5. Phạm vi nghiên cứu
2.2.6. Thực trạng về lương, thưởng
2.2.6.1. Lương, thưởng và đãi ngộ
• Quy chế trả lương, trả thưởng:
Việc xây dựng đơn giá tiền lương và phân phối lương gắn với năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty và cá nhân người lao động theo quy định của Nhà nước.
Việc trả lương cho người lao động phải căn cứ vào mức độ đóng góp của người lao động với Công ty với nguyên tắc làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, mỗi công việc đều được quy định hệ số tiền lương, cấp bậc công việc theo thang bảng lương đăng ký tại Sở Lao Động Thương Binh và Xã Hội tỉnh Thanh Hóa, đồng thời bảo đảm sự hài hòa giữa chế độ trả công lao động theo mức lương cấp bậc với kết quả thực tế đạt được của người lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh chung của toàn Công ty.
• Quỹ tiền lương:
Căn cứ vào tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, Công ty xác định quỹ lương tương ứng để trả cho người lao động bao gồm:
• Quỹ tiền lương trả trực tiếp cho người lao động theo lương thời gian, lương khoán và các khoản phụ cấp thể hiện trong hợp đồng lao động đã đăng ký với các cấp có thẩm quyền.
• Khen thưởng từ quỹ tiền lương đối với người lao động có năng suất cao, chất lượng công việc tốt, có thành tích trong công tác (tối đa không quá 10% tổng quỹ tiền lương thực trả trực tiếp cho người lao động trong năm).
• Phương thức trả lương:
Hình thức trả lương theo thời gian được áp dụng đối với tất cả lao động làm công tác quản lý, chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, thừa hành phục vụ và các đối tượng khác được trả lương theo thời gian làm việc và theo hiệu suất lao động, bao gồm một phần cố định theo thời gian và một phần biến đổi theo hiệu suất.
• Phần 1: Phần cố định (theo thời gian làm việc) Công thức tổng quát:
Công tức tổng quát:
Trong đó: + VTG: Lương thời gian. + TLCB: Tiền lương căn bản. + NCTT: Số ngày công thực tế.
Mức lương cơ bản làm cơ sở để xác lập nộp các khoản mục:
- Bảo hiểm xã hội: 5% người lao động và 15% doanh nghiệp nộp. - Bảo hiểm y tế: 1% người lao động và 2% doanh nghiệp nộp.
- Bảo hiểm thất nghiệp: 1% người lao động và 1% doanh nghiệp nộp. Phần 2: Phần biến đổi (theo hiệu suất làm việc).
Trong đó: + VHQ: Lương hiệu quả công việc. + TLCB: Tiền lương căn bản.
+ HCV: Hệ số lương công việc. + HSTT: Hệ số thành tích.
+ NCTT: Số ngày công thực tế làm việc.
Hệ số công việc được xác định nhằm đảm bảo việc trả lương phù hợp với mức đóng góp của từng chức danh nghề nghiệp, chức trách, nhiệm vụ được giao, khuyến khích tăng hiệu quả công việc.
Hệ số công việc Giám đốc xem xét vá quyết định sau khi tham khảo ý kiến với ban chấp hành Công đoàn, được xác định từ 1 đến 10 phụ thuộc vào từng chức danh, công việc cụ thể.
Hệ số thành tích xác định căn cứ vào khả năng hoàn thành nhiệm vụ của từng cá nhân, được xác định từ 0 đến 2 phụ thuộc vào từng công việc.
Trường hợp khác. Tiền lương thêm giờ:
Nếu trả lương theo thời gian làm thêm thì người lao động được trả lương thêm giờ khi làm thêm ngoài giờ tiêu chuẩn theo cách tính sau:
TL làm thêm giờ = TL giờ thực trả x 150% x số giờ làm thêm.
Trường hợp nếu làm thêm giờ được bố trí nghỉ bù những giờ làm thêm thì chỉ trả thêm phần chênh lệch 50% tiền lương giờ thực trả nếu làm thêm giờ vào ngày bình thường, 100% nếu làm thêm vào ngày nghỉ hằng tuần, 200% nếu làm thêm giờ vào ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương.
- Tiền lương làm việc vào ban đêm: Thời gian làm việc vào ban đêm được xác định từ 18 giờ đến 22 giờ, được hưởng 130% lương làm việc vào ban ngày.
Các khoản khác:
- Tiền lương những ngày nghỉ lễ, tết nghỉ phép theo quy chế được hưởng lương thì được hưởng nguyên lương như ngày làm việc bình thường.
- Tiền lương trả cho người lao động trong những ngày hội họp, học tập được trả lương như ngày làm việc bình thường.
- Tiền lương trả trợ cấp thôi việc: Tiền lương làm căn bản tính trợ cấp thôi việc là tiền lương theo hợp đồng lao động được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi sự việc xảy ra bao gồm: lương cấp bậc và các khoản phụ cấp (nếu có).
• Nâng bậc.
Chế độ nâng bậc lương: Việc nâng bậc lương đối với người lao động do người sử dụng lao động quyết định sau khi tham khảo ý kiến của Công đoàn cơ sở theo nguyên tắc sau:
Số người nâng bậc lương hàng năm trong doanh nghiệp tùy thuộc vào yêu cầu công việc và thâm niên làm việc của người lao động tại doanh nghiệp.
Căn cứ để nâng bậc lương đối với nhân viên văn phòng, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ là kỹ năng làm việc, nội dung công việc hoặc trách nhiệm được giao.
Điều kiện để nâng bậc lương hằng năm.
Thường xuyên hoàn thành công việc được giao về cả số lượng và chất lượng.
Không trong thời gian thi hành kỷ luật lao động theo quy định của Bộ Lao Động và nội quy lao động của Công ty. Đối với nhân viên chuyên môn, nghiệp vụ có thời giữ bậc lương hiện hưởng tại tại đơn vị ít nhất 2 năm (đủ 24 tháng).
• Phụ cấp.
Phụ cấp trách nhiệm
Phụ cấp độc hại,nguy hiểm
• Trả thưởng: Căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm của Công ty mà Giám đốc có thể có quyết định chi thưởng cho người lao động vào các dịp sau:
Thưởng cuối năm. Thưởng vào các ngày lễ. Thưởng sáng kiến.
Các khoản thưởng đột xuất.
Bảng 2.9: Bảng lương của công ty năm 2014
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Chức danh công việc Mã số Bậc I II III IV V 01/-Giám đốc C.01 - Hệ số 4,66 4,95 5,32 5,65 5,98 - Mức lương 2.889,2 3.069 3.298,4 3.503 3.707,6 02/-Phó giám đốc C.02 - Hệ số 4,04 4,28 4,33 4,66 4,95 - Mức lương 2.504,8 2.653,6 2.684,6 2.889,2 3.069 03/-Kế toán trưởng C.03
- Hệ số 3,7 4,04 4,28 4,33 4,66 - Mức lương 2.294 2.504,8 2.653,6 2.684,6 2.889,2
(Nguồn: Phòng nhân sự) Bảng 2.10: Bảng lương viên chức chuyên môn, nghiệp vụ
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Chức danh công việc Mã số BẬC I II III IV V VI 01/-CHUYÊN VIÊN, KỸ SƯ D.03 - Hệ số 2,42 2,66 2,9 3,23 3,55 3,87 - Mức lương 1.500,4 1.649,2 1.798 2.002,6 2.201 2.399 ,4 02/-CÁN SỰ, KỸ THUẬT VIÊN D.04 - Hệ số 1,77 1,94 2,18 2,42 2,66 2,90 - Mức lương 1.097,4 1.202,8 1.351,6 1.500,4 1.649,2 1.798 03/-NHÂN VIÊN VĂN THƯ D.05 - Hệ số 1,37 1,53 1,69 1,87 2,06 2,26 - Mức lương 849,4 948,6 1.047,8 1.159,4 1.277,2 1.401 ,2 04/-NHÂN VIÊN PHỤC VỤ D.06 - Hệ số 1,00 1,18 1,36 1,54 1,72 1,90 - Mức lương 620 731,6 843,2 954,8 1.066,4 1.178
(Nguồn: Phòng nhân sự)
Bảng 2.11: Thang bảng lương của công nhân trực tiếp sản xuất
NGÀNH NGHỀ MÃ SỐ BẬC I II III IV V VI Công nhân sản xuất A.6 - Hệ số 1,1 1,21 1.32 1,45 1,58 1,74 - Mức lương 682 750,2 818,4 899 979,6 1.078,8
(Nguồn: Phòng nhân sự) Bảng 2.12: Thang bảng lương phục vụ khác
Đơn vị tính: 1.000 đồng NGÀNH NGHỀ MÃ SỐ BẬC I II III IV V 01/- GIAO NHẬN HÀNG HÓA MUA VÀ BÁN B.11.2 - Hệ số 1,80 2,28 2,86 3,38 3.98 - Mức lương 1.116 1.413,6 1.773,2 2.095,6 2.467,6 01/- THỦ KHO B.11.3 - Hệ số 1,75 2,21 2,78 3,3 3,85 - Mức lương 1.085 1.370,2 1.723,6 2.046 2.387 01/- BẢO VỆ B.13.2. 2 - Hệ số 1,65 1,99 2.40 2,72 3,09 - Mức lương 1.023 1.233,8 1.488 1.686,4 1.915,8 01/- TÀI XẾ. B.12.1 - Hệ số 2,18 2,57 3,05 3,6 - Mức lương 1.351,6 1.593,4 1.891 2.232
(Nguồn: Phòng nhân sự) Bảng 2.13: Các loại phụ cấp lương
Đơn vị tính: 1.000 đồng CÁC LOẠI PHỤ CẤP TỶ LỆ PHỤ CẤP MỨC PHỤ CẤP 1.Phụ cấp trách nhiệm: • Mức 1 0.25 155.000 • Mức 2 0.3 186.000 • Mức 3 0.35 217.000
• Mức 1 0.5 310.000 • Mức 2 0.6 372.000 • Mức 3 0.7 434.000 • Mức 4 0.8 496.000 • Mức 5 0.9 558.000 • Mức 6 1.0 620.000
(Nguồn: Phòng nhân sự)
Công ty tính lương theo thời gian, và tính vào ngày cuối cùng của 1 tháng.
Nhìn chung Công ty đưa ra thang, bảng lương phù hợp cho từng cấp bậc để trả lương phù hợp cho người lao động. Quy định về thang bảng lương rỏ ràng điều này tạo điều kiện cho người lao động làm việc tốt hơn, ổn định cuộc sống, công ty có doanh thu, phát triển hơn.