3 NĂM (2008 – 2010)
4.7 PHÂN TÍCH CÁC CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN
DỤNG NGẮN HẠN.
Bảng 4.23: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng tại DongA
Cần Thơ qua 03 năm 2008-2010.
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Vốn huy động Triệu đồng 772.607 848.129 895.148 DSCV ngắn hạn Triệu đồng 1.746.113 1.952.428 2.050.966 DSTN ngắn hạn Triệu đồng 1.650.489 1.880.628 1.985.848 Dư nợ ngắn hạn Triệu đồng 880.890 952.690 1.017.808 Dư nợ bình quân Triệu đồng 853.078 946.780 985.249 Tổng dư nợ NH / Vốn huy động % 114,02 112,33 113,70 Tốc độ tăng trưởng tín dụng NH % 12,18 8,15 6,84 Hệ số thu nợ ngắn hạn % 94,52 96,32 96,83 Vòng quay vốn tín dụng NH Vòng 1,93 1,98 2 Thời gian thu nợ bình quân Ngày 186 181 178
(Nguồn: Phòng Kế toán NHTMCP Đông Á Cần Thơ)
4.7.1 Tổng dư nợ NH/vốn huy động
Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn huy động của Ngân hàng trong quá trình cho vay. Qua số liệu thống kê cho thấy tình hình huy động vốn của Ngân hàng còn thấp, thể hiện tỷ lệ tham gia của vốn huy động vào dư nợ. Tỷ lệ này cao nhất vào năm 2008 là 114,02%, bình quân cứ 114,02 đồng dư nợ mới có 1 đồng vốn huy động tham gia. Tương tự năm 2009 chi số này là 112,33% có giảm nhưng giảm rất thấp so với năm 2008 là 1,69% nhưng đến năm 2010 lại tăng nhẹ trở lại 1,37% khi đạt 113,70%. Điều đó cho thấy việc huy động vốn đang gặp nhiều khó khăn khi mà lãi suất tiền gửi tiết kiệm khu vực dân cư chưa đáp ứng được mức kỳ vọng sinh lãi so với các hình đầu tư khác như mua vàng để hưởng chênh lệch giá, mua bất động sản kinhdoanh,…
Qua 3 năm ta thấy vốn huy động có tăng nhưng vẫn còn thấp, chưa đáp ứng đủ nhu cầu cho vay. Trong thời gian tới để cho hoạt động cho vay ngày một tốt hơn cũng như góp phần làm giảm chi phí cho hoạt động kinh doanh thì Ngân
hàng cần có những biện pháp tích cực hơn nữa để gia tăng nguồn vốn huy động, đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng của khách hàng. Hạn chế điều chuyển nguồn vốn từ TW.
4.7.2 Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn.
Đây là chỉ tiêu đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng nhanh hay chậm, chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả của hoạt động tín dụng càng cao. Ta thấy vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng qua 3 năm có biến động nhưng chỉ tiêu này luôn đạt mức tốt. Cụ thể, vòng quay vốn tín dụng năm 2008 là 1,93 vòng, năm 2009 là 1,98 vòng tăng 0,6 vòng và năm 2010 là 2 vòng tăng 0,2 vòng do công tác thu nợ của Ngân hàng đạt hiệu quả cao năm sau cao hơn năm trước, cao nhất là năm 2010 góp phần làm giảm nợ quá hạn cũng như mức độ rủi ro tín dụng hay tốc độ thu hồi nợ của Ngân hàng là rất nhanh.
Nhìn chung, vòng quay của ngân hàng tương đối hợp lý, cho thấy Ngân hàng càng sử dụng vốn hiệu quả, luân chuyển vốn nhanh hơn. Vì vậy mà ngân hàng cần duy trì tốc độ này và phát huy chỉ tiêu này.
4.7.3 Thời gian thu nợ ngắn hạn bình quân.
Bên cạnh hệ số vòng quay ngắn hạn thì thời gian thu hồi nợ ngắn hạn bình quân cũng là chỉ tiêu dùng đểđánh giá hiệu quả vốn tín dụng trên cơ sở phản ánh thời gian thu nợ nhanh hay chậm trong số tiền mà Ngân hàng đã phát vay cho khách hàng. Qua số liệu ta thấy thời gian thu nợ có xu hướng giảm qua từng năm. Năm 2008 thời gian thu hồi nợ là 186 ngày, sang năm 2009 thời gian thu hồi nợ chỉ còn 181 ngày và vào năm 2010 tiếp tục giảm còn 178 ngày. Nguyên nhân do tốc độ của doanh số thu nợ ngắn hạn của Ngân hàng luôn cao hơn tốc độ dư nợ ngắn hạn qua từng năm.Nhìn chung, thời gian thu nợ bình quân của ngân hàng vẫn ở mức tương đối đều dưới 1 năm. Tuy nhiên, ngân hàng cần tăng cường hơn nữa công tác thu nợđể thu hồi nhanh hơn, giảm thời gian thu nợ này ở mức thấp.
4.7.4 Hệ số thu nợ.
Chỉ tiêu này cho thấy khả năng thu nợ ngắn hạn của ngân hàng có hiệu quả hay không. Như vậy, chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ công tác thu nợ của ngân hàng càng hiệu quả. Ngoài ra, nó còn phản ánh khả năng trả nợ của khách hàng cũng như rủi ro tín dụng ở mức nào. Hệ số thu nợ ngắn hạn của Ngân hàng qua 3
năm là rất cao cho thấy công tác thu nợ luôn hiệu quả. Năm 2008 là 94,52% đến năm 2009 tăng lên 96,32% và năm 2010 tiếp tục tăng nhẹ 96,83%. Điều đó cho thấy công tác thẩm định, xét duyệt cho vay đến việc giám sát, thu hồi nợ của ngân hàng rất tốt. 4.7.5 Tốc độ tăng trưởng tín dụng. 12,18 8,15 6,84 0 2 4 6 8 10 12 14 2008 2009 2010 Năm T ỷ l ệ % Tốc độ tăng trưởng tín dụng NH
Hình 4.12: Tốc độ tăng trưởng tín dụng của DongA Cần Thơ qua 3 năm
2008 – 2010.
Qua biểu đồ trên ta thấy tốc độ tăng trưởng tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng qua 3 năm giảm dần. Cụ thể, năm 2008 là 12,18%, sang năm 2009 giảm xuống còn 8,15% và đến năm 2010 chỉ còn 6,84%. Nguyên nhân là do chính sách thắt chặt tiền tiền của Ngân hàng Trung ương do tình hình lạm phát trong nước đang tăng cao vì thế mà tăng trưởng tín dụng bị hạn chế, hơn nữa việc NHTW nâng lãi suất cơ bản cũng như tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu lên 9% làm hạn chế số lượng cho vay của Ngân hàng, bên cạnh đó thì lãi suất cho vay liên ngân hàng và thị trường 1 quá cao đã đẩy lãi suất cho vay tăng tương ứng, khiến rủi ro tín dụng tăng cao buộc các ngân hàng phải hạn chế tín dụng.
Tóm lại, qua phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Đông Á Cần Thơ cho thấy tín dụng ngắn hạn tăng trưởng đều qua từng năm, các chỉ tiêu đều tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước như là DSCV ngắn hạn, DSTN ngắn hạn và dư nợ ngắn hạn bên cạnh đó tỷ lệ nợ xấu cũng được kiểm soát tốt dưới mức cho phép 5% tuy nhiên tốc độ tăng trưởng tín dụng ngắn hạn chưa cao do những khó khăn chung của nền kinh tế. Thực tế cho thấy rằng tổng nguồn vốn tín
dụng ngắn hạn của Ngân hàng dành cho khối DNNVV luôn chiếm một tỷ trọng rất cao trong cơ cấu cho vay của Ngân hàng vào khoảng 60% đến 70% theo định hướng phát triển thành một Ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam trong khi đó tỷ trọng cho vay trung dài hạn chỉ chiếm tương ứng 30% đến 40% tuy nhiên tốc độ tăng về nguồn vốn ngắn hạn chưa tương xứng với nhu cầu vốn mà các DNNVV cần có để phục vụ công việc kinh doanh của mình, hơn nữa việc tiếp cận nguồn vốn của các DNNVV cũng khó khăn hơn so với các DN lớn.
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG NGẮN HẠN CHO DNNVV TẠI ĐÔNG Á CẦN THƠ.
5.1 Vai trò của vốn ngân hàng đối với DNNVV.
Đối với nước ta là một nước đang phát triển có nền kinh tế chuyển đổi theo hướng thị trường thì hệ thống ngân hàng có vai trò rất quan trọng và mang tính quyết định tới sự phát triển của nền kinh tế nước nhà từ việc cung cấp vốn cho các DN kinh doanh sản xuất tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Chính vì thế mà vốn vay ngân hàng luôn là nguồn tài trợ quan trọng đối với các DNNVV khi khởi sự cũng như tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, nó có tác động tích cực tới sự hình thành và phát triển đối với DNNVV ở các khía cạnh sau:
Thứ nhất: Vốn vay ngân hàng giúp doanh nghiệp khởi sự hoạt động kinh doanh, tìm kiếm các thị trường sản phẩm mới, các dự án đầu tư sinh lợi.
Thứ hai: Vốn vay ngân hàng giúp doanh nghiệp đổi mới công nghệ, từ đó nâng cao năng lực cạnh trạnh và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thứ ba: Vốn vay ngân hàng giúp doanh nghiệp năng động và linh hoạt hơn trong quá trình sản xuất kinh doanh khi đáp ứng nguồn vốn kịp thời và giúp họ đưa ra các quyết định một cách nhanh chóng trước các biến động thường xuyên của hoạt động kinh doanh.
5.2 Những khó khăn cản trở DNNVV vay vốn ngân hàng.
Xét về qui mô thì các DNNVV nước ta là loại hình doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn hơn so với các DN lớn trong quan hệ vay vốn ngân hàng. Có thể chỉ ra một số khó khăn chính cản trở hoạt động cho vay của ngân hàng đối với DNNVV:
Thứ nhất: Do đa phần các doanh nghiệp tư nhân thiếu vốn, năng lực tài chính yếu kém và thiếu tài sản thế chấp.
Thứ hai: Qui mô khoản vay nhỏ, phân tán dẫn đến tăng chi phí giao dịch khi vay vốn.
Thứ ba: Các DNNVV thường thiếu chiến lượt kinh doanh dài hạn và bền vững, điều này dẫn tới khó hình thành được mối quan hệ lâu dài trong vay mượn vốn ngân hàng.
Thứ tư: Các DNNVV thường gặp nhiều bất bình đẳng so với doang nghiệp nhà nước trong vay vốn ngân hàng.
Thứ năm: Do sự thiếu thông tin hai chiều trong giao dịch giữa ngân hàng và các DNNVV.
Thứ sáu: Hệ thống ngân hàng thương mại nước ta năng lực quản lý còn yếu kém và cạnh tranh chưa thật sự lành mạnh.
5.3 Các giải pháp giúp DNNVV tiếp cận vốn vay ngân hàng.
Theo điều tra gần đây của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chỉ có 1/3 DNNVV có khả năng tiếp cận nguồn vốn NH, còn lại là khó tiếp cận và không tiếp cận được. Không ít DNNVV cho rằng, thủ tục các NH đặt ra là quá sức đối với họ. Ngay cả khi có chính sách ưu đãi của Chính phủ cũng chỉ có 5-10% số DNNVV được vay. Để giảm thiểu đi những khó khăn đó những đề xuất sau đây có giá trị tham khảo:
Đối với DNNVV
- Nâng cao chất lượng thông tin tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa cần quan tâm đầu tưđúng mức xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ có hiệu quả, tổ chức hệ thống thông tin tài chính trung thực, khách quan và minh bạch. Ngoài việc vận dụng báo cáo tài chính, một trong những phương án khả thi là xây dựng hệ thống báo cáo nhanh bao gồm các chỉ tiêu thể hiện rõ khả năng thanh toán của các doanh nghiệp. Những chỉ tiêu này có thể dựa trên một phạm vi hẹp trên cơ sở đánh giá khả năng sinh lời, các tài sản kinh doanh và tài sản cá nhân.
- Các doanh nghiệp nhỏ và vừa cần tăng cường nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý, tăng cường các hoạt động dịch vụ tư vấn, đặc biệt là tư vấn của ngân hàng trong việc nghiên cứu xây dựng các dự án, các phương án sản xuất - kinh doanh. Các dự án và phương án sản xuất - kinh doanh có tính khả thi và tính hiệu quả là cơ sở quan trọng cho việc quyết định vay vốn của ngân hàng; đồng
thời, sự tư vấn của ngân hàng là cơ hội nâng cao khả năng làm chủ các dự án kinh doanh và qua đó, tạo cơ hội cho các ngân hàng tìm hiểu các nguồn thông tin thực tế của doanh nghiệp.
- Các DNNVV cần chứng minh cho Ngân hàng những tài sản đảm bảo hợp pháp của mình đồng thời cũng chứng minh uy tín của mình trong kinh doanh như giá trị thương hiệu, thị phần, kênh phân phối để làm cơ sơ, căn cứ quan trọng để Ngân hàng quyết định lựa chọn cho vay.
- Các DNNVV cũng cần tạo nên một tiền lệ tốt trong thông tin tín dụng của mình đó là việc trả nợ vay đúng hạn đối để tạo niềm tin tín dụng đối với Ngân hàng.
Đối với Ngân hàng
- Đẩy mạnh công tác huy động vốn để đáp ứng có hiệu quả nhu cầu đầu tư vốn cho các DNNVV, đa dạng hóa các hình thức cấp tín dụng, cơ cấu lại dư nợ, giảm nhanh khối lượng nợ tồn động, đẩy nhanh vòng vay vốn tín dụng nhằm giảm áp lực về cân đối nguồn vốn, tăng nhanh hiệu quả sử dụng nguồn vốn cho vay.
- Ngân hàng cũng nên có những chương trình hỗ trợ lãi suất cho vay đối với DNNVV cũng như giảm các loại phí ngân hàng một cách hợp lý.
- Tăng tỷ trọng cho vay đối với khu vực sản xuất kinh doanh của DNNVV và giảm tỷ trọng cho vay đối với khu vực phi sản xuất vì rủi ro cao.
- Nên có chính sách giãn nợ cho những DNNVV gặp khó khăn tạp thời chưa hoàn vốn đúng hạn nhưng kinh doanh đang có lợi nhuận và có khả năng hoàn nợ trong thời gian ngắn.
- Ngân hàng cần đa dạng hoá các phương pháp tiếp cận doanh nghiệp như việc tiếp xúc trực tiếp hoặc sử dụng In-tơ-nét, nhằm gia tăng khả năng thu thập thông tin và giảm thiểu rủi ro các khoản cho vay của doanh nghiệp.
- Tăng cường nhận thức của các nhân viên ngân hàng về mối quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, để họ thấy được đó là quan hệ tác động qua lại trong quá trình hoạt động sản xuất - kinh doanh. Cần nhận thức rằng, những tồn tại, yếu kém trong mối quan hệ tín dụng giữa ngân
hàng và doanh nghiệp không chỉ về phía các doanh nghiệp, mà còn về phía các ngân hàng. Việc thiếu hiểu biết vềđặc điểm hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa dẫn đến việc xây dựng các quy trình và thủ tục cho vay không hợp lý và do đó, làm cản trở hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó cần có sự tham gia hỗ trợ về chính sách, môi trường kinh doanh thuận lợi cho DNNVV như :
- Nhà nước cần có nhiều chính sách tập trung hỗ trợ bảo lãnh vốn vay cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ chẳng hạn như hỗ trợ lãi suất vay vốn nhưđã từng làm vào năm 2009, chủ yếu phụ thuộc vào bản chất của dự án có khả năng thu hồi vốn và mang lại hiệu quả xã hội hay không. Việc chọn đối tượng bảo lãnh chủ yếu là các DN nhỏ và vừa là phù hợp với năng lực của ngân hàng cũng như thực tế yêu cầu phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam.
- Bên cạnh kiềm chế lạm phát, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục khống chế trần lãi suất huy động và cho vay và từng bước hạ xuống để các doanh nghiệp có điều kiện lực chọn các phương án sản xuất kinh doanh thích hợp nhất, nhằm duy trì và phát triển sản xuất.
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 Kết luận
Trong những năm qua, Ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Cần Thơ đã đóng góp rất lớn vào sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa của thành phố. Hiện Ngân hàng không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ và mở rộng địa bàn hoạt động nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn phục vụ cho việc sản xuất của các DN giúp việc lưu thông hàng hóa dễ dàng hơn, đảm bảo được quá trình sản xuất đúng tiến độ lấy hiệu quả sản xuất kinh doanh của khách hàng làm mục tiêu. Tốc độ tăng trưởng đối với khối DNNVV luôn tăng qua từng năm vì đây là nhóm khách hàng mục tiêu của Ngân hàng theo định hướng chung của Ngân hàng DongA TW. Hơn nữa DSCV ngắn hạn đối với các DNNVV luôn chiếm tỷ trọng 60% - 70% nên mang lại nguồn lợi chính cho Ngân hàng. Bên cạnh đó các chỉ tiêu khác cũng đạt được kết quả khá tốt, thu nợ ngắn hạn và dư nợ ngắn hạn luôn tăng qua từng năm và nợ xấu ngắn hạn chỉ chiếm tỷ lệ thấp nhỏ hơn 3%. Trong cơ cấu cho vay của Ngân hàng theo thành phần kinh tế chủ yếu tập trung cho vay đối với các DN ngoài quốc doanh như Công ty CP, Công ty TNHH hay