Tiếp cận thị trƣờng về vốn

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận thị trường của nông hộ sản xuất lúa tại huyện vũng liêm, tỉnh vĩnh long (Trang 42 - 44)

Trong sản xuất nông nghiệp, vốn có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất, xuyên suốt quá trình sản xuất đều đòi hỏi phải có vốn. Nông hộ muốn trồng lúa mang lại hiệu quả cao thì đòi hỏi phải có đủ vốn đầu tƣ, chăm sóc cho quá trình sản xuất trong vụ.

Bảng 4.6: Tình hình tiếp cận tín dụng của nông hộ sản xuất lúa tại huyện Vũng Liêm Tổng quan sát Trong mô hình CĐML Ngoài mô hình CĐML 75 75 Chỉ tiêu Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) Vay vốn Vay 28 37,33 30 40,00 Không vay 47 62,67 45 60,00 Tổng 75 100,00 75 100,00 Nơi vay NH NN & PT NN 20 71,43 17 56,67 NH Chính sách xã hội 1 3,57 0 0,00 Mua chịu vật tƣ 0 0,00 21 75,00 Mƣợn ngƣời quen 12 42,86 8 26,67

Nguồn: Số liệu điểu tra thực tế năm 2014

Bất kể ngành sản xuất nào muốn tạo đƣợc thành phẩm thì phải bỏ ra khoản chi phí đầu tƣ ban đầu. Lƣợng vốn đầu tƣ ban đầu của việc trồng lúa ở

mức trung bình gần 2 triệu/1000m2

. Tuy vậy, việc vay vốn của các nông hộ vẫn diễn ra ở một số hộ, các nguồn cung cấp vốn cho hộ chủ yếu từ các ngân hàng nông nghiệp, ngân hàng chính sách địa phƣơng, mƣợn ngƣời quen hoặc mua chịu vật tƣ sản xuất. Một nông hộ có thể vay nhiều nơi khác nhau cùng một thời điểm.

Qua bảng số liệu tác giả nhận thấy, các nông hộ trong mô hình CĐML và ngoài mô hình CĐML đa phần sử dụng vốn tự có của nông hộ chiếm khoảng

60,00% số còn lại chiếm khoảng 40,00% nông hộ đi vay vốn để phục vụ nhu

cầu sản xuất. Điều này mâu thuẫn với thực tế trong khi đa phần nông hộ cần nguồn vốn để sản xuất. Tuy nhiên, sau khi khi thu hoạch vụ trƣớc nông hộ sẽ chuẩn bị lên kế hoạch sản xuất cho vụ kế tiếp, số tiền nông hộ bán lúa sẽ dùng một phần để chuẩn bị cho vật tƣ sản xuất cho vụ sau (giống, phân, thuốc BVTV...); ngoài nguồn thu nhập từ lúa một số nông hộ còn chăn nuôi hoặc gia công thủ công hay đi làm thuê trong thời gian nhàn rỗi… để tăng thêm thu nhập, do đó họ có thể lấy nguồn thu nhập đó để mua vật tƣ sản xuất nên khi đƣợc hỏi nhiều nông hộ cho rằng họ sử dụng vốn tự có để sản xuất.

Trong mô hình CĐML: Nông hộ sản xuất bằng vốn nhà chiếm 62,67%, nông hộ sản xuất bằng vốn vay chiếm 37,33%. Phần lớn các nông hộ chọn vay tín dụng chính thức ở ngân hàng NN & PT nông thôn chiếm 71,43%, một số nông hộ mƣợn ngƣời quen để sản xuất chiếm 42,86% bên cạnh đó cũng có một số nông hộ tham gia các tổ chức xã hội vay đƣợc ngân hàng chính sách chiếm 3,57%. Khi tham gia mô hình CĐML, ngoài đƣợc tƣ vấn kỹ thuật chăm sóc, nông hộ nếu thiếu vốn sản xuất còn đƣợc hƣớng dẫn các thủ tục giấy tờ để vay vốn tại các ngân hàng nông nghiệp hoặc các ngân hàng chính sách.Với hình thức tiếp cận này sẽ giúp cho nông hộ tốn chi phí vay thấp hơn so với hình thức mua chịu vật tƣ .

Ngoài mô hình CĐML: Nông hộ sản xuất bằng vốn nhà chiếm 60%, còn lại 40% số nông hộ ngoài mô hình CĐML đi vay vốn để sản xuất. Giống nhƣ các nông hộ trong mô hình CĐML, nông hộ ngoài mô hình CĐML cũng chọn lọai hình vay vốn ở ngân hàng nông nghiệp chiếm 56,67%, ngoài vay vốn ở ngân hàng, các nông hộ mua chịu vật tƣ sản xuất nông nghiệp đến cuối mùa thu hoạch mới thanh toán chiếm 75%, tuy nhiên giá vật tƣ mua chịu sẽ cao hơn giá vật tƣ thanh toán bằng tiền mặt, bên cạnh đó các nông hộ còn có thể mƣợn ngƣời quen để sản xuất chiếm 26,67%.

Nhìn chung, khi nông hộ có nhu cầu vay vốn thì họ sẽ chọn vay vốn theo hình thức tín dụng chính thức vay từ ngân hàng nông nghiệp vì gần đây nhà nƣớc đã điều chỉnh lãi xuất tƣơng đối thấp để nông dân dễ tiếp cận vay vốn phục vụ cho sản xuất. Ngoài hình thức vay tín dụng, nông hộ ngoài mô hình CĐML cũng ƣa chuộng hình thức mua chịu vật tƣ vì họ không phải cần đến những giấy tờ thủ tục phức tạp, chủ yếu là do quen biết chủ cửa hàng sẽ bán chịu vật tƣ cho nông hộ.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận thị trường của nông hộ sản xuất lúa tại huyện vũng liêm, tỉnh vĩnh long (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)