THỰC TRẠNG TIẾP CẬN THỊ TRƢỜNG CỦA NÔNG HỘ SẢN XUẤT

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận thị trường của nông hộ sản xuất lúa tại huyện vũng liêm, tỉnh vĩnh long (Trang 37 - 40)

XUẤT LÚA TẠI HUYỆN VŨNG LIÊM

4.3.1 Tiếp cận thị trƣờng đầu vào của nông hộ.

Khả năng tiếp cận thị trƣờng của các hộ trồng lúa có ảnh hƣởng trực tiếp đến việc huy động và sử dụng các yếu tố đầu vào cho sản xuất lúa. Các nhóm hộ có mức độ tiếp cận thị trƣờng khác nhau vì vậy việc huy động và sử dụng các yếu tố đầu vào cũng khác nhau.

o Tình hình tiếp cận thị trường đất đai

Đất đai là tƣ liệu sản xuất đặc biệt không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp – đặc biệt là đối với việc trồng lúa. Với quy mô và diện tích rộng lớn sẽ mang lại sản lƣợng và thu nhập cao cho nông dân.

Bảng 4.3 : Tình hình đất đai của nông hộ ở huyện Vũng Liêm

Chỉ tiêu Trong mô hình CĐML Ngoài mô hình CĐML Diện tích (1000m2) Tỷ lệ (%) Diện tích (1000m2) Tỷ lệ (%) Đất của nông hộ 470,50 95,73 338,00 100,00 Đất thuê 21,00 4,27 0,00 0,00 Tổng diện tích đất sản xuất 491,50 100,00 338,00 100,00

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2014

Sản xuất lúa nƣớc là một trong những ngành nghề truyền thống của huyện do đó diện tích đất sản xuất chủ yếu là của nông hộ. Cụ thể:

Trong mô hình CĐML: tổng diện tích đất của nông hộ là 470.000 m2 chiếm 95,73% tổng diện tích đất, phần còn lại chiếm 4,27% là đât thuê, đƣợc ngƣời khác cầm. Một số lƣc lƣợng lao động của huyện đã chuyển hẳn sang các hoạt động phi nông nghiệp nên có nhu cầu cho mƣợn hoặc cho thuê một phần hoặc toàn bộ diện tích đất canh tác của gia đình mình. Đây là điều kiện thuận lợi để các nông hộ trong mô hình CĐML có thể tiếp cận nguồn đất này nhằm

mở rộng diện tích sản xuất gia tăng thu nhập. Bình quân mỗi nông hộ có 6.550

m2 đất để sản xuất.

Ngoài mô hình CĐML: tổng diện tích đất của nông hộ là 338.000 m2,

những nông hộ ngoài mô hình không có đất thuê. Khi thuê đất nông hộ cần tốn

một khoản phí thuê đất, năng suất của nông hộ ngoài mô hình CĐML không cao, giá cả lúa bấp bênh nên các nông hộ không có nhu cầu mở rộng đất để sản xuất, chỉ sản xuất trên đất mà gia đình có. Do đó, việc tiếp cận với nguồn đất

đai để mở rộng diện tích đất sản xuất bị hạn chế. Bình quân mỗi nông hộ có

4.500 m2 đất sản xuất.

Nhìn chung, tác giả nhận thấy tình hình đất sản xuất lúa của huyện tƣơng đối thuận lợi, bình quân diện tích đât sản xuất của nông hộ trong mô hình CĐML cao hơn bình quân diện tích đất của nông hộ ngoài mô hình CĐML. Đều đó dễ hiểu rằng tại sao những nông hộ có ruộng đất nhiều thƣờng tìm kiếm áp dụng kỹ vào sản xuất nên họ tham gia mô hình CĐML; các nông hộ sẽ đƣợc địa phƣơng hỗ trợ, kỹ thuật viên hƣớng dẫn chăm sóc lúa mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Những nông hộ trong mô hình CĐML có nhu cầu mở rộng đất sản xuất vì họ làm lúa đạt đƣợc năng suất cao hơn, đƣợc công ty thu mua với giá cả thị trƣờng nên sau khi trả khoảng phí thuê đất thì khả năng còn đƣợc lợi nhuận của họ cao hơn so với các nông hộ ngoài mô hình CĐML. Tuy nhiên, thực tế quan sát trong thời gian gần đây, các nông hộ ít có nhu cầu mở rộng diện tích đất sản xuất thậm chí một số nông hộ thu hẹp diện tích đất trồng lúa để trồng một số trồng các loại cây khác mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

o Tình hình tiếp cận giống sản xuất

Việc tiếp cận nguồn giống sẽ giúp đƣợc nông hộ có nguồn giống hợp lý, chất lƣợng với giá cả hợp lý. Qua bảng 4.4 cho thấy sự khác nhau trong việc tiếp cận nguồn giống của nông hộ trong mô hình CĐML và ngoài mô hình CĐML.

Bảng 4.4: Loại giống và nguồn cung cấp giống của nông hộ trong mô hình CĐML và ngoài mô hình CĐML tại huyện Vũng Liêm.

Tổng quan sát

Trong mô hình CĐML Ngoài mô hình CĐML

75 75

Giống Công ty CSSX giống địa phƣơng

CSSX giống

địa phƣơng Giống tự có

OM4900 25 3 20 4

OM5451 37 4 45 6

OM6976 6 0 0 0

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2014

Đặc điểm giống lúa:

OM4900: Thích hợp cho cả 3 vụ, thời gian sinh trƣởng từ 95 đến 100 ngày. OM4900 chống chịu khá tốt với rầy nâu và đạo ôn (cấp 3); kháng khá tốt bệnh vàng lùn; lùn xoắn lá. Đặc biệt, OM 4900 có khả năng thích ứng đƣợc trong điều kiện đất nhiễm. Năng suất rất cao, biến thiên từ 7- 8 tấn/ha/vụ, tùy

vùng và điều kiện chăm sóc. …Giống phát huy tốt ở các vùng đất phù sa ngọt

sản xuất giống lúa chất lƣợng cao cho xuất khẩu. Tuy nhiên, hơi nhiễm rầy, bênh đạo ôn.

OM5451: Thích hợp cho cả 3 vụ, thời gian sinh trƣởng từ 90 đến 95 ngày. OM 5451có khả năng chống chịu khá với rầy nâu bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, cũng nhƣ bệnh đạo ôn, năng suất khá cao 5-8 tấn/ha/vụ.

OM6976: Thời gian sinh trƣởng từ 95 đến 100 ngày. OM6976 có khả năng chống chịu sâu bệnh cao, năng suất từ 7-8 tấn/ha/vụ; thích nghi trên nhiều loại đất từ đất phù sa đến đất phèn chua.

Trong mô hình CĐML: Phần lớn các nông hộ đều chuộng giống lúa OM4900 và OM5451 chủ yếu do công ty hay cơ sở sản xuất địa phƣơng tham gia liên kết trong mô hình CĐML cung cấp. Cụ thể nhƣ sau: có 28/75 hộ trồng giống lúa OM4900 (trong đó 25 hộ mua giống từ địa phƣơng và 3 hộ mua giống từ CSSX giống địa phƣơng). Có 41/75 hộ trồng giống lúa OM5451 (trong đó 37 hộ mua giống từ công ty cung cấp, 4 hộ mua giống từ CSSX giống địa phƣơng). Còn lại có 6/75 hộ trồng giống lúa OM6976 mua giống từ công ty. Tham gia mô hình CĐML nông hộ đƣợc hỗ trợ giá giống ở Vụ Đông Xuân rẻ hơn giá lúa giống mua trên thị trƣờng (cụ thể là 6.500 đồng/kg ở vụ Đông Xuân năm 2013). Giống để sản xuất nông dân đăng kí mua thông qua ngƣời phụ trách ở xã và đƣợc công ty cung cấp giống lúa thuần có chất lƣợng cao, khả năng chống chịu đƣợc sâu bệnh tốt. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chăm sóc thì nông hộ phải xuống giống đồng loạt.

Ngoài mô hình CĐML: Các nông hộ đƣợc khảo sát chỉ trồng 2 loại giống là OM4900 và OM5451 CSSX giống tại địa phƣơng hoặc giống lúa nhà (do thu hoạch từ mùa trƣớc để lạ làm giống). Cụ thể nhƣ sau: có 24/75 hộ trồng giống lúa OM4900 (trong đó có 20 hộ mua giống từ CSSX giống địa phƣơng và 4 hộ để giống nhà lại sản xuất). Còn lại có 51 hộ trồng giống lúa OM5451 (trong đó có 45 hộ mua giống từ cơ sở sản xuất giống địa phƣơng và 6 hộ để giống ở nhà lại sản xuất). Đối với những nông hộ ngoài mô hình CĐML vẫn còn một số ít hộ giữ thói quen cũ là để lại giống mùa trƣớc để xạ lại, với cách làm này sẽ giảm đƣợc chi phí về giá giống cho tất cả các vụ nhƣng phẩm chất giống ngày càng giảm, khả năng chịu bệnh thấp, năng suất không cao không mang lại hiệu quả kinh tế cho nông hộ.

Nhận xét chung: Qua thực tế quan sát tác giả nhận thấy, phần lớn nông hộ trồng giống lúa OM4900 và OM5451 vì đây là giống lúa phù hợp đất đai, khí hậu ở địa phƣơng, có năng suất cao phù hợp, có khả năng chống chịu đƣợc sâu bệnh khá... Có sự khác nhau trong việc chọn nhà cung cấp giống của hai nhóm nông hộ trong và ngoài mô hình CĐML, nông hộ trong mô hình mua chủ yếu giống của công ty và nông hộ ngoài mô hình mua giống ở CSSX giống địa phƣơng, nguyên nhân là do khi tham gia mô hình nông hộ đăng kí mua, công ty sẽ chuyển đến địa điểm tập trung để giao; những nông hộ ngoài mô hình phải đến trực tiếp công ty việc tiếp cận nhƣ thế này sẽ làm tăng chi phí giống nên các nông hộ ngoài mô hình không ai lựa chọn mua giống của công ty.

Xét trong cùng một thị trƣờng và điều kiện khí hậu, việc sử dụng giống thuần của công ty hay giống xác nhận của CSSX giống địa phƣơng sẽ làm tăng chi phí giống nhƣng giống có phẩm chất tốt, chống chịu bệnh, chi phí chăm sóc (chi phí công, phân, thuốc BVTV) sẽ thấp hơn, năng suất cao hơn nên mang lại hiệu quả kinh tế cho nông hộ.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận thị trường của nông hộ sản xuất lúa tại huyện vũng liêm, tỉnh vĩnh long (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)