PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KINHDOANH CỦA NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển tín dụng ngắn hạn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đông á chi nhánh cần thơ (Trang 39 - 48)

3 NĂM (2008 – 2010)

3.7 PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KINHDOANH CỦA NGÂN HÀNG

TRONG NĂM 2011.

“Phát triển – Bền vững” là định hướng của DongA Bank trong năm 2011. Một số nội dung trọng tâm trong hoạt động của DongA Bank trong năm 2011 như sau:

Tăng trưởng nhanh hoạt động huy động vốn và cho vay, cân bằng giữa tăng trưởng, lợi nhuận và kiểm soát rủi ro.

Nâng cao hiệu quả của các hoạt động đầu tư, kinh doanh và các công ty con, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Khai thác tối đa các sản phẩm dịch vụ hiện có và phát triển thêm các sản phẩm mới trên cơ sởứng dụng nền tảng công nghệ ngân hàng hiện đại.

Kiểm soát chi phí hoạt động thấp nhất.

Tiếp tục hoàn thiện công tác quản trị điều hành, nâng cao chất lượng của toàn hệ thống, cơ cấu lại bộ máy tổ chức, đào tạo và tái đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển của hệ thống.

Hoàn thiện cơ chế, chính sách, tạo động lực khuyến khích các đơn vị kinh doanh, các công ty con, phấn đấu hoàn thành kế hoạch được giao của toàn hệ thống.

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH HOT ĐỘNG TÍN DNG ĐỐI VI DNNVV TI NGÂN HÀNG ĐÔNG Á CN THƠ

4.1 QUY MÔ CÁC DNNVV TI THÀNH PH CN THƠ.

Kinh tế TP Cần Thơ 5 năm qua đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 15,12%, cao hơn 1,65% so với mức tăng trưởng bình quân 5 năm trước (2001 - 2005), cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hướng. Phát triển kinh tế xã hội đạt được những kết quảđáng khích lệ.

Bảng 4.1: Bảng báo cáo hoạt động ngành công thương Cần Thơ năm 2010.

2010/2009 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Số tiền Tỷ lệ (%) Sản xuất CN Tỷđồng 16.652 19.372 2.720 16,33 HH bán ra Tỷđồng 50.547 68.290 17.743 35,1 Xuất khẩu Triệu USD 812 900 88 10,8 DV thu NT Triệu USD 27,56 28 0,44 1,6 Nhập khẩu Triệu USD 493 369 (124) (25,2)

Nguồn: Sở Công Thương Cần Thơ

Năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp ước thực được 19.372,34 tỷ đồng, vượt 0,58% kế hoạch năm và tăng 16,33% so với năm 2009. Hàng hóa bán ra ước thực hiện 68.290 tỷ đồng, vượt 10,2% kế hoạch năm và tăng 35,1% so với cùng kỳ, bán lẻ ước đạt 32.211 tỷ đồng, vượt 11,1% kế hoạch năm và tăng 20,3% so với cùng kỳ. Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu và doanh thu dịch vụ thu ngoại tệ ước thực hiện 929,26 triệu USD, vượt 3,3% kế hoạch năm và tăng 10,5% so với cùng kỳ; trong đó, xuất khẩu hàng hóa 900,5 triệu USD, vượt 3,5% kế hoạch năm và tăng 10,8% so với cùng kỳ; dịch vụ thu ngoại tệ 28,75 triệu USD, đạt 95,9% kế hoạch năm và tăng 1,6% so với cùng kỳ. Giá trị kim ngạch nhập khẩu ước thực hiện 369,1 triệu USD, đạt 71% kế hoạch năm và giảm 25,2% so với cùng kỳ. Trong đó, hàng hóa nhập khẩu phục vụ sản xuất là chủ yếu.

Bảng 4.2: Bảng báo cáo hoạt động ngành công thương Cần Thơ 6 tháng đầu năm 2011. 6T 2011/6T 2010 Chỉ tiêu ĐVT 6T 2010 6T 2011 Số tiền Tỷ lệ (%) Sản xuất CN Tỷđồng 9.337 10.485 1.148 12,3 HH bán ra Tỷđồng 30.160 37.187 7.027 23,3 Xuất khẩu Triệu USD 393 460 67 17,1 DV thu NT Triệu USD 13,79 19 5,21 37,8 Nhập khẩu Triệu USD 191 240 49 25,5

Nguồn: Sở Công Thương Cần Thơ

Riêng 6 tháng đầu năm 2011, giá trị sản xuất công nghiệp ước thực hiện 10.485,04 tỷ đồng, đạt 45,7% kế hoạch năm, tăng 12,3% so cùng kỳ năm trước. Hàng hóa bán ra ước thực hiện 37.187 tỷđồng, đạt 45,5% kế hoạch năm và tăng 23,3% so với cùng kỳ; bán lẻ ước đạt 19.296 tỷ đồng, đạt 48,7% kế hoạch và tăng 21,4% so với cùng kỳ. Chỉ số giá tiêu dùng chung cả thành phố tháng 6/2011 tăng 0,7% so với tháng trước, tăng 12,03% so với tháng 12 năm trước, tăng 20,3% so cùng kỳ và tăng 31,7% so với kỳ gốc 2009. Trong tổng số 11 nhóm hàng chỉ có 01 nhóm hàng tăng từ 1% trở lên (tháng 5 có 5/11 nhóm hàng tăng từ 1% trở lên) do ảnh hưởng của giá điện, xăng, dầu, gas, vật liệu xây dựng, lương thực - thực phẩm, lãi suất cho vay... đã cộng hưởng và tạo nên mặt bằng giá mới, tuy nhiên mức độ tăng giá đã bắt đầu có xu hướng giảm và có thể kiểm soát được. Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu và doanh thu dịch vụ thu ngoại tệ ước thực hiện 479,48 triệu USD, đạt 45,7% kế hoạch năm và tăng 17,8% so với cùng kỳ; trong đó, xuất khẩu hàng hóa 460,6 triệu USD, đạt 45,3% kế hoạch năm và tăng 17,1% so với cùng kỳ; dịch vụ thu ngoại tệ 18,8 triệu USD, đạt 58,8% kế hoạch năm và tăng 37,8% so với cùng kỳ. Giá trị kim ngạch nhập khẩu ước thực hiện 239,8 triệu USD, đạt 35,8% kế hoạch năm, tăng 25,5% so với cùng kỳ. Trong đó, hàng hóa nhập khẩu phục vụ sản xuất là chủ yếu. Để có được sự tăng trưởng ở mức cao trên 15% trong 5 năm qua là sự đóng góp đáng kể của các doanh nghiệp Cần Thơ vào GDP của thành phố. Trong những năm qua tốc độ

tăng trưởng về mặt số lượng cũng như chất lượng của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơđáng được ghi nhận qua bảng số liệu dưới đây.

Bảng 4.3: Tình hình phát triển Doanh nghiệp Cần Thơ

Năm 2009/2008 20010/2009 Ch tiêu ĐVT 2008 2009 2010 Tuyđối t Tương đối (%) Tuyt đối Tương đối (%) S DN đang HĐSX DN 3.130 3.437 3.567 307 9,81 130 3,78 Tng s LĐ Người 99.969 97.505 100.482 (2.464) (2,46) 2977 3,05 Vn SXKDBQ Tỷđồng 43.374 59.755 91.194 16.381 37,77 31.439 52,61 Giá tr TSCĐ Tỷđồng 12.956 23.724 28.912 10.768 83,11 5.188 21,87 DT thun SXKD Tỷđồng 69.315 92.239 109.532 22.924 33,07 17.293 18,75 Lãi/lỗ Tỷđồng 1.521 2.942 3.188 1.421 93.43 246 8,36 Nguồn: Cục Thống kê TP. Cần Thơ, 2010

Từ bảng số liệu trên ta thấy số lượng doanh nghiệp thành phố Cần Thơ tăng đều qua từng năm mặc dù tốc độ chỉ ở mức thấp cụ thể năm 2009 đạt 3.437 doanh nghiệp tăng 307 doanh nghiệp tương đương 9,81% nhưng sang năm 2010 tốc độ tăng này chỉ còn 3,78% nên đạt 3.567 doanh nghiệp nhiều hơn 130 doanh nghiệp so với năm 2009. Để có được tốc độ tăng trưởng trên trong tình hình khó khăn của nền kinh tế là nhờ các chính sách định hướng phát triển của Chính phủ cũng như sự ưu đãi tạo điều kiện của các Chính quyền Địa phương. Ta cũng biết chính lượng doanh nghiệp đang hoạt động này đã góp phần giải quyết việc làm cho người lao động trong xã hội, riêng tại Cần Thơ số người lao động làm việc trong các doanh nghiệp cũng có những biến động tăng và giảm theo tình hình phát triển kinh kế xã hội của thành phố, năm 2008 số lượng lao động là 99.969 người nhưng bước sang năm 2009 lại giảm 2.464 người chỉ còn 97.505 lao động tương đương mức giảm 2,46%. Mức giảm này là do trong năm 2009 nền kinh tế Việt Nam còn nhiều ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 nên các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ nên phải cắt giảm lao động để giảm chí phí sản xuất cũng như thu nhỏ qui mô sản xuất. Nhưng đến năm 2010 thì số lao động làm việc tại các doanh nghiệp tăng 2.977 người so với năm 2009 tức đạt 100.482 người tương đương tăng 3,05% do trong năm 2010 dưới sự hỗ trợ của Chính phủ dành cho các doanh nghiệp cũng như nên kinh tế thế giới bắt đầu tăng trưởng trở lại

nên các doanh nghiệp cũng bắt đầu mở rộng hoạt động sản xuất trở lại. Đặc biệt ta thấy tổng vốn sản xuất kinh doanh bình quân của các doanh nghiệp có sự gia tăng đột vào năm 2010 khi đạt 91.194 tỷ đồng tăng 31.439 tỷ đồng tương đương 52,61% so với năm 2009 do tình hình lạm phát trong nước đang ở mức cao 11,75% làm cho nguồn nguyên vật liệu sản xuất tăng giá dẫn đến chi phí đầu vào tăng cao nên nguồn vốn đầu tư cũng phải tăng theo. Cùng chung xu hướng tăng mạnh là doanh thu thuần hoạt động sản xuất kinh doanh khi năm 2009 tăng 33,07% so với năm 2008 tương đương tăng 22.924 tỷ đồng khi đạt 92.239 tỷ đồng đến năm 2010 tăng thêm 18,75% so với năm 2009 khi đạt 109.532 tỷđồng, doanh thu tăng lên theo từng năm nhờ số lượng hàng hóa bán lẻ luôn đạt ở mức cao do nhu cầu xã hội rất lớn mặc dù nền kinh tế đang gặp khó khăn và giá cả nhiều mặc hàng cũng tăng lên từng ngày. Cũng chính doanh thu sản xuất kinh doanh tăng nên làm cho lợi nhuận cũng tăng theo cụ thể năm 2009 lãi của các doanh nghiệp tại Cần Thơ tăng rất cao đến 93,43% so với năm 2008 khi đạt 2.942 tỷđồng tiền lời và sang năm 2010 thì tiếp tục tăng nhẹ 8,36% so với năm 2010. Nhờ vào làm ăn có lãi nên các doanh nghiệp đã đầu tư mạnh vào tài sản cố định nên tổng giá trị tài sản cố định của các doanh nghiệp Cần Thơ cũng tăng mạnh vào năm 2009 là 83,11% khi đạt 23.724 tỷ đồng và lại tiếp tục tăng thêm 21,87% vào năm 2010 khi đạt 28.912 tỷđồng so với năm 2009.

Theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 của Chính phủ thì doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên). DNNVV hoạt động trên tất cả các lĩnh vực, ngành nghề kinh tế: thương mại, dịch vụ, công nghiệp, xây dựng, nông, lâm, ngư nghiệp và dưới mọi hình thức như: doanh nghiệp nhà nước (DNNN), doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài…được quy định cụ thể như sau:

Bảng 4.4: Tiêu chí phân loại DNNVV. DN siêu nhỏ DN nhỏ DN vừa Quy mô Khu vực Số lao động Tổng Nguồn vốn Số lao động Tổng nguồn vốn Số lao động Nông, lâm nghiệp

và thủy sản ≤ 10 người ≤ 20 tỷđồng > 10 người đến 200 người > 20 tỷ đến 100 tỷđồng > 200 người đến 300 người Công nghiệp và xây dựng ≤ 10 người ≤ 20 tỷđồng > 10 người đến 200 người > 20 tỷ đến 100 tỷđồng > 200 người đến 300 người Thương mại và dịch vụ ≤ 10 người ≤ 10 tỷđồng > 10 người đến 50 người > 10 tỷ đến 50 tỷđồng > 50 người đến 100 người (Nguồn: Theo Nghịđịnh 56/2009/NĐ-CP) Theo tiêu chí trên thì qui mô DNNVV Cần Thơđạt được như sau:

DN nhỏ 97% DN vừa 1% DN lớn 2%

Hình4.1: Cơ cu Doanh nghip Cn Thơ phân theo quy mô lao động năm 2009

(Ngun: Niên giám thng kê 2010)

Từđồ thị ta thấy rằng Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Cần Thơ chiếm tỷ trọng rất lớn đến 98% tổng số DN đang hoạt động vào năm 2009 phân theo quy mô lao động, trong đó DN nhỏ Cần Thơ lại chiếm đến 97% với 3.362 DN và đạt tỷ trọng 12,89% số DN nhỏ ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, riêng DN vừa Cần Thơ chỉ chiếm có 1% nhưng lại chiếm tỷ trọng 11,46% số DN ở ĐBSCL với số lượng 22 DN. Từđó cho thấy tầm quan trọng của những DNNVV ở Cần Thơ mang lại cho nền kinh tế địa phương là rất lớn, chính tầm quan trọng đó mà Chính phủ Việt Nam đã có những định hướng phát triển DNNVV trong tương lai lên một

tầm cao mới. Hơn nữa từ khi Cần Thơ trở thành thành phố Trung Ương và nhận được sựđầu tư trọng tâm của Chính phủđể biến Cần Thơ trở thành động lực thúc đẩy kinh tếĐBSCL phát triển với những lới thế của vùng đất Mekong này.

DN nhỏ 88% DN vừa 11% DN lớn 1%

Hình 4.2:Cơcấu Doanh nghiệp Cần Thơ phân theo quy mô vốn năm 2009

(Ngun: Niên giám thng kê năm 2010)

Ngoài ra nếu phân loại DN theo quy mô vốn thì DN nhỏ và vừa Cần Thơ lần lượt chiếm 88% đối với DN nhỏ với số lượng 2.991 DN và 11% đối với DN vừa khi có tổng số 395 DN, trong đó số lượng DN có vốn đầu tư dưới 0,5 tỷ đồng đạt 427 DN chiếm 12,42%, số DN có lượng vốn từ 0,5 đến dưới 1 tỷ chiếm 15,36% với 528 DN, tiếp theo số DN có vốn hoạt động kinh doanh từ 1 đến dưới 5 tỷ là 1.764 DN tương đương 51,32% có thể nói đây là số lượng DN chiếm tỷ trọng cao nhất trong các DNNVV. Tiếp theo là các DN có vốn đầu tư từ 5 đến dưới 10 tỷ là 272 DN tương đương 7,91%, từ 10 đến dưới 50 tỷ là 300 DN tương đương 8,72% và cuối cùng là từ 50 đến dưới 200 tỷ đồng có tổng cộng 95 DN chiếm 2,76% tổng số DN. Từ những con số trên cho thấy một điều các DN có số vốn thấp dưới 5 tỷ lại chiến tỷ trọng khá cao nhưng khi số vốn càng tăng lên thì số lượng DN cũng giảm dần. Điều này cho thấy một thực tế là các DNNVV Cần Thơ rất thiếu vốn cho việc mở rộng sản xuất và họ chủ yếu sản xuất nhỏ lẻ, tự phát không có chiến lược hay cách thức quản lý rủi ro vì thế mà các DNNVV rất nhạy cảm với những biến động xấu của nền kinh tế.

4.2 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ DNNVV CẦN THƠ 4.2.1 Thuận lợi

- DNNVV đã được Đảng và Nhà nước chú trọng phát triển, nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ DNNVV lần lượt ra đời, tạo điều kiện thúc đẩy DNNVV phát triển nên khu vực DNNVV, trong thời gian qua vẫn duy trì và có bước phát triển đáng kể cả về lượng và chất.

- Mặc dù chất lượng hàng hóa chưa cao nhưng giá bán rẻ hơn nhiều so với nhiều DN lớn, nên cũng tạo ra lợi thế cạnh tranh cho các DNNVV.

- Về mặt quản lý so với những bộ máy cồng kềnh, nhiều tầng nấc như các tập đoàn, công ty lớn, việc ra quyết định SXKD không cần qua nhiều cấp, nên khi gặp khó khăn sẽ nhanh chóng được giải quyết. Với cơ cấu quản lý gọn nhẹ, linh hoạt, dễ dàng trong chuyển đổi cơ cấu hoạt động, linh hoạt trong cơ chế kinh tế thị trường đầy phức tạp, các DNNVV luôn có thể điều chỉnh phương hướng kinh doanh của mình với tốc độ nhanh, đáp ứng yêu cầu tồn tại và phát triển của Doanh nghiệp.

4.2.2 Khó khăn

- Tình hình biến động giá cả nguyên, nhiên vật liệu tiếp tục tăng, làm ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm hàng hóa của các cơ sở sản xuất, nhất là các cơ sở sản có quy mô nhỏ và vừa chịu tác động mạnh. Tình hình thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh diễn ra một số địa phương làm ảnh hưởng lớn đến tình hình tiêu thụ sản phẩm ở thị trường trong nước.

- Mặc dù công nghiệp thuộc khu vực DNNVV thời gian qua có bước phát triển, tuy nhiên, so với quy mô toàn ngành công nghiệp thì khu vực này còn quá nhỏ bé, mức đầu tư của các DNNVV còn thấp, các cơ sở này thường thiếu vốn và khả năng tiếp cận vốn hạn chế, công nghệ lạc hậu, năng suất thấp, khả năng cạnh tranh kém.

- Từ thực tế doanh nghiệp cho thấy, tỷ lệ giám đốc các DNNVV có trình độ cao đẳng, đại học chiếm tỷ lệ rất thấp và phần lớn trong số họ xuất phát từ lao động có kinh nghiệm, hầu như không có ai được đào tạo làm giám đốc. Đối với lao động trực tiếp, đa số không được đào tạo qua trường lớp mà chủ yếu qua truyền nghề, tỷ lệđược đào tạo thấp.

- Nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của công nghiệp khu vực DNNVV cả về lao động phổ thông và lao động trí thức, một số lao động có khuynh hướng vào làm việc cho các công ty nước ngoài hơn là làm việc cho các doanh nghiệp khu vực DNNVV, do quy mô, điều kiện làm việc tại các công ty nước ngoài tốt hơn.

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển tín dụng ngắn hạn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đông á chi nhánh cần thơ (Trang 39 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)