Các giải pháp giúp DNNVV tiếp cận vốn vay ngân hàng

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển tín dụng ngắn hạn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đông á chi nhánh cần thơ (Trang 95 - 101)

3 NĂM (2008 – 2010)

5.3 Các giải pháp giúp DNNVV tiếp cận vốn vay ngân hàng

Theo điều tra gần đây của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chỉ có 1/3 DNNVV có khả năng tiếp cận nguồn vốn NH, còn lại là khó tiếp cận và không tiếp cận được. Không ít DNNVV cho rằng, thủ tục các NH đặt ra là quá sức đối với họ. Ngay cả khi có chính sách ưu đãi của Chính phủ cũng chỉ có 5-10% số DNNVV được vay. Để giảm thiểu đi những khó khăn đó những đề xuất sau đây có giá trị tham khảo:

Đối với DNNVV

- Nâng cao chất lượng thông tin tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa cần quan tâm đầu tưđúng mức xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ có hiệu quả, tổ chức hệ thống thông tin tài chính trung thực, khách quan và minh bạch. Ngoài việc vận dụng báo cáo tài chính, một trong những phương án khả thi là xây dựng hệ thống báo cáo nhanh bao gồm các chỉ tiêu thể hiện rõ khả năng thanh toán của các doanh nghiệp. Những chỉ tiêu này có thể dựa trên một phạm vi hẹp trên cơ sở đánh giá khả năng sinh lời, các tài sản kinh doanh và tài sản cá nhân.

- Các doanh nghiệp nhỏ và vừa cần tăng cường nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý, tăng cường các hoạt động dịch vụ tư vấn, đặc biệt là tư vấn của ngân hàng trong việc nghiên cứu xây dựng các dự án, các phương án sản xuất - kinh doanh. Các dự án và phương án sản xuất - kinh doanh có tính khả thi và tính hiệu quả là cơ sở quan trọng cho việc quyết định vay vốn của ngân hàng; đồng

thời, sự tư vấn của ngân hàng là cơ hội nâng cao khả năng làm chủ các dự án kinh doanh và qua đó, tạo cơ hội cho các ngân hàng tìm hiểu các nguồn thông tin thực tế của doanh nghiệp.

- Các DNNVV cần chứng minh cho Ngân hàng những tài sản đảm bảo hợp pháp của mình đồng thời cũng chứng minh uy tín của mình trong kinh doanh như giá trị thương hiệu, thị phần, kênh phân phối để làm cơ sơ, căn cứ quan trọng để Ngân hàng quyết định lựa chọn cho vay.

- Các DNNVV cũng cần tạo nên một tiền lệ tốt trong thông tin tín dụng của mình đó là việc trả nợ vay đúng hạn đối để tạo niềm tin tín dụng đối với Ngân hàng.

Đối với Ngân hàng

- Đẩy mạnh công tác huy động vốn để đáp ứng có hiệu quả nhu cầu đầu tư vốn cho các DNNVV, đa dạng hóa các hình thức cấp tín dụng, cơ cấu lại dư nợ, giảm nhanh khối lượng nợ tồn động, đẩy nhanh vòng vay vốn tín dụng nhằm giảm áp lực về cân đối nguồn vốn, tăng nhanh hiệu quả sử dụng nguồn vốn cho vay.

- Ngân hàng cũng nên có những chương trình hỗ trợ lãi suất cho vay đối với DNNVV cũng như giảm các loại phí ngân hàng một cách hợp lý.

- Tăng tỷ trọng cho vay đối với khu vực sản xuất kinh doanh của DNNVV và giảm tỷ trọng cho vay đối với khu vực phi sản xuất vì rủi ro cao.

- Nên có chính sách giãn nợ cho những DNNVV gặp khó khăn tạp thời chưa hoàn vốn đúng hạn nhưng kinh doanh đang có lợi nhuận và có khả năng hoàn nợ trong thời gian ngắn.

- Ngân hàng cần đa dạng hoá các phương pháp tiếp cận doanh nghiệp như việc tiếp xúc trực tiếp hoặc sử dụng In-tơ-nét, nhằm gia tăng khả năng thu thập thông tin và giảm thiểu rủi ro các khoản cho vay của doanh nghiệp.

- Tăng cường nhận thức của các nhân viên ngân hàng về mối quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, để họ thấy được đó là quan hệ tác động qua lại trong quá trình hoạt động sản xuất - kinh doanh. Cần nhận thức rằng, những tồn tại, yếu kém trong mối quan hệ tín dụng giữa ngân

hàng và doanh nghiệp không chỉ về phía các doanh nghiệp, mà còn về phía các ngân hàng. Việc thiếu hiểu biết vềđặc điểm hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa dẫn đến việc xây dựng các quy trình và thủ tục cho vay không hợp lý và do đó, làm cản trở hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó cần có sự tham gia hỗ trợ về chính sách, môi trường kinh doanh thuận lợi cho DNNVV như :

- Nhà nước cần có nhiều chính sách tập trung hỗ trợ bảo lãnh vốn vay cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ chẳng hạn như hỗ trợ lãi suất vay vốn nhưđã từng làm vào năm 2009, chủ yếu phụ thuộc vào bản chất của dự án có khả năng thu hồi vốn và mang lại hiệu quả xã hội hay không. Việc chọn đối tượng bảo lãnh chủ yếu là các DN nhỏ và vừa là phù hợp với năng lực của ngân hàng cũng như thực tế yêu cầu phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam.

- Bên cạnh kiềm chế lạm phát, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục khống chế trần lãi suất huy động và cho vay và từng bước hạ xuống để các doanh nghiệp có điều kiện lực chọn các phương án sản xuất kinh doanh thích hợp nhất, nhằm duy trì và phát triển sản xuất.

CHƯƠNG 6

KT LUN VÀ KIN NGH

6.1 Kết lun

Trong những năm qua, Ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Cần Thơ đã đóng góp rất lớn vào sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa của thành phố. Hiện Ngân hàng không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ và mở rộng địa bàn hoạt động nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn phục vụ cho việc sản xuất của các DN giúp việc lưu thông hàng hóa dễ dàng hơn, đảm bảo được quá trình sản xuất đúng tiến độ lấy hiệu quả sản xuất kinh doanh của khách hàng làm mục tiêu. Tốc độ tăng trưởng đối với khối DNNVV luôn tăng qua từng năm vì đây là nhóm khách hàng mục tiêu của Ngân hàng theo định hướng chung của Ngân hàng DongA TW. Hơn nữa DSCV ngắn hạn đối với các DNNVV luôn chiếm tỷ trọng 60% - 70% nên mang lại nguồn lợi chính cho Ngân hàng. Bên cạnh đó các chỉ tiêu khác cũng đạt được kết quả khá tốt, thu nợ ngắn hạn và dư nợ ngắn hạn luôn tăng qua từng năm và nợ xấu ngắn hạn chỉ chiếm tỷ lệ thấp nhỏ hơn 3%. Trong cơ cấu cho vay của Ngân hàng theo thành phần kinh tế chủ yếu tập trung cho vay đối với các DN ngoài quốc doanh như Công ty CP, Công ty TNHH hay DNTN còn xét về cơ cấu cho vay đối với ngành kinh tế thì những ngành công nghiệp – xây dựng và thương nghiệp chiếm tỷ trọng hơn 50% danh số cho vay ngắn hạn cũng như dư nợ ngắn hạn. Điều đó cho thấy DNNVV có vai trò hết sức quan trọng đối với công tác tín dụng của Ngân hàng.

Để đạt được kết quả trên phần lớn là do sự đóng góp tích cực của cán bộ công nhân viên trong ngân hàng, cũng như sự đoàn kết nhất trí của nội bộ Ngân hàng đã tạo nên sức mạnh tổng hợp để hoàn thành nhiệm vụđược giao. Ngoài ra không thể không nói đến sự giúp đỡ hỗ trợ nhiệt tình của các ban ngành đoàn thể chính quyền địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng làm tròn trách nhiệm nghĩa vụ của mình trong việc cung cấp vốn cho nền kinh tế.

Tuy nhiên, ngoài những thành quảđạt được thì Ngân hàng cũng có những khó khăn riêng như công tác huy động chưa đạt yêu cầu do lãi suất biến động cao trên thị trường 1 và thị trường liên ngân hàng, chính sách tín dụng cũng biến động vì sự thắt chặt tiền tề của Chính phủ nhưng với nổ lực không ngừng Ngân hàng TMCP Đông Á Cần Thơđã vượt qua được những khó khăn trước mắt

để vững vàng tiến lên phía trước với mục đích phấn đấu trở thành một trong những Ngâ hàng TMCP tốt nhất Cần Thơ.

6.2 Kiến ngh

6.2.1 Đối với chính quyền địa phương.

- Thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TP Cần Thơ, khuyến khích phát triển các loại hình ngân hàng, ngân hàng thương mại cổ phần chuyên phục vụ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư và kinh doanh.

- Thực hiện các chương trình trợ giúp phát triển DNNVV Cần Thơ về nâng cao năng lực quản lý; khuyến khích việc hợp tác và chia sẻ công nghệ giữa các doanh nghiệp có quy mô khác nhau.

- Điều chỉnh hệ thống thuế phù hợp nhằm khuyến khích khởi sự doanh nghiệp, đổi mới chế độ kế toán, các biểu mẫu báo cáo theo hướng đơn giản hoá, khuyến khích doanh nghiệp tự kê khai và nộp thuế, vừa tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, vừa chống thất thu thuế.

- Hỗ trợ các DNNVV Cần Thơ xúc tiến mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa cũng như xuất khẩu.

- Đơn giản hoá các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các DNNVV Cần Thơ tiếp cận các nguồn vốn, ưu tiên các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, hàng có giá trị gia tăng cao.

- Hỗ trợ các DNNVV Cần Thơ tiếp cận dễ hơn với mặt bằng sản xuất.

6.2.2 Đối với Ngân hàng Đông Á Cần Thơ.

- Song song với hoạt động tín dụng truyền thống, Ngân hàng cần mở rộng các sản phẩm, dịch vụ phù hợp với đặc thù của các DNNVV. Ngân hàng xây dựng chỉ tiêu huy động vốn, tăng trưởng tín dụng và các giải pháp ưu tiên trong quan hệ tín dụng đối với DNNVV, rà soát và cải cách thủ tục cho vay theo hướng đơn giản hóa, phù hợp với đặc điểm của DNNVV, đảm bảo đúng quy định của pháp luật; thiết lập hệ thống thu thập, xứ lý, lưu trữ thông tin đánh giá và phân loại các khách hàng để có chính sách vay phù hợp.

- Các ngân hàng mở rộng cho vay đến mọi đối tượng thuộc khu vực DNNVV, đặc biệt chú trọng đến khu nông nghiệp và nông thôn, vùng sâu,vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn để mọi tầng lớp dân cư có điều kiện tiếp xúc với nguồn vốn vay ngân hàng.

- Ngân hàng phải có chính sách lãi suất linh hoạt, hợp lý, từ đó thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và các tổ chức kinh tế, trên cơ sở đó có điều kiện mở rộng tín dụng và dành nguồn vốn ưu tiên cho phát triển DNNVV. - Các ngân hàng cần công khai hóa thông tin về việc tiếp cận nguồn tín dụng trên mọi phương tiện truyền thông để DNNVV có thể tiếp cận nhanh chóng và kịp thời nhất.

TÀI LIU THAM KHO

1.Thái Văn Đại (2007). Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng, Trường Đại Học Cần Thơ.

2. Thái Văn Đại (2010). Giáo trình tiền tệ ngân hàng, Trường Đại Học Cần Thơ.

3. Nguyễn Đăng Dờn (2010). Quản trị ngân hàng thương mại hiện đại, NXB Phương Đông, TP.HCM.

4. NghịĐịnh 56/2009/ NĐ-CP ngày 30/06/2009. 5. Quyết Định 493/2005/QĐ- NHNN ngày 22/04/2005.

6. Nguyễn Thị Thiên Ngân (2011), Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Cần Thơ, Trường Đại Học Cần Thơ. 7. Các tạp chí Ngân hàng (2010).

8. Website Sở công thương TP.Cần Thơ http://congthuongcantho.gov.vn/

9. Website Ngân hàng nhà nước Việt Nam http://www.sbv.gov.vn/wps/portal/vn 10. Website Ủy Ban Nhân Dân TP.Cần Thơ http://www.cantho.gov.vn/wps/portal/vn 11. Website Ngân hàng Đông Á

http://www.eab.com.vn/

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển tín dụng ngắn hạn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đông á chi nhánh cần thơ (Trang 95 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)