Phân tích ANOVA một chiều (One – Way ANOVA) được thực hiện để tìm hiểu sâu hơn về mức độ chi tiêu cho hải sản giữa các nhóm khác nhau. Với các giả thuyết H7: Không có sự khác biệt về mức độ chi tiêu cho hải sản của du khách giữa các yếu tố giới tính, trình trạng hôn nhân, độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp và thu nhập hàng tháng.
3.5.2.1. Mức độ chi tiêu cho hải sản giữa nam và nữ
Để kiểm định xem mức độ chi tiêu cho hải sản giữa nam và nữ có khác nhau không, kiểm định về sự bằng nhau của phương sai bằng Levene Test được thực hiện trước khi phân tích ANOVA.
Kết quả Kiểm định Levene Muc chi tieu
Levene Statistic df1 df2 Sig.
1.181 5 251 .278
Tiêu chuẩn Levence với thống kê Fisher F cho thấy mức ý nghĩa .278 (> 5%). Do vậy, ta cần chấp nhận tính bằng nhau của phương sai trên hai nhóm du khách nam và nữ.
Bảng 3.26: Kết quả phân tích ANOVA so sánh mức chi tiêu theo giới tính
Giới tính Mean SD F Sig Kết quả
Nam 3.767 .859 .543 .462
Nữ 3.863 .803
Không có sự khác nhau về mức độ chi tiêu chi hải sản theo giới tính
Kết quả kiểm định ANOVA được trình bày trong bảng 3.26 cho thấy: giá trị F ứng với mức ý nghĩa .462 (> 5%) cho biết sự khác biệt về giá trị trung bình của điểm số mức chi tiêu giữa nam và nữ là không đáng kể. Cho phép khẳng định không có sự khác nhau về mức độ chi tiêu cho hải sản giữa các du khách nam và nữ.
3.5.2.2. Mức độ chi tiêu cho hải sản theo tình trạng hôn nhân
Xét về trình trạng hôn nhân, tiêu chuẩn Levence với thống kê F cho thấy mức ý nghĩa .252 (> 5%). Như vậy, phương sai trên hai nhóm du khách (độc thân, đã lập gia đình) không khác nhau.
Kết quả Kiểm định Levene Muc chi tieu
Levene Statistic df1 df2 Sig.
5.557 1 255 .252
Bảng 3.27: Kết quả phân tích ANOVA so sánh mức chi tiêu theo tình trạng hôn nhân
Tình trạng hôn nhân Mean SD F Sig Kết quả
Độc thân 3.654 .455 .347 .194
Đã lập gia đình 3.389 .702
Không có sự khác nhau về mức độ chi tiêu cho hải sản theo tình trạng hôn nhân Trong bảng 3.27, giá trị F ứng với mức ý nghĩa .194 (> 5%) cho biết sự khác biệt về giá trị trung bình của điểm số mức chi tiêu giữa các nhóm là không đáng kể. Cho phép khẳng định không có sự khác nhau về mức độ chi tiêu cho hải sản giữa nhóm du khách sống độc thân và nhóm du khách đã có gia đình.
3.5.2.3. Mức độ chi tiêu cho hải sản theo nhóm tuổi
Để so sánh mức độ chi tiêu cho hải sản giữa các du khách ở các nhóm tuổi có khác nhau không, kiểm định về sự bằng nhau của phương sai bằng Levene Test được thực hiện trước khi phân tích ANOVA.
Kết quả Kiểm định Levene Muc chi tieu
Levene Statistic df1 df2 Sig.
.479 7 259 .791
Tiêu chuẩn Levence với thống kê F cho thấy mức ý nghĩa .791 (>5%) nghĩa là các phương sai các nhóm tuổi là đồng nhất.
Bảng 3.28: Kết quả phân tích ANOVA so sánh mức độ chi tiêu cho hải sản theo nhóm tuổi
Nhóm tuổi Mean SD F Sig Kết quả
< 30 tuổi 4.044 .731 1.570 .169 30-39 tuổi 3.758 .832 40-49 tuổi 3.797 .800 50-59 tuổi 3.828 .951 Trên 60 tuổi 3.404 .859 Không có sự khác nhau về mức độ chi tiêu cho hải sản theo nhóm tuổi
Kết quả phân tích ANOVA được trình bày trong bảng 3.28 cho thấy: giá trị F ứng với mức ý nghĩa .169 (> 5%) cho biết sự khác biệt về giá trị trung bình của điểm số mức chi tiêu cho hải sản giữa các nhóm tuổi là không đáng kể. Cho phép khẳng định không có sự khác nhau về mức độ chi tiêu cho hải sản giữa các du khách ở các nhóm tuổi khác nhau.
3.5.2.4. Mức độ chi tiêu cho hải sản theo trình độ học vấn
Kết quả Kiểm định Levene Muc chi tieu
Levene Statistic df1 df2 Sig.
2.696 8 258 .015
Xét về trình độ học vấn, tiêu chuẩn Levence với thống kê F cho thấy mức ý nghĩa .015 (< 5%). Do vậy, phương sai trên hai nhóm khách hàng có trình độ học vấn khác nhau là khác nhau.
Bảng 3.29: Kết quả phân tích ANOVA so sánh mức độ chi tiêu cho hải sản theo trình độ học vấn
Trình độ Mean SD F Sig Kết quả
THPT 3.521 1.063 1.463 .191 Trung cấp 3.747 .899 Cao đẳng 3.649 .904 Đại học 3.816 .853 Sau đại học 3.734 .808 Không có sự khác nhau về mức độ chi tiêu cho hải sản
theo trình độ học vấn
Kết quả kiểm định ANOVA được trình bày trong bảng 3.29 cho thấy: giá trị F ứng với mức ý nghĩa .191 (> 5%) cho biết sự khác biệt về giá trị trung bình của điểm số mức chi tiêu cho hải sản giữa các nhóm là không đáng kể. Cho phép khẳng định không có sự khác nhau về mức độ chi tiêu cho hải sản giữa các du khách có trình độ học vấn khác nhau.
3.5.2.5. Mức độ chi tiêu cho hải sản theo nghề nghiệp
Kết quả Kiểm định Levene Muc chi tieu
Levene Statistic df1 df2 Sig.
Xét về nghề nghiệp, tiêu chuẩn Levence với thống kê Fisher F cho thấy mức ý nghĩa .133 của việc so sánh phương sai giữa các nhóm du khách phân theo nghề nghiệp lớn hơn 5% nghĩa là các phương sai các nhóm khách hàng phân theo nghề nghiệp là bằng nhau.
Bảng 3.30: Kết quả phân tích ANOVA so sánh mức độ chi tiêu cho hải sản theo nghề nghiệp
Nghề nghiệp Mean SD F Sig Kết quả
Công chức 3.733 .883 .109 .979
Kinh doanh 3.775 .846
Buôn bán nhỏ 3.818 .889
Giáo viên 3.852 .668
Học sinh sinh viên 3.812 .734
Khác 3.844 .829
Không có sự khác nhau về mức độ chi tiêu cho hải sản theo nghề nghiệp
Kết quả kiểm định ANOVA được trình bày trong bảng 3.30 cho thấy: giá trị F ứng với mức ý nghĩa .979 lớn hơn 5% cho biết sự khác biệt về giá trị trung bình của điểm số hài lòng giữa các nhóm du khách là không đáng kể. Cho phép khẳng định không có sự khác nhau về mức độ chi tiêu cho hải sản giữa các du khách làm nghề khác nhau.
3.5.2.6. Mức độ chi tiêu cho hải sản theo thu nhập
Kết quả Kiểm định Levene Muc chi tieu
Levene Statistic df1 df2 Sig.
.931 3 263 .426
Xét về thu nhập, tiêu chuẩn Levence với thống kê F cho thấy mức ý nghĩa .426 (> 5%) nghĩa là các phương sai các nhóm khách hàng phân theo thu nhập là đồng nhất.
Bảng 3.31: Kết quả phân tích ANOVA so sánh mức độ chi tiêu cho hải sản theo thu nhập
Thu nhập /tháng Mean SD F Sig Kết quả
< 4 triệu đồng 3.680 .877 1.029 .380 từ 4-dưới 6 triệu đồng 3.873 .771 từ 6- dưới 8 triệu đồng 3.904 .780 từ 8-dưới 10 triệu đồng 3.862 .845 từ 10 triệu đồng đồng 3.722 .962 Không có sự khác nhau về mức chi tiêu cho hải sản theo thu nhập
Kết quả kiểm định ANOVA được trình bày trong bảng 3.31 cho thấy: giá trị F ứng với các mức ý nghĩa .380 (> 5%) cho biết sự khác biệt về giá trị trung bình của điểm số chi tiêu cho hải sản giữa các nhóm du khách là không đáng kể. Cho phép khẳng định không có sự khác nhau về mức độ chi tiêu cho hải sản giữa các nhóm khách hàng có thu nhập khác nhau.
Như vậy, kết quả kiểm định giả thuyết H7: Không có sự khác nhau về mức độ chi tiêu cho hải sản giữa các du khách theo các đặc điểm nhân khẩu học như: giới tính, trình trạng hôn nhân, tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp và thu nhập hàng tháng.
CHƯƠNG 4: THẢO LUẬN KẾT QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT