Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự

Một phần của tài liệu Tranh tụng giữa kiểm sát viên và người bào chữa tại phiên tòa hình sự việt nam (Trang 65 - 72)

Hoàn thiện pháp luật về tố tụng là việc làm cần phải được tiến hành một cách khẩn trương theo một lộ trình nhất định. Quá trình này là sự tập hợp hoá, thống kê và pháp điển hoá các quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của Luật sư trong hoạt động tố tụng nói chung và hoạt động tranh tụng nói riêng. Trong giai đoạn hiện nay, khi chúng ta đang chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa thì vấn đề nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan tư pháp nói chung và của Tòa án nói riêng là hết sức cấp bách. Ngày 02/01/2002 Bộ Chính trị đã có Nghị quyết số 08/NQ-TW "Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới", trong đó đề cao vấn đề tranh tụng tại phiên tòa trong xét xử vụ án hình sự. Để thực hiện tốt yêu cầu cải cách tư pháp nâng cao hiệu quả tranh tụng tại phiên tòa xét xử vụ án hình sự cần có những giải pháp đồng bộ về nhiều mặt. Cụ thể, cần hoàn thiện và bổ sung các quy định pháp luật như sau:

Thứ nhất, hoàn thiện pháp luật về tố tụng nhằm mục đích phát huy vai trò của Luật sư trong hoạt động tranh tụng.

Bổ sung nguyên tắc tố tụng vào Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về phần các nguyên tắc, trong đó khẳng định đây là nguyên tắc quan trọng bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong hoạt động tư pháp là nguyên tắc về sự bắt buộc có mặt và trợ giúp pháp lý của Luật sư trong hoạt động tố tụng. Trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, tranh tụng vẫn chưa được công nhận như một nguyên tắc. Ở đây có thể đặt ra một nghi vấn rằng nếu chỉ hoàn toàn

dựa vào tranh tụng thì các Kiểm sát viên sẽ không “đấu lại” được với các Luật sư và vì thế cho nên cần sự hỗ trợ của Hội đồng xét xử để giành phần thắng chăng? Một trong những nguyên tắc cơ bản được ghi nhận trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 là: “Xét xử công khai” – Điều 18; vậy thì lý gì mà thực tế lại cho đến nay vẫn còn tồn tại một hiện tượng khá phi lý là: trước khi vụ án được đưa ra xét xử bao giờ cũng có cuộc làm việc giữa ba bên: cơ quan điều tra, viện kiểm sát và toà án, nhằm “thống nhất đường lối xét xử”; Luật sư không được phép có mặt trong cuộc họp này. Vậy thì còn cần đến phiên toà làm gì nữa và nguyên tắc xét xử công khai có tác dụng gì nữa hay không? Do đó đưa tranh tụng lên thành một nguyên tắc cơ bản trong hoạt động xét xử là việc làm cần thiết và cấp bách hiện nay.

Hệ quả tiếp theo của quy định này là sau khi được các cơ quan bảo vệ pháp luật và các chủ thể khác tham gia vào quá trình tố tụng thừa nhận, họ sẽ có định hướng hoạt động của họ trong tố tụng hình sự theo hướng nguyên tắc này, đồng thời chấm dứt tình trạng duyệt án, cho đường lối xử lý, thậm chí cho sẵn mức án, tôn trọng nguyên tắc độc lập xét xử của toà; Kiểm sát viên chỉ luận tội trên cơ sở những căn cứ đã được xác minh tại toà; khắc phục tình trạng thỉnh thị báo cáo cấp trên những vụ án cụ thể, đường lối xử lý cụ thể của vụ án. Theo đó, chất lượng tranh tụng tại phiên tòa cũng dần được nâng lên.

Trên cơ sở đưa tranh tụng thành nguyên tắc cơ bản trong hoạt động xét xử, theo tác giả khóa luận thì cần phải cụ thể hóa hơn nữa những quy định về tranh tụng tại phiên tòa, tạo ra cơ chế thích hợp và hiệu quả cho quá trình tranh tụng. Trong quá trình tranh tụng tại phiên tòa, Tòa án nên có vai trò là trọng tài phán quyết vụ án, để việc xét hỏi theo hướng buộc tội là của đại diện Viện kiểm sát, việc xét hỏi theo hướng gỡ tội là của Luật sư bào chữa. Quy định phân định về chức năng, vai trò của Luật sư và Kiểm sát viên phải nêu được bản chất của hoạt động tranh tụng. Đồng thời, xác định chức năng xét

xử của Toà án hướng đến đảm bảo nguyên tắc tự do tranh tụng của Luật sư và kiểm sát viên theo hướng không cho phép Toà án can thiệp vào việc tranh luận mà chỉ tập trung vào việc xét xử. Có như vậy, Kiểm sát viên mới không còn tâm lý ỷ lại, dựa dẫm vào Toà án, còn Luật sư thì tự tin để tranh luận khi Toà án và Kiểm sát viên đều độc lập.

Rà soát, sửa đổi và loại bỏ một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 chưa phù hợp với thực tế. Trước mắt, chúng ta cần phải rà soát và loại bỏ một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 chưa phù hợp với thực tế như sau: về trách nhiệm chứng minh tội phạm (Điều 10), trách nhiệm khởi tố vụ án (Điều 13) trách nhiệm chứng minh tội phạm của Hội đồng xét xử (từ Điều 207 đến Điều 215), sửa đổi quy định về giới hạn của việc xét xử (Điều 196). Sửa đổi Điều 10 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 theo hướng xác định tòa án là cơ quan thực hiện chức năng xét xử không có trách nhiệm chứng minh tội phạm. Nghĩa vụ chứng minh tội phạm thuộc các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện chức năng buộc tội là cơ quan điều tra và Viện kiểm sát. Tòa án chỉ có nghĩa vụ chứng minh trong bản án lý do ý kiến đúng của mỗi bên (Kiểm sát viên và Luật sư bào chữa). Do đó, khi xét xử tại phiên toà, việc xét hỏi, tranh luận sẽ tập trung vào việc phát huy vai trò của Luật sư và Kiểm sát viên. Toà án tôn trọng hoạt động tranh tụng diễn ra tại phiên toà, yêu cầu kiểm sát viên trả lời các câu hỏi do Luật sư đưa ra và Luật sư phải phát huy tối đa hoạt động tranh tụng của mình.

Từ Điều 207 đến Điều 215, các quy định về trình tự thủ tục xét hỏi tại phiên tòa trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 cần phải sửa đổi theo hướng để cho các bên tranh tụng thực hiện trách nhiệm chứng minh và tiến hành xét hỏi là chủ yếu, còn Tòa án thực hiện việc giám sát, duy trì trình tự xét hỏi và có quyền tham gia vào quá trình đó ở bất kỳ thời điểm nào khi thấy cần thiết phải làm sáng tỏ các tình tiết nào đó về vụ án chưa được các bên làm rõ trong

quá trình xét hỏi. Tác giả khóa luận đề nghị sửa đổi trình tự xét hỏi tại Khoản 2 Điều 207 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 theo hướng quy định khi xét hỏi Kiểm sát viên hỏi trước rồi đến Người bào chữa và người bảo vệ quyền lợi của đương sự. Thẩm phán và Hội thẩm chỉ đặt câu hỏi khi thấy cần làm rõ các tình tiết trong lời khai của người bị xét hỏi.

Khi đã coi tranh tụng là vấn đề có tính xuyên suốt trong việc xét xử tại phiên tòa, tức là tại phiên tòa quyết định của Tòa án chỉ có thể căn cứ vào quá trình tranh tụng, trên cơ sở xem xét, thẩm tra, đánh giá chứng cứ được đưa ra từ các bên một cách khách quan, toàn diện thì vấn đề giới hạn xét xử đối với Tòa án không nên đặt ra nữa. Bởi vì nếu như vậy, dù Tòa án có ra phán quyết vẫn phải dựa trên cơ sở khung, tội mà Viện kiểm sát đưa ra chứ không phải là căn cứ vào kết quả tranh luận công khai tại phiên tòa. Có thể sửa Điều 196 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 theo hướng “Trong bất kỳ trường hợp nào, tòa án cũng không được vượt quá giới hạn truy tố của viện kiểm sát nếu điều đó gây bất lợi cho bị cáo, không ảnh hưởng đến quyền bào chữa của bị cáo” [49].

Cũng về quy định Tòa án nên có vai trò là trọng tài trong quá trình giải quyết vụ án, Điều 104 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 cho phép Tòa án được quyền khởi tố vụ án; theo quy định này rõ ràng là Tòa án lại thực hiện chức năng buộc tội, khi Tòa án đã khởi tố thì việc xét xử sẽ theo hướng ấy, nên không đảm bảo sự khách quan. Mặt khác, đây không thuộc chức năng xét xử của tòa án mà thuộc phạm vi hoạt động quyền công tố. Hơn nữa thực tiễn cho thấy những vụ án do Hội đồng xét xử khởi tố là hầu như không có, quy định này đã không cần phải có các quy định phân định rõ hơn chức năng buộc tội của Viện kiểm sát, chức năng bào chữa của Luật sư và chức năng xét xử của Tòa án trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Các

chức năng đó phải được các chủ thể tiến hành một cách độc lập, đặc biệt chú trọng tới các chức năng đối lập nhau của Kiểm sát viên và Luật sư.

Các quy định tại các Điều 187, 189, 190, 245, 280 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định trong mọi trường hợp Kiểm sát viên vắng mặt phải hoãn phiên tòa trong khi đó Người bào chữa hoặc bị cáo và các chủ thể khác vắng mặt thì vẫn có thể tiến hành xét xử vụ án. Người bào chữa có thể gửi bản bào chữa cho Toà. Quy định như trên là quá cứng nhắc đã tước đi quyền được bào chữa của bị cáo nhiều trường hợp Người bào chữa không thể tham gia phiên toà vì lý do bất khả kháng như trùng lịch xét xử, ốm đau, tai nạn… Việc gửi bản bào chữa trước cho Toà có thể dẫn đến trường hợp bản bào chữa đã không phù hợp với diễn biến tại phiên toà và lời luận tội của Kiểm sát viên, thậm chí có bản bào chữa gửi trước lại làm bất lợi cho bị cáo so với luận tội của kiểm sát viên. Để tránh tình trạng này Người bào chữa nếu buộc phải gửi trước bản bào chữa thường bào chữa rất chung chung do đó chất lượng không đảm bảo, quyền được bào chữa của bị cáo bị hạn chế rất nhiều.

Nếu quy định chung chung cho phép Người bào chữa vắng mặt tại phiên tòa (Điều 190 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003) thì có nghĩa là thừa nhận không có hoạt động tranh tụng tại phiên tòa là thủ tiêu tranh tụng. Bởi vậy, cần phải, cần sửa đổi và bổ sung quy định phiên toà theo hướng sau: Nếu vắng Luật sư và Kiểm sát viên, phiên toà phải được hoãn lại. Trong trường hợp đó bị cáo có thể mời Luật sư khác. Nếu Tòa án đã hoãn phiên tòa theo thời hạn luật định mà Luật sư vẫn không thể có mặt và bị cáo không mời Luật sư khác thì Tòa án sẽ vẫn tiến hành xét xử. Trường hợp Người bào chữa lợi dụng quy định này cố tình trì hoãn kéo dài phiên toà cần có biện pháp xử lý riêng không để ảnh hưởng tới quyền lợi của bị cáo.

Bổ sung quy định về quyền cho Luật sư trong việc yêu cầu chủ toạ hoãn phiên toà để có thời gian bổ sung chứng cứ, quyền đề nghị triệu tập nhân

chứng có liên quan đến vụ án đến phiên toà, bổ sung thêm quy định: “Nếu có các yêu cầu, tình tiết mới mà Luật sư đưa ra trước phiên tòa mà chưa được các cơ quan tiến hành tố tụng xác minh thì chủ tọa phiên tòa, tuỳ từng trường hợp cụ thể có thể ra quyết định hoãn phiên tòa để thẩm tra, xác minh”.

Thứ hai, hoàn thiện các quy định về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của Kiểm sát viên, Luật sư và các bảo đảm pháp lý để Luật sư được phát huy vai trò của mình trong hoạt động tranh tụng.

Đối với Kiểm sát viên. Kiểm sát viên là một bên của quá trình tranh tụng nên việc nâng cao chất lượng cũng như ý thức tranh tụng của Kiểm sát viên rất quan trọng, theo tác giả khóa luận cần có những quy định bổ sung trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 và trong những văn bản về tổ chức hoạt động của Viện kiểm sát là: (1)Tại phiên tòa Kiểm sát viên có nhiệm vụ buộc tội. (2) Có quy chế về sự kiểm tra và đánh giá chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên tham gia phiên toà của lãnh đạo Viện kiểm sát. Đây được xem như là một là tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng của Kiểm sát viên.

Đối với Người bào chữa. Quyền nhờ người khác bào chữa của bị can, bị cáo đã được pháp luật tố tụng hình sự nước ta quy định nhưng nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu bình đẳng giữa bên buộc tội và bên gỡ tội. Để thực sự bình đẳng trong tranh tụng thì cần sửa đổi Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 theo hướng đảm bảo hơn nữa quyền bình đẳng của Luật sư trước và trong phiên tòa để họ có thể tranh tụng một cách dân chủ, bình đẳng với bên buộc tội. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 chưa hoàn toàn tạo ra cơ chế, điều kiện thuận lợi nhất để thực hiện quyền bình đẳng của Luật sư - với tư cách là một bên tranh tụng. Vì vậy, để tranh tụng thực sự dân chủ và có hiệu quả, cần bổ sung một số quyền cho bên gỡ tội: Luật sư, bị cáo là bên gỡ tội trong quá trình tranh tụng, hoàn toàn bình đẳng với Viện kiểm sát là bên buộc tội.

Quyền đề xuất nhân chứng cần triệu tập đến phiên tòa. Quyền bác bỏ nhân chứng do phía buộc tội đưa ra.

Bỏ việc cấp giấy chứng nhận bào chữa cho Luật sư theo từng giai đoạn tố tụng vì như thế sẽ khó khăn cho quá trình bảo vệ quyền lợi cho bị cáo. Khi Luật sư tham gia bào chữa từ khi bắt tạm giữ, từ giai đoạn khởi tố, thì có quyền bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho bị cáo đến khi án có hiệu lực pháp luật (trừ trường hợp bị cáo không yêu cầu).

Hoạt động của Luật sư tại phiên toà cũng nhằm mục đích đấu tranh bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Tranh luận giữa bên buộc tội và bên gỡ tội là để tìm ra sự thật khách quan của vụ án, nên đúng ra với vai trò bảo vệ công lý, Hội đồng xét xử của phải đảm bảo quyền bình đẳng của cả hai bên. Tranh luận mà “bên buộc tội được nói”, “bên gỡ tội bị hạn chế thời gian” thì không thể gọi là bình đẳng được, do đó quyền được bào chữa của công dân không được tôn trọng. Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị về cải cách công tác tư pháp, trong đó có điểm nổi bật là kết luận của bản án phải dựa trên lời khai, chứng cứ và kết quả tranh luận công khai tại phiên toà. Thực tế từ diễn biến tranh tụng tại phiên toà xét xử vụ án PMU18, cho thấy tinh thần cải cách tư pháp vẫn chưa thực sự đi vào cuộc sống, cụ thể trong vụ án "con bạc triệu đô" tại PMU18: Một số Luật sư tham gia bào chữa cho các bị cáo trong vụ án "con bạc triệu đô" tại PMU18 đã bỏ ra về. Họ bỏ về vì chủ toạ phiên toà không cho họ nói, bằng cách hạn chế thời gian bào chữa trong vòng mười phút. Thậm chí ra lệnh cho Luật sư: "Ngồi xuống, không được nói nữa". Luật sư Phạm Hồng Hải giải thích với báo chí: "Chúng tôi không có cách nào hơn là phải bỏ ra ngoài, vì có tiếp tục ở lại, chúng tôi cũng không thể giúp gì được cho thân chủ của mình". Không biết vị thẩm phán này căn cứ vào quy định nào của pháp luật để ngăn cản không cho Luật sư bào chữa. Chủ toạ phiên toà đưa ra lý do hạn chế thời gian vì sợ Luật sư nói dài. Nhưng xin được hỏi rằng,

giữa sự mất thời gian vật chất ở một phiên toà và mất sự thật khách quan của một vụ án thì phải chọn lựa bên nào? Chắc chắn phải chấp nhận mất thời gian, bởi vì bỏ sót các chứng cứ phạm tội cũng như chứng cứ chứng minh sự vô tội đều dẫn đến sự oan sai. Sinh mệnh chính trị và sức khoẻ, quyền tự do dân chủ

Một phần của tài liệu Tranh tụng giữa kiểm sát viên và người bào chữa tại phiên tòa hình sự việt nam (Trang 65 - 72)