cầu để cơ quan điều tra thu thập chứng cứ cho đầy đủ. Đây cũng là cơ sở để Kiểm sát viên viết cáo trạng và viết dự thảo luận tội, dự kiến những vấn đề cần phải tham gia xét hỏi tại phiên tòa và những vấn đề phải tranh luận đối đáp….

Kiểm sát viên không thể có luận tội hay, tranh luận đối đáp sắc bén, linh hoạt nếu các chứng cứ, tài liệu trong hồ sơ vụ án không được điều tra thu thập đầy đủ hoặc thiếu chính xác, khách quan mà không được phát hiện kịp thời trước khi chuyển hồ sơ sang Tòa án để xét xử. Trách nhiệm của Kiểm sát viên trong quá trình nghiên cứu hồ sơ vụ án từ giai đoạn kiểm sát điều tra càng cao không chỉ có tác dụng tạo cơ sở cho Kiểm sát viên thực hiện tốt các thao tác tiếp theo trong quá trình truy tố và thực hành quyền công tố tại phiên tòa mà còn có tác dụng tích cực khắc phục tình trạng Kiểm sát viên tham gia phiên tòa không nắm vững nội dung và các chứng cứ của vụ án.

Ba là, nâng cao chất lượng công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử. Muốn nâng cao chất lượng công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự đòi hỏi Kiểm sát viên phải nâng cao chất lượng tranh luận tại phiên tòa. Quá trình tranh luận tại phiên tòa là quá trình xác định chân lý sự thật khách quan về vụ án. Tại đây Kiểm sát viên có trách nhiệm chứng minh sự đúng đắn của cáo trạng bằng cách đưa ra các chứng cứ, căn cứ pháp lý để bảo vệ quan điểm của mình về buộc tội đồng thời bác bỏ các chứng cứ, căn cứ pháp lý và các luận điểm của phía bị cáo và Người bào chữa nhằm làm sáng tỏ sự thật của vụ án.

Như chúng ta đã biết trong toàn bộ công tác thực hành quyền tố tại phiên tòa thì việc thực hành quền công tố tại phiên tòa sơ thẩm có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì đây là lần đầu tiên đưa người phạm tội ra Tòa án để xét xử công khai sau khi có quyết định truy tố của Viện kiểm sát nhân dân. Tại dây,

Kiểm sát viên thực hành quyền công tố là để bảo vệ cáo trạng. Một trong những hoạt động nghiệp vụ của Kiểm sát viên khi thực hành quyền công tố tại phiên tòa là trình bày lời luận tội nhằm lên án hành vi nguy hiểm cho xã hội do kẻ phạm tội gây ra và hỗ trợ Hội đồng xét xử tuyên bản án có căn cứ, hợp pháp. Bởi vậy muốn nâng cao chất lượng nội dung luận tội đòi hỏi Kiểm sát viên khi dự thảo luận tội phải thực hiện đúng yêu cầu và nội dung của bản luận tội, cụ thể:

Đối với yêu cầu của luận tội: phải đạt tính chính xác, phải mang tính đấu tranh và tính thuyết phục cao; phải có tác dụng tuyên truyền giáo dục pháp luật, đạo đức cách mạng, phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật. Tất cả các yêu cầu nêu trên của luận tội có quan hệ chặt chẽ với nhau và tác động qua lại lẫn nhau. Song yêu cầu về tính chính xác cao là yêu cầu cơ bản, quan trọng nhất của lời luận tội. Do vậy, muốn có lời luận tội đạt tính chính xác cao không có con đường nào khác là đòi hỏi Kiểm sát viên phải nâng cao trách nhiệm trong suốt quá trình giải quyết vụ án, thực hiện đầy đủ các thao tác nghiệp vụ trong suốt quá trình giải quyết vụ án, thực hiện đầy đủ các thao tác nghiệp vụ được quy định tại Quy chế thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự, Quy chế thực hành quyền công tố và Kiểm sát xét xử hình sự.

Đối với nội dung của luận tội: phải nhằm bảo vệ cáo trạng, phải căn cứ vào các chứng cứ, tài liệu đã được kiểm tra tại phiên tòa, phải thể hiện luận tội trước và luận tội sau. Tuy nhiên cũng phải căn cứ vào từng vụ án cụ thể để xác định vấn đề cần tập trung phân tích, chứng minh khi luận tội. Đối với vụ án quả tang, đơn giản chứng cứ đầy đủ rõ ràng, bị cáo khai nhận tội thì chỉ cần dẫn chứng chứng cứ chứng minh ngắn gọn, nhưng tuyệt nhiên không ngắn gọn tới mức “lời khai của bị cáo phù hợp với lời khai của người làm chứng và các chứng cứ, tài liệu có trong hồ sơ vụ án nên có đủ căn cứ kết

luận….” mà không đưa ra những chứng cứ cụ thể và nội dung của những chứng cứ đó để chứng minh.

Về việc tranh luận đối đáp tại phiên tòa: Nội dung tranh luận đối đáp chủ yếu phụ thuộc vào nội dung những ý kiến, những đề nghị của bị cáo, của Người bào chữa và của những người tham gia tố tụng khác đối với luận tội của Kiểm sát viên. Do nội dung tranh luận đối đáp của Kiểm sát viên có tính phụ thuộc và xảy ra ngay sau khi Kiểm sát viên trình bày lời luận tội nên Kiểm sát viên có rất ít thời gian để chuẩn bị nội dung tranh luận đối đáp cho “ tâm phục khẩu phục”. Bởi vậy muốn nâng cao chất lượng tranh luận đối đáp tại phiên tòa đòi hỏi Kiểm sát viên ở giai đoạn chuẩn bị xét xử phải có bản dự thảo dự kiến trước những vấn đề bị cáo, Người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác có thể nêu ra để tranh luận đối đáp. Ví dụ: đối với bị cáo và Người bào chữa cho bị cáo thường đưa ra những ý kiến và những đề nghị theo hướng như sau: đưa ra chứng cứ và căn cứ pháp luật để chứng minh bị cáo không phạm tội như cáo trạng của Viện kiểm sát truy tố, đưa ra chứng cứ và văn cứ pháp luật để chứng minh hành vi phạm tội của bị cáo là tội phạm khác có khung hình phạt nhẹ hơn khung hình phạt mà Viện kiểm sát truy tố, đưa ra những căn cứ để không đồng ý với quan điểm của Kiểm sát viên đánh giá tính chất, mức độ bồi thường thiệt hại… đưa ra những căn cứ để đề nghị trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung… Tùy theo từng vụ án cụ thể để Kiểm sát viên dự kiến hướng tranh luận đối đáp cho phù hợp để chuẩn bị trước nội dung. Song song với việc chuẩn bị trước các văn bản pháp luật và những tài liệu chuyên môn có liên quan đến tội phạm của bị cáo để khi tranh luận đối đáp không chỉ phân tích bác bỏ quan điểm không đúng của bị cáo, của Người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác bằng chứng cứ có trong hồ sơ vụ án đã được thẩm tra tại phiên tòa mà còn bằng các căn cứ pháp luật.

Tại phiên tòa Kiểm sát viên phải tập trung theo dõi, ghi chép việc xét hỏi và trả lời của bị cáo và những người tham gia tố tụng, đặc biệt là việc xét hỏi của Người bào chữa. Phải chủ động tham gia xét hỏi bổ sung những vấn đề mà bị cáo khai chưa rõ hoặc còn quanh co che dấu để đấu tranh làm rõ đúng, sai. Trên cơ sở đó Kiểm sát viên chọn lọc những nội dung, những vấn để bổ sung kịp thời vào bản dự thảo dự kiến nội dung tranh luận đối đáp để sử dụng tranh luận đối đáp được khách quan, sinh động. Kiểm sát viên phải chủ động và có trách nhiệm hỏi bị cáo, người làm chứng, đưa ra các chứng cứ, tích cực tranh luận với Người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác. Trong quá trình tranh tụng tại phiên tòa, nếu có những ý kiến khác nhau, Kiểm sát viên phải đưa ra lập luận của mình đối với từng ý kiến. Chỉ như vậy, Kiểm sát viên mới nâng cao được vai trò, trách nhiệm của mình trong tham gia tranh tụng tại phiên tòa.

Khi tranh luận đối đáp thì tùy vào từng vụ án cụ thể và nội dung cần phải tranh luận đối đáp để Kiểm sát viên chọn phương pháp tranh luận đối đáp cho phù hợp, nhưng phải biết chọn lọc những vấn đề cần thiết để tranh luận đối đáp và tranh luận đối đáp không được miên man, nói dài dòng… Để đáp ứng được yêu cầu cải cách tư pháp, cần phải có kế hoạch định kỳ đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng cho Kiểm sát viên, khắc phục tình trạng nhiều Kiểm sát viên sau khi kết thúc đào tạo trình độ cử nhân luật nhiều năm sau không được đào tạo lại hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ. Các Kiểm sát viên cần được đào tạo chuyên sâu theo các chuyên đề trực tiếp phục vụ cho nhu cầu công việc của họ hoặc theo các chuyên đề nhu cầu thực tế đòi hỏi, ví dụ các chuyên đề kỹ năng tranh tụng về án ma túy, giết người,....

Bốn là, nắm vững và áp dụng đúng các quy định của pháp luật. Kiểm sát viên thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử án hình sự nắm vững các quy định của pháp luật hình sự và tố tụng hình sự không chỉ tạo điều kiện

Một phần của tài liệu Tranh tụng giữa kiểm sát viên và người bào chữa tại phiên tòa hình sự việt nam (Trang 78 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)