3 NĂM (2008 – 2010)
4.4.2 Vốn điều chuyển
Bên cạnh công tác huy động vốn có sự tăng trưởng đáng khích lệ qua từng năm nhưng vẫn không đáp ứng đủ vốn hoạt động vì nhu cầu về vốn cần thiết của các thành phần kinh tế trên địa bàn lại rất lớn. Vì vậy nguồn vốn của DongA Cần Thơ một phần vẫn phải vay từ Ngân hàng DongA TW. Năm 2008 vay 461.984 triệu đồng chiếm tỷ trọng 37,42% tổng nguồn vốn, năm 2009 là 457.287 triệu đồng,chiếm 35,03% tỷ trọng đã giảm 1,02% so với năm 2008 nhưng năm 2010 là 514.755 triệu đồng tăng 12,57% so với năm 2009 và chiếm tỷ trọng 36,51%. Từ đó cho thấy công tác huy động vốn cũng gặp những khó khăn nhất định nhất là việc cạnh tranh về lãi suất huy động của các Ngân hàng TMCP khác ở mức cao hơn nữa trên địa bàn TP Cần Thơ có rất nhiều ngân hàng khác cùng hoạt động vì thế mà thị phần cũng bị chia nhỏ lại. Mặc khác để đảm bảo tính thanh khoản cho Ngân hàng DongA Cần Thơ trong thời gian lạm phát nên đã làm gia tăng vốn điều chuyển từ Ngân hàng DongA TW.
Bảng 4.6: Cơ cấu nguồn vốn của Đông Á Cần Thơ 6 tháng đầu năm 2011.
ĐVT: Triệu đồng 6 tháng 2010 6 tháng 2011 6 tháng 2011/ 6 tháng 2010 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền T(%) ỷ lệ TG TCKT 38.324 7,27 40.843 7,08 2.518 6,57 TG TK dân cư 488.829 92,73 536.036 92,92 47.207 9,66 a. TGTK KKH 1.923 0,39 2.705 0,50 782 40,67 b. TGTK có KH 486.906 99,61 533.331 99,50 46.425 9,53 Tổng Vốn huy động 527.153 76,72 576.879 79,87 49.726 9,43 Vốn điều chuyển 159.986 23,28 145.420 20,13 (14,566) (9,1) Tổng nguồn vốn 687.139 100,00 722.299 100,00 35.160 5,12
(Nguồn: Phòng Kế toán NHTMCP Đông Á Cần Thơ)
Trong 6 tháng đầu năm 2011 tình hình huy động vốn cũng có những dấu hiệu khả quan khi nguồn vốn huy động tiếp tục tăng 9,43% so với 6 tháng đầu năm 2010 trong đó tiền gửi từ các tổ chức kinh tế tăng 6,57% khi từ 38.324 triệu đồng lên 40.843 triệu đồng, tiền gửi khu vực dân cư cũng tăng được 9,66%
khi đạt 536.036 triệu đồng tăng 47.207 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2010. Bên cạnh đó thì vốn điều chuyển lại giảm 9,1% khi từ 159.986 triệu đồng 6 tháng đầu năm 2010 xuống còn 145.420 triệu đồng 6 tháng đầu năm 2011 do nền kinh tế cũng có những dấu hiệu phục hồi so với năm 2010 nên công tác huy động vốn tốt hơn vì thế mà vốn điều chuyển giảm xuống.
4.5 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG NGẮN HẠN ĐỐI VỚI CÁC
DNNVV TẠI ĐÔNG Á CẦN THƠ.
4.5.1 Tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn của Đông Á Cần Thơ.
Bên cạnh hoạt động huy động vốn, Ngân hàng TMCP Đông Á Cần Thơ cũng đã từng bước mở rộng hoạt động cho vay của mình đặc biệt nhóm khách hàng Doanh nghiệp được xem là nhóm khách hàng mục tiêu của Ngân hàng bởi vì dư nợ cho vay đối với nhóm khách hàng Doanh nghiệp luôn chiếm tỷ trọng từ 60% đến 70% tổng dư nợ cho vay. Để có được kêt quảđó là nhờ vào định hướng Ngân hàng luôn là “người bạn đồng hành tin cậy”, ngân hàng luôn lắng nghe và tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi giao dịch với Ngân hàng cũng như thiết kế các gói sản phẩm tài chính đáp ứng nhu cầu của Doanh nghiệp. Chính vì thế mà doanh số cho vay ngắn hạn của Ngân hàng đối với nhóm khách hàng này luôn tăng trưởng qua từng năm, hơn nữa nợ xấu luôn ở mức thấp là vì công tác thu nợ ngắn hạn cũng đạt được những hiệu quả nhất định qua 3 năm 2008-2010. Sau đây là bảng số liệu thể hiện từng chỉ tiêu tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng.
Bảng 4.7: Tổng hợp tình hình tín dụng ngắn hạn của NH TMCP Đông Á
Cần Thơ qua 3 năm 2008-2010.
ĐVT: Triệu đồng Năm 2009/2008 2010/2009 Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Doanh số cho vay NH 1.746.113 1.952.428 2.050.966 206.315 11,82 98.538 5,05 Doanh số thu nợ NH 1.650.489 1.880.628 1.985.848 230.139 13,94 105.220 5,59 Dư nợ NH 880.890 952.690 1.017.808 71.800 8,15 65.118 6,84 Nợ xấu NH 22.463 12.576 16.184 (9.887) 44,01 3.608 28,69
0 500.000 1.000.000 1.500.000 2.000.000 2.500.000 T ri ệ u đ ồ ng 2008 2009 2010 Năm
Doanh số cho vay NH
Doanh số thu nợ NH
Dư nợ NH
Nợ xấu NH
Hình 4.4: Tổng hợp tình hình tín dụng ngắn hạn của NH TMCP Đông Á
Cần Thơ qua 3 năm 2008-2010.
Doanh số cho vay Ngắn hạn
DSCV ngắn hạn tăng đều qua 3 năm và luôn chiếm tỷ trọng lớn ổn định trong tổng doanh số cho vay. Thực tế cho thấy, năm 2009 tăng 1.487.610 triệu đồng tương đương 11,82% so với cùng kỳ năm 2008. Năm 2010 tăng thêm 98.538 triệu đồng tức tăng 5,05% so với năm 2009. Như ta đã biết, mục đích của tín dụng ngắn hạn tập trung chủ yếu bổ sung nguồn vốn lưu động cho các đơn vị sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cá nhân nên vòng quay vốn là rất nhanh, thu hồi nợ tốt dẫn tới sự gia tăng doanh số. Bên cạnh đó nguồn vốn huy động tăng dần qua các năm góp phần tăng DSCV ngắn hạn. Khách hàng tiếp cận nguồn vốn với lãi suất cạnh tranh nên rất phù hợp thành phần kinh tế vừa và nhỏ bù đắp nguồn vốn thiếu hụt tạm thời để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Doanh số thu nợ ngắn hạn
Qua bảng số liệu ta thấy doanh số thu nợ ngắn hạn đều tăng qua các năm năm sau cao hơn năm trước nhưng không đồng đều. Cụ thể, năm 2009 tăng 230.139 triệu đồng tương đương 13,94% so với năm 2008. Năm 2010 tăng 105.220 triệu đồng tương đương 5,59% so với năm 2009. Một phần ảnh hưởng từ doanh số cho vay, mặt khác các nhân viên thu nợ luôn bám sát tình hình nợ của khách hàng nhờ thế mà việc thu nợđược thực thiện tốt hơn. Ngoài ra do các hoạt động sản xuất kinh doanh của các Doanh nghiệp là ngắn hạn, khi kết thúc chu kỳ
sản xuất các Doanh nghiệp tiến hành trả nợ cho Ngân hàng rồi tiến hành làm thủ tục vay trở lại đểđáp ứng kịp thời nhu cầu vốn kinh doanh. Vì vậy, họ có ý thức trả nợ đúng hạn để giữ uy tín, duy trì quan hệ lâu dài với Ngân hàng, làm cho doanh số thu nợ ngăn hạn luôn tăng.
Dư nợ ngắn hạn
Dư nợ cho vay ngắn hạn tăng dần qua các năm do Ngân hàng có xu hướng đầu tư tập trung vào cho vay ngắn hạn. Thể hiện như sau năm 2009 tăng 71.800 triệu đồng tương đương 8,15%. Năm 2010 tiếp tục tăng 105.220 triệu đồng tương đương 6,84% so với năm 2009. Nguyên nhân của việc tăng dư nợ này là do Ngân hàmg tập trung đầu tư và các ngành nghề kinh tế mũi nhọn của TP. Cần Thơ có thế mạnh theo định hướng của địa phương như nuôi trồng thủy sản, công nghiệp chế biến, thương nghiệp, xây dựng… đây là các lĩnh vực cần rất nhiều vốn, được Ủy Ban nhân dân thành phố quan tâm chỉđạo, ưu tiên phát triển nên dư nợ cho vay luôn ở mức cao.
Nợ xấu ngắn hạn Nợ xấu ngắn hạn tăng giảm không đều qua các năm cụ thể năm 2008 nợ xấu là 22.463 triệu đồng đến năm 2009 nợ xấu là 12.576 triệu đồng giảm 9.887 triệu đồng tương đương giảm 44,01%. Nguyên nhân là do Ngân hàng luôn chú trọng công tác thu hồi, xử lý nợ tốt, kiểm tra chặt chẽ các khoản vay có biện pháp xử lý kịp thời. Đến năm 2010, tình hình nợ xấu này tăng lên 3.608 triệu đồng tương đương 28,69% so với năm 2009. Cho thấy nợ xấu ngắn hạn có thể xuất hiện bất kỳ trong thời gian nào trong kỳ kinh doanh nguyên nhân là có thể nhiều đối tượng có khoản vay ngắn hạn đã mất cân đối trong khả năng thanh toán cho Ngân hàng, hay có thể do xác định sai kỳ hạn trả nợ so với kế hoạch kinh doanh của khách hàng.
Bảng 4.8: Tổng hợp tình hình tín dụng ngắn hạn của NH TMCP Đông Á
Cần Thơ 6 tháng đầu năm 2011.
ĐVT: Triệu đồng 6 tháng 2010 6 tháng 2011 6 tháng 2011/
6 tháng 2010 Chỉ tiêu
Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ (%) Doanh số cho vay NH 1.148.540 1.250.890 102.350 8,91 Doanh số thu nợ NH 1.012.740 1.117.367 104.627 10,33 Dư nợ NH 580.150 610.685 30.535 5,26
Nợ xấu NH 7.930 7.480 (450) (5,67)
(Nguồn: Phòng Kế toán NHTMCP Đông Á Cần Thơ)
Trong cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2011 cho thấy DSCV ngắn hạn tiếp tục tăng 102.350 triệu đồng tương đương 8,91% mặc dù nền kinh tế còn khó khăn nhưng nhu cầu sản xuất kinh doanh cũng như nhu cầu tiêu thụ hàng hóa của toàn xã hội là rất lớn vì vậy mà doanh số cho vay sản xuất luôn tăng trưởng. Bên cạnh đó DSTN ngắn hạn cũng tốt hơn 6 tháng đầu năm 2010 khi tăng 10,33% tương đương tăng 104.627 triệu đồng do công tác quản lý, thu nợ của các nhân viên Ngân hàng luôn theo sát tình hình diễn biến kinh doanh thực tế của khách hàng mà có cách xử lý phù hợp. Cùng chung xu hướng tăng trưởng đó còn có dư nợ ngắn hạn của Ngân hàng, so với 6 tháng đầu năm 2010 thì dư nợ ngắn hạn 6 tháng đầu năm 2011 tăng thêm 5,26% tương đương tăng 30.535 triệu đồng, sự tăng trưởng đó cũng không nằm ngoài định hướng chung của phát triển kinh tế xã hội TP Cần Thơ khi UBND TP luôn chủ trưởng phát triển các ngành kinh tế như công nghiệp, thương nghiệp, thủy sản, xây dựng,…Chỉ riêng nợ xấu ngắn hạn lại giảm 5,67% tương đương mức giảm 450 triệu đồng, nguyên nhân là do chủ trương của Ngân hàng nhà nước hiện nay là kiểm soát tốt nợ xấu vì trong quá trình tăng trưởng nhanh của ngành ngân hàng đã tìm ẩn những rủi ro về nợ xấu tín dụng .
4.5.2 Phân tích doanh số cho vay ngắn hạn.
4.5.2.1 Phân tích doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế.
Tình hình tín dụng DongA Cần Thơ xét theo thành phần kinh tế thì thực hiện cho vay chủ yếu trên 2 nhóm đó là Công ty CP và Công ty TNHH luôn chiếm tỷ trọng cao bao gồm kinh doanh trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, thương nghiệp và xây dựng, tiếp theo là cho vay DNNN và DNTN cũng chiếm tỷ trọng khá cao chủ yếu cho vay nhằm bù đắp thiếu hụt vốn tạm thời cho sản xuất.
Bảng 4.9: Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế của DongA Cần Thơ qua 3 năm 2008 – 2010.
ĐVT: Triệu đồng Năm 2009/2008 2010/2009 Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) DNNN 295.890 320.616 269.975 24.726 8,36 (50.641) (15,79) Công ty CP 659.775 683.225 892.580 23.450 3,55 209.355 30,64 Công ty TNHH 501.801 598.712 575.384 96.911 19,31 (23.328) (3,90) DNTN 288.647 349.875 313.027 61.228 21,21 (36.848) (10,53) Tổng 1.746.113 1.952.428 2.050.966 206.315 11,82 98.538 5,05
(Nguồn: Phòng Kế toán NHTMCP Đông Á Cần Thơ)
0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 700.000 800.000 900.000 T ri ệ u đ ồ ng 2008 2009 2010 Năm DNNN Công ty CP Công ty TNHH DNTN
Hình 4.5: Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế của DongA Cần Thơ qua 3 năm 2008 – 2010.
Doanh nghiệp nhà nước
Doanh số cho vay ngắn hạn đối với DNNN tăng giảm không ổn định qua các năm. Cụ thể, năm 2009 tăng 24.726 triệu đồng tương đương tăng 8,36% so với năm 2008. Sang năm 2010 lại giảm 50.641 triệu đồng tương đương 15,79%. Nguyên nhân là trong năm 2009 các DNNN tiến hình tái cấu trúc, sắp xếp lại mô hình kinh doanh kém phát triển để hoạt động tốt hơn. Hơn nữa, công việc cổ phần hoá các doanh nghiệp trên cả nước diễn ra mạnh mẽ chuyển sang các lĩnh vực đầu tư ngoài quốc doanh vì thế số lượng DNNN trong TP Cần Thơ giảm đáng kể trong năm 2010 vì vậy DSCV ngân hàng đối với thành phần này giảm xuống đáng kể. Hơn nữa các DNNN thường ưu tiên vay vốn ở các ngân hàng quốc doanh hơn là các NH TMCP.
Công ty CP
Đây là thành phần chiếm DSCV ngắn hạn cao nhất của DongA Cần Thơ trong 3 năm qua và luôn tăng trưởng qua từng năm 2009 đạt 683.225 triệu đồng, tăng 3,55% so với năm 2008. Tuy nhiên sang năm 2010 thì lại tăng mạnh đến 30,64% so với năm 2009, tương đương mức 209.355 triệu đồng. Đây là loại hình kinh tế phát triển mạnh mẽ nhất trong những năm gần đây hơn nữa hiệu quả kinh doanh của các công ty cổ phần luôn có lợi nhuận và hiệu quả hơn so với các DNNN, chính vì tính hiệu quả trong các dự án kinh doanh nên DongA Cần Thơ luôn chú trọng cho vay đối với các Doanh nghiệp này.
Công ty TNHH
Qua bảng số liệu ta thấy DSCV ngắn hạn tăng mạnh nhất vào năm 2009 và lại giảm vào năm 2010. Cụ thể, năm 2009 đạt 598.712 triệu đồng, về tuyệt đối tăng 96.911 triệu đồng tương đương 19,31% so với cung kỳ năm 2008. Nguyên nhân, trong nền kinh tế thị trường hiện nay, mô hình Công ty TNHH ngày một phát triển, rộng khắp trên tất cả các lĩnh vực vì loại hình này kinh doanh mang lại hiệu quả cao, phù hợp với xu hướng phát triển chung của địa phương. Tuy nhiên năm 2010 lại giảm nhẹđi 3,90% giá trị cho vay tương đương mức giảm 23.328 triệu đồng nên chỉ đạt doanh số là 575.384 triệu đồng là do áp lực lãi suất tăng cao có thời điểm lãi suất cho vay lên tới 16-18%/năm, thậm chí có lúc hơn 20% tuy nhiên mức giảm này không đáng kể so với tỷ trọng danh số cho vay mà các Công ty TNHH đạt được.
Doanh nghiệp tư nhân
DSCV ngắn hạn đối với các DNTN có tốc độ tăng giảm không đồng đều qua 3 năm. Thực tế cho thấy, năm 2009 đạt 349.875 triệu đồng làm tăng 61.228 triệu đồng tương đương tăng 21,21% so với năm 2008. Thế nhưng từ xu hướng tăng năm 2009 lại chuyển sang giảm vào năm 2010 khi đạt 313.027 triệu đồng, giảm 36.848 triệu đồng tương đương 10,53% so với năm 2009. Mặc dù DNTN có những bước phát triển tốt tuy nhiện lại hạn chế về sức cạnh tranh cũng như qui mô sản xuất. Không những thế tình hình lãi suất tăng cao vào những tháng cuối năm 2010 làm cho các doanh nghiệp khó tiếp cận với nguồn vốn vay hơn .
Nhìn chung hoạt động cho vay của Ngân hàng qua 3 năm khá tốt, Ngân hàng đã mở rộng quy mô tín dụng đến tất cả các thành phần kinh tế làm cho doanh số cho vay của Ngân hàng liên tục tăng trong những năm vừa qua. Ngân hàng đã mở rộng cho vay và đầu tư, góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng đổi mới kinh tế, cơ cấu cho vay, đầu tưđược đổi mới và chuyển dịch theo hướng: mở rộng cho vay đầu tư sản xuất ; cơ cấu tín dụng phù hợp với phương hướng chiến lược và phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Đồng thời hướng người sản xuất kinh doanh theo một cơ cấu vừa có lợi cho họ vừa có lợi cho nền kinh tế xã hội, cho địa phương thông qua công cụ điều tiết như cho vay ưu đãi, khoanh nợ, giản nợ, xử lý xóa nợ,… cho vay theo từng đối tượng nhất định và tỷ lệ cho vay giữa các ngành nghề thay đổi theo nhu cầu của từng đối tượng cụ thể. Nhiệm vụ chủ yếu của DongA Cần Thơ là đầu tư phát triển kinh tế, do đó muốn công tác đầu tư tín dụng có hiệu quả cao cần phải thường xuyên bám sát các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là các chương trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa để từ đó Ngân hàng xác định rõ trọng tâm, trọng điểm cần đầu tư cho phù hợp.
Bảng 4.10: Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế của DongA Cần Thơ 6 tháng đầu năm 2011.
ĐVT: Triệu đồng 6 tháng 2010 6 tháng 2011 6 tháng 2011/ 6 tháng 2010 Chỉ tiêu Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ (%) DNNN 151.148 146.479 (4.669) (3,09) Công ty Cổ phần 499.845 550.391 50.546 10,11 Công ty TNHH 322.280 385.400 63.120 19,59 DNTN 175.267 168.620 (6.647) (3,79) Tổng 1.148.540 1.250.890 102.350 8,91