Phân tích dư nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển tín dụng ngắn hạn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đông á chi nhánh cần thơ (Trang 82 - 86)

3 NĂM (2008 – 2010)

4.5.4.2 Phân tích dư nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế

Tình hình dư nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế của Ngân hàng tăng dần qua các năm. Cụ thể năm 2009 tăng 8,15 % so với năm 2008, đến năm 2010 tăng chậm lại chỉở mức 6,84 % so với năm 2009. Nguyên nhân làm cho dư nợở từng năm tăng lên là do Ngân hàng đang mở rộng cho vay để góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế địa phương, mặc khác tăng thêm lợi nhuận cho Ngân hàng, đồng thời do doanh số cho vay tăng mạnh qua các năm cộng với việc thu nợ được thực hiện khá tốt nhưng mức tăng của doanh số thu nợ vẫn còn thấp hơn mức tăng của doanh số cho vay cho nên dư nợ cũng tăng lên nhưng vẫn đảm bảo được tính hiệu quả trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Bên cạnh đó, dư nợ tăng một phần cũng là do cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh Hậu Giang bắt đầu có sự chuyển dịch vào các ngành công nghiệp nhẹ, thương mại dịch vụ, nhiều công trình với quy mô lớn được khởi công... Đây là giai đoạn đầu của quá trình phát triển nên nhu cầu về vốn của khách hàng ngày càng tăng dẫn đến doanh số cho vay tăng cao nên cũng góp phần làm cho dư nợ có sự gia tăng đáng kể.

Bảng 4.19: Dư nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế của DongA Cần Thơ trong 3 năm 2008 – 2010. ĐVT: Triệu đồng Năm 2009/2008 2010/2009 Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Thủy sản 89.456 120.850 100.712 31.394 35,09 (20.138) (16,66) Thương nghiệp 328.265 367.786 349.337 39.521 12,04 (18.449) (5,02) Xây dựng 168.115 181.535 212.850 13.420 7,98 31.315 17,25 Công nghiệp chế biến 146.710 159.145 225.749 12.435 8,48 66.604 41,85 Khác 148.344 123.374 129.160 (24.970) (16,83) 5.786 4,69 Tổng 880.890 952.690 1.017.808 71.800 8,15 65.118 6,84

0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 350.000 400.000 T riu đ ồ ng 2008 2009 2010 Năm Thủy sản Thương nghiệp Xây dựng Công nghiệp chế biến Khác

Hình 14: Dư nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế của DongA Cần Thơ trong 3 năm 2008 – 2010.

Nuôi trng thu sn

Tình hình dư nợ ngắn hạn ngành nuôi trồng thủy sản biến động qua từng năm, tăng trưởng vào năm 2009 với mức khá cao 35,09% ứng với 31.394 triệu đồng so với năm 2008 do nhu cầu vốn của các DN thủy sản tăng cao cho hoạt động thu mua nguyên liệu chế biến và xuất khẩu của mình. Mặt khác, đây là ngành luôn được chính quyền TP quan tâm, và có nhiều chương trình hỗ trợ như: hỗ trợ lãi suất 4%/năm trong năm 2009, chương trình phát triển nông nghiệp nông thôn năm 2010. Sang năm 2010 thì dư nợ ngắn hạn lại giảm đi 20.138 triệu đồng tương đương giảm 16,66% so với năm 2009 do tình trạng giảm sút đáng kể diện tích nuôi thả cá tra cũng như tình hình dịch bệnh đối với tôm làm cho nguồn nguyên liệu trở nên khan hiếm và tăng giá thêm vào đó là nhu cầu nhập khẩu của các thi trường lớn như Mỹ, Nhật giảm đi.

Thương nghip

Đây là ngành chiếm tỷ trọng dư nợ lớn nhất trong cơ cấu dư nợ của Ngân hàng do do số cho vay cũng chiếm tỷ trọng cao tương ứng. Tuy nhiên, dư nợ ngắn hạn của ngành này cũng có xu hướng tăng tương đối 12,04% tương ứng với 39.521 triệu đồng khi đạt 367.786 triệu đồng so với năm 2008, có được điều này là do chương trình kích cầu sản xuất ngăn chặn suy thoái kinh tế với các chính sách hỗ trợ vay vốn cũng như giảm và giản thuế. Đến năm 2010 dư nợ

ngắn hạn lại giảm nhẹ 5,02% tương đương với 18.449 triệu đồng khi chỉ đạt 349.521 triệu đồng so với năm 2009 do chính sách thắt chặt tiền tệ để hạn chế lạm phát làm cho lãi suất tăng cao gây khó khăn trong việc tiếp cận vốn của DN mặc khác nhu cầu của người tiêu dùng trong giai đoạn lạm phát tăng cao cũng suy giảm trong ngắn hạn.

Xây dng

Dư nợ cho vay ngành xây dựng qua 3 năm vẫn tăng đều. Cụ thể, năm 2009 dư nợ cho vay ngành này đạt 181.535 triệu đồng, tăng 13.420 triệu đồng tương ứng tăng 7,98% so với năm 2008. Đến năm 2010 dư nợ cho vay ngành này tiếp tục tăng 17,25% khi đạt 212.850 triệu đồng, tức tăng 31.315 triệu đồng so với năm 2009. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do trong các năm qua TP tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, cầu đường nhằm phục vụ cho phát triển kinh tế, phục vụ dân sinh, trong đó tập trung nâng cấp, mở rộng một số tuyến đường chính, cũng như nhiều công trình được DN nâng cấp mở rộng hoạt động kinh doanh... nên Ngân hàng cũng đã hỗ trợ vốn để mở rộng hoạt động tín dụng ở các đơn vị này.

Công nghip chế biến

Dư nợ ngắn hạn của Ngân hàng đối với ngành này có những biến động theo xu hướng tăng qua từng năm. Năm 2009 dư nợ ngắn hạn đạt 159.145 triệu đồng tăng nhẹ 8,48% tương đương mức 12.435 triệu đồng so với năm 2008. Tiếp tục đà tăng đó sang năm 2010 tăng mạnh thêm 41,85% tương ứng 66.604 triệu đồng Sự biến động tăng đó là do sự chuyển đổi trong cơ cấu kinh tế của thành phố đang chuyển dịch theo hướng gia tăng sản xuất CN – XD, giảm dần giá trị sản xuất nông nghiệp. Năm 2010, so với năm 2005, trong cơ cấu GDP, nông nghiệp chiếm 10,61%, giảm 8,09%; CN – XD chiếm 44,16%, tăng 4,32%. Trong cơ cấu sản xuất CN của thành phố, CN chế biến có mức tăng trưởng nhanh nhất và chiếm tỷ trọng lớn nhất (chiếm gần 98%) trong tổng giá trị sản xuất CN của toàn thành phố. Sự phát triển của CN chế biến đã khẳng định vai trò quan trọng của khu vực này trong cơ cấu ngành CN TP Cần Thơ. Trong đó, ngành CN chế biến nông thủy sản là ngành chủ lực và phát triển nhanh nhất. Ngoài ra, các ngành khác như: CN phân bón – hóa chất, sản xuất kim loại và các sản phẩm từ

kim loại, ngành dệt may, ngành sản xuất vật liệu xây dựng... cũng đóng góp quan trọng trong sự phát triển của toàn ngành.

Ngành khác

Ngoài những thành phần kinh tế nói trên thì dư nợ ngắn hạn đối với những ngành còn lại có xu hướng giảm trong năm 2009 với mức giảm là 16,83% tương đương mức 24.970 triệu đồng khi dư nợ của những ngành này chỉ đạt 123.374 triệu đồng nhưng có xu hướng tăng nhẹ vào năm 2010 với tỷ lệ 4,69% tương ứng tăng 5.786 triệu đồng khi dư nợ năm này đạt 129.160 triệu đồng. Xu hướng tăng năm 2010 là do ngân hàng có những chính sách hỗ trợ DN trong cho vay tín dụng để duy trì hoạt động sản xuất cho những DN có phương án sản xuất khả thi, thực tế cho thấy khối ngành này khó tiếp cận được nguồn vốn vay ngân hàng trong tình trạng nền kinh tếđang có khó khăn vì không đáp ứng đủđiều kiện vay cần thiết.

Bảng 4.20: Dư nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế của DongA Cần Thơ 6 tháng

đầu năm 2011. ĐVT: Triệu đồng 6 tháng 2010 6 tháng 2011 6 tháng 2011/ 6 tháng 2010 Chỉ tiêu Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ (%) Thủy sản 46.006 49.137 3.131 6,81 Thương nghiệp 193.422 201.336 7.914 4,09 Xây dựng 151.477 157.892 6.415 4,23 Công nghiệp chế biến 115.624 125.984 10.360 8,96 Khác 73.621 76.336 2.715 3,69 Tổng 580.150 610.685 30.535 5,26

(Nguồn: Phòng Kế toán NHTMCP Đông Á Cần Thơ)

Dư nợ ngắn hạn 6 tháng đầu năm 2011 tiếp tục tăng 30.535 triệu đồng tương đương mức 5,26% so với 6 tháng đầu năm 2010 do Ngân hàng có chủ trương mở rộng tín dụng cho vay mặc dù tình hình kinh tếđịa phương đang lạm phát cao tăng 12,03% so với tháng 12 năm trước, tăng 20,3% so với cùng kỳ năm 2010 nhằm bù đắp chi phí huy động vốn cũng như nâng cao lợi nhuận nhưng chỉ tập trung tỷ trọng cho vay vào các ngành thương nghiệp, xây dựng và công

nghiệp chế biến đáp ứng đủ điều kiện cho vay của Ngân hàng vì vậy mà dư nợ ngắn hạn ở tất cả các ngành nghề kinh tế đều tăng nhưng nhanh chậm khác nhau trong đó ngành công nghiệp chế biến là tăng cao nhất với 8,96% (10.360 triệu đồng), kế đến lần lượt là ngành thủy sản tăng 6,81% (3.131 triệu đồng), ngành xây dựng tăng 4,23% (6.415 triệu đồng), ngành thương nghiệp tăng 4,09% (7.914 triệu đồng) và cuối cùng là các ngành khác có mức tăng chậm nhất 3,69% (2.715 triệu đồng).

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển tín dụng ngắn hạn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đông á chi nhánh cần thơ (Trang 82 - 86)