Phân tích nhân tố khám phá – EFA

Một phần của tài liệu Một số nhân tố ảnh hưởng đến mức độ chi tiêu cho các loại hải sản của du khách tại thị xã cửa lò tỉnh nghệ an (Trang 56 - 64)

Sau khi phân tích Cronbach Alpha, hệ số tin cậy của các nhóm biến đạt khá cao và lớn hơn 0.6, các hệ số tương quan biến - tổng lớn hơn 0.3 (02 biến bị loại), các biến còn lại được chấp nhận. Do đó, 41 biến được đưa vào để phân tích nhân tố. Phân tích nhân tố nhằm nhóm gọn các biến quan sát ban đầu thành những nhân tố mới có ý nghĩa, đồng thời phát hiện cấu trúc tiềm ẩn giữa các khái niệm nghiên cứu (nhân tố ban đầu) theo dữ liệu thực tế nhằm hình thành những nhân tố mới có ý nghĩa sát với thực tế nghiên cứu.

Đầu tiên, thực hiện hai kiểm định là “KMO and Bartlett's Test”. Kết quả chứng tỏ là việc sử dụng phân tích nhân tố trong trường hợp là thích hợp (KMO từ 0.8 trở lên >0.5, và Sig. =0.000). Phân tích nhân tố cho tất cả mọi biến trong mô hình được thực hiện với phương pháp rút trích nhân tố là “Principal component” và phương pháp xoay là “Varimax”, phép xoay vuông góc được lựa chọn nhằm mục đích trích tối đa %

phương sai của các biến quan sát ban đầu và làm gọn các biến quan sát (Hair và ctg, 2010). Còn tiêu chuẩn rút trích là Eigenvalues > 1 nhằm đảm bảo mỗi nhân tố hình thành có thể giải thích tối thiểu biến thiên trọn vẹn của một biến quan sát (Hair và ctg, 2010).

Tiêu chuẩn chọn biến cho nhân tố đảm bảo một số điều kiện sau:

- Đảm bảo hệ số trích phương sai trong tổng thể các biến (Communality) >0.50, - Hệ số tải lên nhân tố chính |>0.50| được xem là có ý nghĩa thực tiễn,

- Tối thiểu các biến có hệ số tải chéo lên nhiều nhân tố (khoảng cách độ lớn của hệ số tải giữa hai nhân tố <0.30) (Nguyễn Đình Thọ, 2010).

Tuy nhiên, việc xác định biến loại bỏ hay không còn phụ thuộc vào mức ý nghĩa của biến quan sát đó trong mô hình, số biến trong cùng một cấu trúc tiềm ẩn nhằm đảm bảo các cấu trúc biến tiềm ẩn sau khi hình thành có ý nghĩa về mặt thực tiễn và khái niệm lý thuyết (Hair và ctg, 2010).

3.3.2.1. Phân tích EFA – nhóm biến độc lập

Sau phân tích độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha có 41 biến quan sát của 8 nhân tố độc lập được đưa vào phân tích nhân tố. Kết quả phân tích nhân tố lần thứ nhất như sau:

Bảng 3.19: Hệ số KMO và Bartlett's Test của các nhân tố tác động lần 1

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. 0.889

Approx. Chi-Square 5695.586

Df 666

Bartlett's Test of Sphericity

Sig. .000

Hệ số KMO = 0.889 > 0.5 cho thấy dữ liệu phù hợp cho phân tích nhân tố khám phá. Bartlett’s Test có ý nghĩa thống kê (Sig. < 0.05) nên các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể. Tổng phương sai trích được 66.73% > 50% như vậy chứng tỏ phương sai trích được từ các biến quan sát ban đầu thỏa mãn điều kiện.

Trong lần phân tích nhân tố khám phá đầu tiên cho thấy có 3 biến quan sát là CNTC2, TDD1, CNTC3 cân nhắc loại bỏ khỏi phân tích nhân tố vì có hệ số tải nhân tố lớn nhất < 0.5.

Tiếp tục với bước phân tích nhân tố khám phá tiếp theo bằng cách loại bỏ các biến không đạt yêu cầu với các lý do:

- Hệ số tải nhân tố lớn nhất < 0.5

- Tải đa nhân tố (nhiều hơn một nhân tố) và khoảng cách hệ số tải giữa hai nhân tố gần nhất < 0.3

Ta có kết quả phân tích EFA lần thứ 4 như sau:

Bảng 3.20: Hệ số KMO và Bartlett's Test của các nhân tố tác động lần thứ 4

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. 0.871

Approx. Chi-Square 4447.314

Df 465

Bartlett's Test of Sphericity

Sig. 0.000

Hệ số KMO = 0.871 thỏa mãn điều kiện. Bartlett’s Test có ý nghĩa thống kê (Sig. < 0.05) nên các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể.

Tổng phương sai trích = 66,75% (gần bằng 66,8%) thỏa mãn điều kiện. Như vậy, các nhân tố giải thích được 66,8% sự biến thiên của dữ liệu.

Bảng 3.21: Kết quả phân tích nhân tố khám phá cho các nhân tố tác động

Nhân tố

mới Chỉ báo Ký hiệu

Hệ số tải nhân tố

Phương sai trích

Thời gian chờ đợi là rất ít STT4 0.788

Đa dạng giá cả TDD5 0.762

Tốn ít công sức để tìm và mua được STT3 0.736

Rất nhiều món khác nhau TDD3 0.713

Lúc nào cũng có sẵn STT2 0.671

Dễ dàng khi ăn STT6 0.649

Nhiều loại đặc biệt TDD4 0.634

Không khó khăn khi bảo quản

đường xa nếu muốn làm quà STT7 0.619

Đa dạng để lựa chọn TDD2 0.616 Nhân tố 1 Đáp ứng đa dạng khẩu vị TDD6 0.559 13.6% Có mùi vị hấp dẫn KV1 0.727 Có vị ngon đặc biệt KV2 0.716 Rất ngon miệng KV3 0.710 Nhân tố 2 Trông rất thích và hấp dẫn KV4 0.699 11.8%

Không gây dị ứng ATTP6 0.819

Không chứa mầm bệnh ATTP5 0.794

Ít tạp chất ATTP3 0.646

Nhân tố 3

Không chứa chất độc hại ATTP4 0.588

Tốt cho sức khỏe GTDD1 0.777

Góp phần phòng chống bệnh ung thư GTDD3 0.751

Giúp xương chắc khỏe GTDD6 0.676

Nhân tố 4

Tăng khả năng miễn dịch GTDD4 0.663

8.7%

Có nhiều chất đạm, canxi, giàu dinh

dưỡng GTDD2 0.691

Dễ ăn, dễ tiêu hóa GTDD7 0.674

Nhân tố 5

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho các

bữa ăn GTDD5 0.659

8.3%

Hải sản địa phương nổi tiếng là tươi

ngon DT1 0.720

Địa phương có nhiều loại hải sản nổi

tiếng DT3 0.640

Nhân tố 6

Hải sản địa phương có nguồn gốc,

xuất xứ rõ ràng DT2 0.589

8.1%

Giá cả phải chăng GC1 0.714

Giá cả phù hợp với chất lượng sản

phẩm GC3 0.655

Nhân tố 7

Giá cả vừa túi tiền GC2 0.558

7.2%

Tổng phương sai trích 66.8% (Nguồn: Kết quả xử lý trên phần mềm SPSS 22)

Như vậy, kết quả đạt được từ 41 biến quan sát đưa vào phân tích nhân tố khám phá có 7 nhân tố mới được tạo ra. Tổng phương sai trích = 66.75% (gần bằng 66.8%) cho biết 7 nhân tố này giải thích được 66.8% sự biến thiên của dữ liệu.

Khi chạy EFA, trong hộp thoại Factor Analysis, chúng ta chọn nút Scores, sau đó nhập chọn Save as variables để lưu lại nhân số của nhân tố một cách tự động. Mặc định của chương trình này là phương pháp Regression (Trọng & Ngọc, 2005, 276). Nhân số tính theo cách này đã được chuẩn hóa (đã được chuyển qua đơn vị đo lường độ lệch chuẩn). Nó thích hợp nhất nếu sử dụng các nhân tố để phân tích hồi quy và kiểm định mối quan hệ ảnh hưởng của các biến độc lập đến biến phụ thuộc.

Các nhân tố mới được hình thành từ kết quả trích xuất (Save as regression) trong phân tích nhân tố thay vì phương pháp trung bình cộng các biến quan sát cho từng nhân tố. Việc hình thành các nhân tố mới theo phương pháp trích xuất của SPSS có ưu và nhược điểm như sau:

- Ưu điểm: nhân tố mới hình thành được tính toán theo tương ứng trọng số của từng biến quan sát trong nhân tố đó, điều này giúp phản ánh chính xác hơn giá trị của nhân tố mới theo kết quả phân tích nhân tố.

- Nhược điểm: dữ liệu đã được chuyển về hệ chuẩn hóa (mean=0, độ lệch chuẩn =1) nên sẽ không phản ánh được giá trị của nhân tố mới theo giá trị thang đo ban đầu. Điều này sẽ gặp khó khăn trong các phép phân tích liên quan đến so sánh giá trị trung bình của nhân tố mới. Do vậy, đối với các phép so sánh giá trị trung bình, tác giả phải sử dụng giá trị nhân tố mới theo phương pháp trung bình cộng các biến quan sát ban đầu.

Tính toán hệ số Cronbach Alpha cho các nhân tố mới rút trích từ EFA: Với kết quả phân tích trên, nhiều biến quan sát đã bị loại khỏi thang đo thành phần một số nhân tố ảnh hưởng đến mức độ chi tiêu cho các loại hải sản của du khách, và được rút lại thành 7 thành phần khác nhau với 31 biến quan sát. Vì vậy, tính toán lại hệ số Cronbach Alpha của các thang đo này là cần thiết. Kết quả phân tích như sau:

1. Cronbach Alpha thang đo nhân tố 1:

Thang đo này có hệ số Cronbach Alpha = 0.857 (>0.6), các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường thành phần này đều cao hơn 0.3, hệ số Alpha nếu loại bỏ biến của các biến đều nhỏ hơn hệ số Cronbach Alpha, vì vậy thang đo này có độ tin cậy để sử dụng cho các phân tích tiếp theo.

2. Cronbach Alpha thang đo nhân tố 2:

Thang đo này có hệ số Cronbach Alpha = 0.789 (>0.6), các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường thành phần này đều cao hơn 0.3, hệ số Alpha nếu loại bỏ biến của các biến đều nhỏ hơn hệ số Cronbach Alpha, vì vậy thang đo này có độ tin cậy để sử dụng cho các phân tích tiếp theo.

3. Cronbach Alpha thang đo nhân tố 3:

Thang đo này có hệ số Cronbach Alpha = 0.806 (>0.6), các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường thành phần này đều cao hơn 0.3, hệ số

Alpha nếu loại bỏ biến của các biến đều nhỏ hơn hệ số Cronbach Alpha, vì vậy thang đo này có độ tin cậy để sử dụng cho các phân tích tiếp theo.

4. Cronbach Alpha thang đo nhân tố 4:

Thang đo này có hệ số Cronbach Alpha = 0.649 (>0.6), các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường thành phần này đều cao hơn 0.3, hệ số Alpha nếu loại bỏ biến của các biến đều nhỏ hơn hệ số Cronbach Alpha, vì vậy thang đo này có độ tin cậy để sử dụng cho các phân tích tiếp theo.

5. Cronbach Alpha thang đo nhân tố 5:

Thang đo này có hệ số Cronbach Alpha = 0.596 (<0.6) vì vậy thang đo này không đủ độ tin cậy để sử dụng cho các phân tích tiếp theo. Loại nhân tố thứ 5 này cho bước phân tích tiếp theo.

6. Cronbach Alpha thang đo nhân tố 6:

Thang đo này có hệ số Cronbach Alpha = 0.740 (>0.6), các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường thành phần này đều cao hơn 0.3, hệ số Alpha nếu loại bỏ biến của các biến đều nhỏ hơn hệ số Cronbach Alpha, vì vậy thang đo này có độ tin cậy để sử dụng cho các phân tích tiếp theo.

7. Cronbach Alpha thang đo nhân tố 7:

Thang đo này có hệ số Cronbach Alpha = 0.635 (>0.6), các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường thành phần này đều cao hơn 0.3, hệ số Alpha nếu loại bỏ biến của các biến đều nhỏ hơn hệ số Cronbach Alpha, vì vậy thang đo này có độ tin cậy để sử dụng cho các phân tích tiếp theo.

Như vậy, các biến quan sát đưa vào EFA được rút gọn thành 7 nhân tố tuy nhiên chỉ có 6 nhân tố có hệ số Cronbach Alpha đảm bảo điều kiện. Các biến quan sát giải thích về nội dung của từng nhân tố này và từ đó căn cứ vào bản chất các biến cụ thể mà nhân tố bao gồm sẽ tìm ra tên mới cho nhân tố, tính chất này được gọi là tính chất khám phá, đó là đặc trưng nổi bật của EFA.

Đặt tên các nhóm nhân tố mới: Việc đặt tên các nhân tố được thực hiện trên cơ sở nhận ra các biến quan sát có hệ số truyền tải (loading factor) lớn nằm trong cùng một nhân tố. Như vậy nhân tố này có thể giải thích bằng các biến có hệ số lớn nằm trong nó.

- Nhân tố 1: gồm các biến quan sát sau

Thời gian chờ đợi là rất ít STT4

Đa dạng giá cả TDD5

Tốn ít công sức để tìm và mua được STT3

Rất nhiều món khác nhau TDD3

Lúc nào cũng có sẵn STT2

Dễ dàng khi ăn STT6

Nhiều loại đặc biệt TDD4

Không khó khăn khi bảo quản đường xa nếu muốn làm quà STT7

Đa dạng để lựa chọn TDD2

Đáp ứng đa dạng khẩu vị TDD6

Các biến quan sát này thuộc thành phần Sự thuận tiện và tính đa dạng của sản

phẩm hải sản. Chúng ta đặt tên cho nhân tố mới này là “Sự thuận tiện và tính đa

dạng” (F1).

- Nhân tố 2: bao gồm các biến quan sát sau

Có mùi vị hấp dẫn KV1

Có vị ngon đặc biệt KV2

Rất ngon miệng KV3

Trông rất thích và hấp dẫn KV4

Các biến quan sát này thuộc thành phần khẩu vị. Chúng ta giữ nguyên tên gọi

của nhân tố này là “Khẩu vị” (F2).

- Nhân tố 3: bao gồm các biến sau

Không gây dị ứng ATTP6

Không chứa mầm bệnh ATTP5

Ít tạp chất ATTP3

Không chứa chất độc hại ATTP4

Các biến quan sát này thuộc thành phần Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

Chúng ta giữ nguyên tên gọi của nhân tố này là “Chất lượng vệ sinh an toàn thực

- Nhân tố 4: bao gồm các biến sau

Tốt cho sức khỏe GTDD1

Góp phần phòng chống bệnh ung thư GTDD3

Giúp xương chắc khỏe GTDD6

Tăng khả năng miễn dịch GTDD4

Các biến quan sát này thuộc thành phần Giá trị dinh dưỡng. Chúng ta giữ

nguyên tên gọi của nhân tố này là “Giá trị dinh dưỡng” (F4).

- Nhân tố 5: bao gồm các biến sau

Hải sản địa phương nổi tiếng là tươi ngon DT1

Địa phương có nhiều loại hải sản nổi tiếng DT3

Hải sản địa phương có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng DT2

Các biến quan sát này thuộc thành phần Danh tiếng của sản phẩm hải sản địa

phương. Chúng ta giữ nguyên tên gọi của nhân tố này là “Danh tiếng của sản phẩm

hải sản địa phương” (F5).

- Nhân tố 6: bao gồm các biến sau

Giá cả phải chăng GC1

Giá cả phù hợp với chất lượng sản phẩm GC3

Giá cả vừa túi tiền GC2

Các biến quan sát này thuộc thành phần Giá cả. Chúng ta giữ nguyên tên gọi

của nhân tố này là “Giá cả” (F6).

3.3.2.2. Phân tích EFA – nhân tố phụ thuộc

Đối với thang đo Mức độ chi tiêu cho hải sản, EFA trích được gom vào một yếu tố tại Eigenvalues là 2.143 và chỉ số KMO là 0.625. Với số liệu này cho thấy dữ liệu phù hợp cho phân tích nhân tố khám phá. Bartlett’s Test có ý nghĩa thống kê (Sig. < 0.05) nên các biên quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể, tổng phương sai trích = 53.568% > 50% đã chứng tỏ 6 nhân tố này giải thích được 53.568% biến thiên của dữ liệu. Vậy thang đo vẫn được sử dụng cho các phân tích tiếp theo.

Bảng 3.22: Kết quả phân tích nhân tố khám phá cho các nhân tố bị tác động

Nhân tố Chỉ báo Ký hiệu Hệ số tải

nhân tố Tôi chi tiêu cho hải sản rất nhiều trong

chuyến du lịch lần này MCT1

0.784

Mức độ chi tiêu cho hải sản của tôi chiếm tỷ

lệ khá lớn trong chi phí du lịch lần này MCT4

0.768

So với các chi tiêu khác trong chuyến du lịch

này, chi tiêu cho hải sản của tôi là đáng kể MCT2

0.700 M Mứứccđđộộ c chhiittiiêêuu c chhoohhảảii s sảảnn

Chi tiêu cho hải sản chiếm tỷ lệ cao nhất trong chi tiêu ăn uống của tôi cho chuyến du lịch này

MCT3

0.670

Eigenvalues 2.143

Phương sai trích 53.568

(Nguồn: Kết quả xử lý trên phần mềm SPSS 22)

Như vậy, sau phần phân tích nhân tố này, chọn ra được 6 nhân tố ảnh hưởng đến mức độ chi tiêu cho hải sản trong chuyến du lịch của du khách tại thị xã Cửa Lò, đó là Sự thuận tiện và tính đa dạng, Khẩu vị, Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, Giá trị dinh dưỡng, Danh tiếng của sản phẩm hải sản địa phương và Giá cả để đưa vào phân tích hồi quy.

Kết quả các nhân tố mới này sẽ được đưa vào phép phân tích hồi quy ở giai đoạn tiếp theo nhằm xác định mức độ tác động của 6 nhân tố độc lập lên nhân tố phụ thuộc. Từ đó, sẽ khẳng định hoặc bác bỏ các giả thuyết thống kê dựa vào mức ý nghĩa của mối quan hệ tác động (sig<0.05).

Một phần của tài liệu Một số nhân tố ảnh hưởng đến mức độ chi tiêu cho các loại hải sản của du khách tại thị xã cửa lò tỉnh nghệ an (Trang 56 - 64)