Phƣơng pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận thị trường của nông hộ sản xuất lúa tại huyện vũng liêm, tỉnh vĩnh long (Trang 25)

Trong bài nghiên cứu, tác giả đã sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả, phân tích các tỷ số tài chính, phân tổ thống kê và so sánh hiệu quả tiêu thụ giữa nông hộ trong CĐML và nông hộ ngoài CĐML. Trong đó:

Phương pháp thống kê mô tả: đƣợc sử dụng để mô tả thực trạng lao động, trình độ, kinh nghiệm, các thông tin về chi phí, giá bán, sản lƣợng, thu nhập, các yếu tố đầu ra…của nông hộ sản xuất lúa trong mô hình CĐML và ngoài mô hình CĐML.

Phân tích các tỷ số tài chính: sử dụng các tỷ số tài chính để phân tích hiệu quả sản xuất, hiệu quả tiêu thụ của nông hộ trong mô hình CĐML và ngoài mô hình CĐML. Từ phân tích đó so sánh hiệu quả giữa nông hộ trong mô hình CĐML và ngoài mô hình CĐML và đề xuất giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận thị trƣờng và cải thiện thu nhập cho nông hộ.

Phương pháp so sánh: đƣợc sử dụng để tiến hành so sánh giữa các nông hộ trong và ngoài mô hình CĐML và các chỉ tiêu để thấy đƣợc sự khác nhau trong việc tiếp cận thị trƣờng, những khó khăn, thuận lợi mà nông hộ gặp phải trong quá trình tiếp cận thị trƣờng thông qua việc quan sát và tìm hiểu, phỏng vấn thực tế từ đó đề ra giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận thị trƣờng.

Phương pháp phân tổ thống kê: đƣợc sử dụng để chia đối tƣợng nghiên cứu thành hai nhóm khác nhau (trong CĐML và ngoài CĐML), thông qua phân tổ thống kê cho thấy sự khác biệt về mức độ tiếp cận thị trƣờng của hai nhóm theo các tiêu thức phân tích từ đó đánh giá khả năng tiếp cận thị trƣờng của hai nhóm này.

Chƣơng 3

TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 3.1 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên huyện Vũng Liêm tỉnh Vĩnh Long

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Nguồn:vinhlong.gov.vn/Default.aspx?tabid=103

Hình 3.1 Bản đồ hành chính huyện Vũng Liêm tỉnh Vĩnh Long

Vũng Liêm là một huyện nông thôn ở Đồng bằng sông Cửu Long, là một trong 7 huyện – thị của tỉnh Vĩnh Long, nằm giữa hai tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh, cách thành phố Vĩnh Long 35 km theo quốc lộ 53. Phía bắc giáp huyện Măng Thít (tỉnh Vĩnh Long), phía Đông Bắc tỉnh Bến Tre, phía Nam và Đông Nam giáp tỉnh Trà Vinh, phía Nam và Tây Nam giáp huyện Trà Ôn (tỉnh Vĩnh Long). Đƣờng ranh giới phía Đông và phía Bắc là sông Cổ Chiên và sông Măng Thít, đây là hai tuyến giao thông đƣờng thủy quốc gia và quốc tế của

Đồng bằng sông Cửu Long. Vũng Liêm có Quốc lộ 53, đƣờng tỉnh lộ 091, 902, 906, 907 là các tuyến giao thông nối Vũng Liêm với các trung tấm kinh tế của tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh.

Xã Tân An Luông: Có diện tích tự nhiên 16,85 km2 cách trung tâm thành

phố Vĩnh Long 20 km và cách trung tâm huyện Vũng Liêm 13 km. Giáp với xã Tân Quới Trung, Hiếu Phụng, Hiếu Hiệp (Trà Ôn), Hòa Thạnh (Măng Thít).

Xã Hiếu Phụng: Có diện tích tự nhiên 14,48 km2. Giáp với các xã Tân

An Luông, Trung Hiệp, Trung Hiếu, Hiếu Thuận.

Xã Trung Hiếu: Có diện tích tự nhiên 16,47 km2. Giáp với các xã Hiếu

Phụng, Trung Hiệp, Thị trấn Vũng Liêm, Trung Thành, Trung An, Hiếu Thuận.

3.1.1.2 Địa hình

Địa hình Vũng Liêm thuộc dạng địa hình phẳng do phù sa bồi đắp, cao ở các xã ven sông Cổ Chiên và sông Măng Thít, thấp dân về các xã phía nam của huyện.

Nhìn chung địa hình huyện Vũng Liêm bằng phẳng, đất đai sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Phần lớn diện tích của huyện có địa hình thấp rất thuận lợi cho việc sản xuất lúa và trồng hoa màu, cây lâu năm. Tóm lại địa hình huyện thuận lơi cho phát triển nông nghiệp, chi phí bơm tƣới tiêu thấp.

3.1.1.3 Sông ngòi

Huyện Vũng Liêm có hệ thông sông ngòi chằng chịt với mật độ kênh mƣơng cao. Có 2 con sông lớn: sông Măng Thít và sông Cổ Chiên cùng các nhánh sông và kênh rạch rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt.

3.1.1.4 Điều kiện khí hậu

Khí hậu Vũng Liêm mang tính chất nhiệt đới gió mùa, quanh năm nóng ẩm, nhiệt độ tƣơng đối cao. Trong năm có 2 mùa rõ rệt: Mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 11 lƣợng mƣa trung bình hàng năm khoảng 1.400 mm, mùa nắng kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình cả năm khoảng

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Vũng Liêm tỉnh Vĩnh Long

3.1.2.1 Kinh tế

Vũng Liêm là một huyện nông thôn có nhiều tìm năng phát triển của tỉnh Vĩnh Long. Vì vậy, có vị trí chiến lƣợc trong phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế nông nghiệp, điều đó đƣợc thể hiện qua bảng 3.1.

Bảng 3.1: Giá trị sản xuất theo giá hiện hành phân theo khu vực kinh tế huyện Vũng Liêm

(Đơn vị tính: triệu đồng)

Năm Nông, lâm nghiệp và thủy sản

Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp Thƣơng mại và dịch vụ 2011 4.276.998 259.779 2.486.020 2012 3.708.547 310.433 2.974.998 2013 3.822.772 371.541 3.458.597

Nguồn: Niên Giám thống kê Cục Thống kê Vũng Liêm, 2013

Nông – lâm – thủy sản

Dựa vào bảng số liệu, tác giả thấy rằng ngành nông-lâm-ngƣ nghiệp chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu kinh tế của huyện chiếm 60.90% năm 2011 mang lại giá trị 4.276.998 triệu đồng nhƣng lại có dấu hiệu giảm dần qua các năm 2012, 2013. Cụ thể năm 2013 chỉ còn chiếm 49,95% trong cơ cấu kinh tế. Song nhìn chung, với thế mạnh là vùng có diện tích nông nghiệp lớn, nông nghiệp vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế huyện.

Cây lúa: Trong những năm qua huyện chỉ đạo tập trung đầu tƣ sản xuất lúa để góp phần đảm bảo an ninh lƣơng thực và xuất khẩu. Sản xuất lúa 3 vụ trong năm với năng xuất sản lƣợng, chất lƣợng ngày càng cao. Năm 2010, năng suất bình quân 3 vụ/năm là 5,60 tấn/ha tỉ lệ sử dụng giống xác nhận chiếm 20% tổng diện tích. Đến năm 2013, năng suất lúa bình quân 6 tấn/ha, tỉ lệ nông dân sử dụng giống xác nhận chất lƣợng cao đạt 35% diện tích, lợi nhuận bình quân từ 30 – 35% . Xây dựng đƣợc mô hình cánh đồng mẫu sản xuất lúa ở 5 xã Tân An Luông, Hiếu Phụng, Hiếu Nhơn, Trung Ngãi, Trung Hiếu với diện tích 1.435 ha đạt tỉ lệ 3,4 lần so với kế hoạch tỉnh giao.

Cây ăn trái: Hình thành nhiều vùng nguyên liệu trái cây đặc sản chuyên cho năng suất, chất lƣợng cao. Cụ thể ở các cụm xã: nhƣ vùng sầu riêng xã Thanh Bình, Quới Thiện diện tích khoảng 1000 ha, giá trị sản xuất 250 triệu đồng/ha/năm, đạt lợi nhuận 40%; cụm xã Tân Quới Trung, Quới An trồng xoài diện tích 1.100 ha, giá trí sản xuất 200 triệu đồng/ha/năm, lợi nhuận 40%; vùng trồng bƣởi da xanh nhƣ xã Trung Bình, Trung Chánh, Trung Hiệp diện tích 500 ha, giá trị sản xuất 500 triệu đồng/ha/năm,đạt lợi nhuận 50%. Mô

hình trồng cam sành trên đất ruộng phát triển khá nhanh và cho hiệu quả cao 400- 500 triệu đồng/ha/năm, đạt lợi nhuận 50%.

Cây ca cao: Thực hiện kế hoạch trồng cây ca cao xen vƣờn dừa tăng thu nhập cho nông dân. Đến cuối năm 2013, tổng diện tích ca cao và dừa là 1.052 ha, mang lại doanh thu từ 80 – 85 triệu đồng/ha/ năm (trong đó khoản doanh thu từ cây ca cao là 20 triệu đồng/ha/năm), đạt lợi nhuận 60%.

Chăn nuôi: Huyện đã tập trung chỉ đạo phát triển đàn gia súc gia cầm trong toàn huyện, tập trung phát triển về số lƣợng và chất lƣơng. Hình thành những tổ chăn nuôi bò ở xã Trung Nghãi, Trung Nghĩa và Trung Thành Đông. Hình thành những trang trại nuôi heo với quy mô lớn tại xã Hiếu Nhơn, Trung Hiệp, Quới Thiện, Trung Nghĩa; áp dung các tiến bộ kỹ thuật nhƣ nuôi heo chuồng lồng, nuôi trên đệm lót sinh học, nuôi theo quy trình kỹ thuật kết hợp với an toàn sinh học, bảo về môi trƣờng và tiêm phòng chặt chẽ. Bên canh

đó, chăn nuôi gà thả vƣờn cũng đƣợc hình thành và phát triển góp phần tăng

thêm thu nhập cho nông dân.

Thủy sản: Phong trào nuôi thủy sản phát triển khá mạnh với diện tích 2.026,5 ha. Một số loại thủy sản đƣợc nông dân quan tâm nuôi nhƣ: nuôi cá lóc trong ao, cá ruộng lúa, cá sặc rằn, nuôi thử tôm càng xanh, nuôi ba ba, cá rô, cá điêu hồng cho lợi nhuận từ 30 – 40%. Một số doanh nghiệp đầu tƣ nuôi cá tra xuất khẩu đã mở rộng diện tich đến năm 2013 đạt 67 ha ven sông Cổ Chiên giá trị sản xuất hơn 5 tỉ đồng/ha/năm, lợi nhuận 8 – 10%. Triển khai dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ sản xuất giống và nuôi cá lóc trong bể lót bạt ở huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long”.

Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp

Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp huyện Vũng Liêm bắt đầu có dấu hiệu khả quan, đang tăng trƣởng nhẹ; chiếm tỉ trọng từ 3,70% (2011) lên đến 4,85% (2013) đạt giá trị từ 259.779 triệu đồng (2011) lên 371.541 triệu đồng (2013). Trong toàn huyện có 3.029 cơ sở lao động vừa và nhỏ bao gồm các ngành sản xuất thực phẩm; dệt may; trang phục; sản xuất các sản phẩm từ trúc, nứa, lác; sản xuất giƣờng tủ, bàn, ghế,…

Huyện mở rộng các ngành nghề truyền thống tiểu thủ công nghiệp với quy mô vừa và nhỏ. Hình thành tuyến công nghiệp tiểu thủ công nghiệp theo tuyến quốc lộ 53, đƣờng tỉnh 901 và các tuyến đƣờng liên xã. Phát triển các ngành nghề chế biến nông sản, thủ công mỹ nghệ. Chủ yếu là ngành nghề nông thôn và thƣơng mại dịch vụ nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, tạo việc làm thêm cho lao động trên địa bàn. Tạo điều

kiện cho các cơ sở xay xát lúa gạo, gia công cơ khí, các cơ sở sản xuất kinh doanh khác đầu tƣ đổi mới công nghệ, máy móc trang thiết bị, ứng dụng khoa học công nghệ mới nhằm nâng cao năng lực sản xuất và chất lƣợng sản phẩm.

Thương mại – dịch vụ

Số hộ kinh doanh tiếp tục phát triển, mặc dù giá cả nhiều mặc hàng tăng nhƣng sức mua của ngƣời dân không hề giảm. Thƣơng mại – dịch vụ phát triển mạnh mẽ chiếm tỷ trọng 45,19% đạt giá trị 3.458.597 triệu đồng (năm 2013).

Các chợ, trung tâm xã ở các xã, thị trấn phát triển mạnh, các dịch vụ buôn bán lẻ đều khắp ở các xã, ấp. Khuyến khích ngƣời dân chủ động làm kinh tế, tham gia kinh tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời dân buôn bán trao đổi hàng hóa nông sản.

Phát huy mọi tìm năng và lợi thế của huyện, phát triển thƣơng mại dịch vụ thực sự trở thành cầu nối giữa sản xuất và tiêu thụ xã hội, thúc đẩy sản xuất góp phần thực hiện các tiêu chí phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất, kinh doanh theo cơ chế thị trƣờng. Tích cực tìm kiếm và mở rộng thị trƣờng tiêu thụ nhất là hàng nông sản thực phẩm, sản xuất những sản phẩm chú ý đến chất lƣợng.

3.1.2.2 Xã hội

Giáo dục: Trên địa bàn huyện có 72 trƣờng gồm 20 trƣờng mẫu giáo, 30 trƣờng tiểu học, 18 trƣờng trung học cơ sở và 4 trƣờng trung học phổ thông. Huyện rất chú trọng đến nền giáo dục nên tích cực hỗ trợ và tạo điều kiện cho các trƣờng có môi trƣờng thuận lợi để phát triển nâng cao về chất lƣợng giáo dục cũng nhƣ về cơ sở hạ tầng. Hoàn thiện mạng lƣới trƣờng học đáp ứng đầy đủ cần thiết.

Y tế: Huyện Vũng Liêm gồm có các đơn vị phòng Y tế, bệnh viện đa khoa, Trung tâm y tế dự phòng và 20/20 xã - thị trấn đều có trạm y tế và một phòng khám đa khoa khu vực xã Quới Thiện, trong số này có 5 trạm y tế xã đạt chuẩn Y tế quốc gia, 03 xã đạt chuẩn làng văn hoá sức khoẻ. Tổ y tế ấp, khóm thành lập và đƣa vào hoạt động 108 tổ/168 ấp, khóm toàn huyện. Tổng số cán bộ trong toàn ngành là 255 ngƣời, trong đó có 49 bác sĩ. Riêng Bệnh viện đa khoa huyện Vũng Liêm gồm 100 giƣờng bệnh, đƣợc trang bị máy siêu âm, máy chụp X quang và thực hiện trung phẩu, tiểu phẩu.

Giao thông, cơ sở hạ tầng

Giao thông đƣờng bộ: là điều kiện cơ bản thiết yếu để phát triển kinh tế. Về cơ bản, mạng lƣới giao thông trên địa bàn huyện đã thông suốt, các tuyến

đƣờng đã đƣợc láng nhựa, rải đá đáp ứng nhu cầu đi lại sinh hoạt cũng nhƣ vận chuyển trong sản xuất.

Giao thông đƣờng thuỷ: giao thông thủy của huyện dựa trên các tuyến sông và các kênh thủy lợi trong huyện. Trên địa bàn huyện có hệ thống các sông nhƣ: sông Mang Thít, Rạch Dầy, sông Mƣơng Khai, sông Bƣng Trƣờng… cùng hệ thống sông rạch, kênh mƣơng thông suốt, góp phần phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, lƣu thông và sinh hoạt của nhân dân.

Hệ thống thủy lợi: hệ thống các công trình thuỷ lợi bờ bao, bờ vùng, kênh nội đồng đƣợc đầu tƣ xây dựng đạt chuẩn; đáp ứng đƣợc yêu cầu tƣới tiêu chủ động cho diện tích trồng trọt, chăn nuôi, sinh hoạt và thoát nƣớc.

Hệ thống thoát nƣớc: hiện nay trên địa bàn huyện chƣa có hệ thống thoát nƣớc mƣa và thoát nƣớc bẩn. Vì vậy, nƣớc mƣa và nƣớc bẩn tự thấm, tự tràn ra môi trƣờng tự nhiên.

3.1.2.3 Dân cư

Huyện Vũng Liêm là một huyện có diện tích không quá lớn, dân số và mật độ tƣơng đối cao. Tính đến năm 2013, huyện Vũng Liêm có 161.092 ngƣời. Số ngƣời trong độ tuổi lao động là 83.848 chiếm hơn 50% tổng dân số

của huyện. Mật độ dân số toàn huyện khá cao 520 ngƣời/km2. Tuy nhiên, mật

Bảng 3.2: Diện tích, dân số và mật độ dân số 2013 phân theo xã của huyện Vũng Liêm Địa bàn Diện tích (km2) Dân số (ngƣời) Mật độ dân số (ngƣời/km2) Tổng 309,57 161.092 520 T.T Vũng Liêm 4,66 6.572 1.410

Tân Quới Trung 14,93 8.177 547

Quới An 17,30 8.836 511 Quới Thiện 21,26 8.553 402 Trung Chánh 12,23 6.028 493 Trung Hiệp 17,63 9.118 517 Thanh Bình 25,68 10.173 396 Trung Thành Tây 12,68 5.380 425 Tân An Luông 16,85 10.602 629 Hiếu Phụng 14,48 8.674 599 Trung Thành Đông 11,57 4.858 420 Trung Hiếu 16,47 10.701 650 Trung Thành 14,78 8.813 597 Trung Ngãi 13,46 7.590 564 Trung Nghĩa 14,14 7.959 563 Hiếu Thuận 12,88 6.188 481 Hiếu Nhơn 18,17 9.365 515 Trung An 15,07 7.138 474 Hiếu Thành 20,82 8.576 411 Hiếu Nghĩa 14,41 7791 540

Nguồn: Niên Giám thống kê Cục Thống kê Vũng Liêm, 2013

Qua bảng số liệu thống kê cho thấy, mật độ dân số ở địa bàn nghiên cứu

tƣơng đối cao tại xã Tân An Luông là 629 ngƣời/km2

, tại xã Hiếu Phụng là

599 ngƣời/km2, xã Trung Hiếu là 650 ngƣời/km2 đứng thứ hai trong huyện,

chỉ sau thị trấn Vũng Liêm.

3.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA TẠI HUYỆN VŨNG LIÊM

Đối với huyện Vũng Liêm, trong sản xuất nông nghiệp, cây lúa đƣợc xem là thế mạnh hàng đầu. Đây cũng là huyện có diện tích và sản lƣợng lúa lớn nhất tỉnh. Từ năm 2011 đến nay tổng diện tích đất trồng lúa đều trên 41.000 ha mỗi năm, sản lƣợng lúa của huyện trên 240.000 tấn. Tình hình sản xuất mỗi năm cụ thể đƣợc thể hiện ở bảng 3.3.

Bảng 3.3 : Tình hình sản suất lúa ở huyện Vũng Liêm (2011 – 9/2014)

Chỉ tiêu Năm

2011 2012 2013 9/2013 9/2014

Diện tích (nghìn ha) 41,53 41,64 41,27 27,62 27,48

Năng suất (tấn/ha) 5,89 5,94 5,86 6,10 6,50

Sản lƣợng (nghìn tấn) 244,43 247,13 241,86 168,55 178,52

Nguồn: Niêm giám thống kê huyện Vũng Liêm, 2013 Và Báo cáo nông nghiệp & PTNT, quý III, 9 tháng đầu năm 2014

Theo số liệu niêm giám thống kê huyện Vũng Liêm 2013, nhìn chung diện tích gieo trồng lúa mỗi năm từ năm 2011 đến 09/2014 có sự chênh lệch trong thời gian gần đây có dấu hiệu giảm nhẹ. Năm 2012, diện tích lúa gieo

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận thị trường của nông hộ sản xuất lúa tại huyện vũng liêm, tỉnh vĩnh long (Trang 25)