GIỚI THIỆU ĐẶC ĐIỂM NÔNG HỘ SẢN XUẤT LÚA TẠI HUYỆN

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận thị trường của nông hộ sản xuất lúa tại huyện vũng liêm, tỉnh vĩnh long (Trang 34 - 35)

VŨNG LIÊM

Theo khảo sát thực tế, tác giả đã khát quát một số đặc điểm của nông hộ sản xuất lúa, kết quả thu đƣợc thể hiện qua bảng 4.1.

Bảng 4.1 : Thông tin về giới tính, tuổi, trình độ học vấn của nông hộ sản xuất

lúa ngoài và trong mô hình CĐML tại huyện Vũng Liêm

Tổng quan sát Trong mô hình CĐML Ngoài mô hình CĐML 75 75 Chỉ tiêu Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) Giới tính Nam 58 77,33 54 72,00 Nữ 17 22,67 21 28,00 Tuổi Từ 20 đến dƣới 40 tuổi 13 17,33 27 36,00 Từ 40 đến dƣới 60 tuổi 56 74,67 42 56,00 Trên 60 tuổi 6 8,00 6 8,00 Học vấn Tiểu học 48 64,00 43 57,33 Trung học cơ sở 11 14,67 23 30,67 Trung học phổ thông 16 21,33 9 12,00

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2014

Trong mô hình CĐML: Xét về giới tính tác giả nhận thấy, phần lớn những nông dân trực tiếp sản xuất, chịu trách nhiệm chính trong gia đình chủ yếu là nam; cụ thể số nông dân nam chiếm 77,33%, số nông dân nữ chiếm 22,67%. Về độ tuổi , đa số nông dân sản xuất lúa đều từ 20 tuổi và nhỏ hơn 60 tuổi; nông dân từ 20 tuổi đến dƣới 40 tuổi chiếm 17,33%, nông dân trong độ tuổi trung niên từ 40 đến dƣới 60 tuổi tƣơng đối cao chiếm 74,76% và số nông dân trên 60 tuổi có tỷ lệ khá thấp chỉ chiếm 8%. Xét về trình độ học vấn, đa số các nông dân đều biết chữ nhƣng trình độ không cao phần lớn là bậc tiểu học và trung học cơ sở, nông dân có trình độ tiểu học chiếm hơn phân nữa tổng thể quan sát 64%, nông dân có trình độ trung học cơ sở là 14,67%, nông dân có trình độ trung học phổ thông chiếm 21,33 %.

Ngoài mô hình CĐML: Xét về giới tính, số nông dân nam chiếm tỷ lệ khá lớn 72%, số nông dân nữ chỉ chiếm tỷ lệ 28%. Xét về độ tuổ, đa số nông

dân sản xuất lúa đều từ 20 đến dƣới 60 tuổi; cụ thể nông dân từ 20 đến dƣới 40 tuổi chiếm 36%, nông dân từ 40 đến dƣới 60 tuổi 56%, 8% còn lại thuộc về nông dân có độ tuổi trên 60 tuổi. Về trình độ học vấn, nông dân bậc tiểu học chiếm 57,33%, nông dân bậc trung học là 30,67%, nông dân bậc trung học phổ thông là 12%. Nhìn trung hầu hết các nông dân đều biết chữ nhƣng trình độ chƣa cao, đa phần tập trung bậc tiểu học và trung học cơ sở.

Nhận xét chung: Tác giả nhận thấy mặt bằng chung của nông dân ở huyện đa phần nông dân chịu trách nhiệm chính trong gia đình, trực tiếp sản xuất chủ yếu là nam, do phong tục đa phần nam giới giữ vai trò là trụ cột, trách nhiệm chính gánh vác công việc làm nông. Độ tuổi nông dân từ khoảng 20 đến dƣới 60 tuổi, đa phần thuộc độ tuổi trung niên, thể hiện kinh nghiệm tƣơng đối cao trong sản xuất; mặt khác lực lƣợng lao động trẻ tại địa phƣơng không thích gắn bó với nghề nông vì tƣơng đối vất vả và thu nhập không cao, một số khác chuyển về các trung tâm thành phố tìm việc làm hoặc làm công nhân ở các công ty địa phƣơng.

Các nông hộ có trình độ học vấn ở không cao, có thể dễ giải thích đƣợc do hoàn cảnh kinh tế gia đình cũng nhƣ điều kiện học tập ở địa phƣơng thời gian trƣớc có nhiều khó khăn, một phần vì nông dân tiếp nối nghề nông của gia đình nên thƣờng bỏ học sớm. Nông dân tham gia sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm tích lũy của bản thân, học hỏi từ bà con hàng xóm. Tuy nhiên, điều đó sẽ trở thành trở ngại của nông dân khi áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất cũng nhƣ tiếp cận những thông tin của thị trƣờng về nhu cầu giá cả.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận thị trường của nông hộ sản xuất lúa tại huyện vũng liêm, tỉnh vĩnh long (Trang 34 - 35)