Tiếp cận thị trƣờng về nhân lực của nông hộ

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận thị trường của nông hộ sản xuất lúa tại huyện vũng liêm, tỉnh vĩnh long (Trang 40 - 42)

Nguồn nhân lực đóng vai trò vai trọng trong sản xuất nông nghiệp – đặc biệt là đối với nghề trồng lúa. Tuy nhiên, nguồn lao động ở địa phƣơng đối với nghề nông ngày càng hạn chế.

Bảng 4.5: Đặc điểm về nhân khẩu, số lao động, kinh nghiệm sản xuất của nông hộ sản xuất lúa trong và ngoài mô hình CĐML ở huyện Vũng Liêm

Chỉ tiêu ĐVT Thấp nhất Cao nhất Bình quân Tần số Trong CĐML

Tổng số nhân khẩu Ngƣời 1,00 8,00 4,25 x

Số lao động sản xuất lúa Ngƣời 1,00 4,00 1,70 x

Kinh nghiệm sản xuất Năm 4,00 45,00 25,51 x

Lao động thuê Hộ x x x 25,00

Tổng số quan sát: 75,00

Ngoài CĐML

Tổng số nhân khẩu Ngƣời 1,00 8,00 4,00 x

Số lao động sản xuất lúa Ngƣời 1,00 3,00 1,48 x

Kinh nghiệm sản xuất Năm 3,00 49,00 22,80 x

Lao động thuê Hộ x x x 8,00

Tổng số quan sát: 75,00

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2014

Trong mô hình CĐML: Tổng số nhân khẩu bình quân 4,25 ngƣời trong đó có 1,7 ngƣời trực tiếp tham gia sản xuất lúa, tổng số nhân khẩu trong nông hộ nhiều nhất có 8 ngƣời và thấp nhất có 1 ngƣời. Kinh nghiệm sản xuất bình quân của nông hộ tƣơng đối cao 25,51 năm; nông dân có kinh nghiệm cao nhất là 45 năm và thấp nhất là 4 năm.

Ngoài mô hình CĐML: Tổng số nhân khẩu bình quân là 4 nguời trong đó có 1,48 ngƣời trực tiếp tham giai sản xuất lúa. Tổng số nhân khẩu trong hộ nhiều nhất có 8 ngƣời và thấp nhất có 1 ngƣời. Kinh nghiệm sản xuất trung bình của nông dân là 22,80 năm; nông dân có kinh nghiệm cao nhất là 49 năm và thấp nhất là 3 năm.

Nhận xét chung: Thực tế cho thấy nguồn nhân lực của nông hộ trồng lúa trong và ngoài mô hình CĐML không chênh lệch nhau nhiều, bình quân mỗi hộ gia đình có khoảng 4 ngƣời trong có từ 1 đến 2 ngƣời trực tiếp tham gia sản xuất lúa. Số lƣợng ngƣời trực tiếp tham gia sản xuất lúa thể hiện khả năng đáp ứng nhu cầu về lao động của nông hộ, phản ánh lợi thế của nông hộ trong việc phát triển sản xuất vì khi lao động gia đình đáp ứng đầy đủ nhu cầu thì hộ sẽ giảm đƣợc chi phí thuê mƣớn lao động bên ngoài. Bình quân nông dân trực tiếp sản xuất lúa hiện nay ít hơn bình quân số đất mà họ có đƣợc nhƣng với tinh thần chịu sƣơng chịu khó, cần cù lao động và khi đến mùa thu hoạch các nông hộ đều sử dụng máy móc để thu hoạch lúa nên tuy có ít lao động nhƣng nông hộ vẫn có thể làm hết ruộng của mình.

Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ, khi mùa vụ căng thẳng ngoài lao động gia đình, một số nông hộ còn thuê lao động ngoài. Tuy nhiên, nguồn lao động thuê này không nhiều, nông hộ chủ yếu thuê những ngƣời quen, bà con, hàng xóm. Nhìn chung, thị trƣờng lao động phục vụ cho nông nghiệp gần nhƣ càng thu hẹp, thiếu đi lực lƣợng lao động trẻ.

Nghề trồng lúa nƣớc có từ lâu đời nên số tuổi và số năm kinh nghiệm ở huyện tỉ lệ thuận với nhau, ngƣời có số tuổi càng cao thì số năm kinh nghiệm càng nhiều. Bình quân số năm kinh nghiệm của nông dân ở huyện trên 20 năm. Nghề nông không thu hút đƣợc lao động trẻ (có sức khỏe, có trình độ, năng động) điều này điểm cản trở đối với nông hộ trong việc tiếp cận kỹ thuật và thông tin thị trƣờng.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận thị trường của nông hộ sản xuất lúa tại huyện vũng liêm, tỉnh vĩnh long (Trang 40 - 42)