PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨ U

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển tín dụng ngắn hạn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đông á chi nhánh cần thơ (Trang 27)

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu.

̶ Số liệu được thu thập trực tiếp từ phòng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm 2008, 2009, 2010

̶ Các tài liệu, báo, tạp chí chuyên ngành có liên quan.

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu.

Phương pháp phân tích được sử dụng trong đề tài bao gồm:

̶ Phương pháp so sánh bao gồm so sánh tuyệt đối và so sánh tương đối.

+ Phương pháp so sánh bng s tuyt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế.

∆ ∆ ∆ ∆Y = Y1 – Y0 Trong đó: Y0: chỉ tiêu năm trước Y1: chỉ tiêu năm sau

∆Y: phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế

Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từđó đề ra biện pháp khắc phục.

+ Phương pháp so sánh bng s tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.

∆y = (y1 - yo)/ yo*100

Trong đó:

yo : chỉ tiêu năm trước. y1 : chỉ tiêu năm sau.

∆y : biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế.

Phương pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

̶ Phương pháp bình quân : dùng để xác định số dư nợ bình quân.

̶ Phương pháp tỷ trọng : xác định phần trăm của từng yếu tố chiếm được trong tổng thể các yếu tốđang xem xét, phân tích.

̶ Phương pháp tỷ số : dùng để xem xét sự biến động của các chỉ tiêu. ̶ Phương pháp đánh giá trực tiếp hoạt động tín dụng ngắn hạn từ những số liệu ngân hàng cung cấp.

CHƯƠNG 3

KHÁI QUÁT V NGÂN HÀNG THƯƠNG MI C PHN

ĐÔNG Á CHI NHÁNH CN THƠ

3.1 LCH S HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIN CA NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á.

3.1.1 Lch s hình thành.

Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á có tên giao dịch là “DongA Bank” được thành lập vào ngày 01/07/1992 với vốn điều lệ 20 tỷđồng, DongA Bank là ngân hàng đầu tiên thực hiện tín dụng trả góp chợ dành cho đối tượng là tiểu thương và các hộ mua bán tại các chợ.

Ngân hàng Đông Á bao gồm một hội sở chính, sở giao dịch và hơn 155 chi nhánh và phòng giao dịch, có đến 900 máy tựđộng ATM và gần 1500 điểm chấp nhận thẻ - POS. DongA Bank chi nhánh Cần Thơ là chi nhánh cấp trực thuộc Ngân hàng Đông Á, đây là một trong những chi nhánh có quy mô hoạt động lớn nhất trong hệ thống Ngân hàng Đông Á.

Ngân hàng Đông Á chi nhánh Cần Thơ chính thức thành lập ngày 16/05/1996 dưới sự quản lý trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Cần Thơ. Chi nhánh được đặt tại số 67 Phan Đình Phùng, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ, đây là địa bàn rất thuận lợi cho ngân hàng tiếp cận với nhiều khách hàng khác nhau, đặc biệt là công ty TNHH, DNTN…cần bổ sung vốn lưu động cho quá trình hoạt động kinh doanh liên tục. Hiện nay, Ngân hàng Đông Á chi nhánh Cần Thơ có 10 đợn vị trực thuộc gồm: phòng giao dịch Ninh Kiều, phòng giao dịch Xuân Khánh, phòng giao dịch Bình Thủy, phòng giao dịch Trà Nóc, phòng giao dịch Ô Môn, phòng giao dịch Ngã Bảy, phòng giao dịch 24H số 1, phòng giao dịch An Hòa, phòng giao dịch CờĐỏ, phòng giao dịch Thốt Nốt. Qua hơn 14 năm đi vào hoạt động, Ngân hàng Đông Á chi nhánh Cần Thơ đã không ngừng phấn đấu, nâng cao uy tín thương hiệu, mở rộng phạm vi hoạt động, góp phần vào sự phát triển chung của sự phát triển kinh tế xã hội ở Cần Thơ và của cả thương hiệu Đông Á.

3.1.2 Quá trình phát triển.

- Ngày 01/07/1992 đánh dấu sự ra đời của DongA Bank với 56 cán bộ, nhân viên làm việc tại trụ sởđầu tiên, số 60-62 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận Phú Nhuận, TP.HCM (nay là đường Nguyễn Văn Trỗi).

- Năm 1993 DongA Bank thành lập 3 chi nhánh: Quận 1, Hậu Giang (TP.HCM) và Hà Nội, chính thức triển khai dịch vụ thanh toán quốc tế, chuyển tiền nhanh và chi lương hộ.

- Năm 1994 vốn điều lệ DongA Bank tăng 30 tỷđồng sau 2 năm hoạt động. Ngân hàng thành lập Chi BộĐảng, Công Đoàn, Chi Đoàn Thanh Niên.

- Năm 1995 vốn điều lệ DongA Bank tiếp tục tăng lên thành 49,6 tỷ đồng. DongA Bank trở thành đối tác duy nhất nhận vốn ủy thác từ Tổ chức Hợp tác quốc tế của Thụy Điển (SIDA), tài trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam.

- Năm 1998 DongA Bank là một trong hai Ngân hàng cổ phần tại Việt Nam nhận vốn tài trợ từ Quỹ Phát triển nông thôn (RDF) của Ngân hàng Thế Giới. -Năm 2000 vốn điều lệ DongA Bank tăng lên 97,4 tỷđồng. Tháng 9/2000, DongA Bank trở thành thành viên chính thức của Mạng thanh toán toàn cầu (SWIFT).

- Năm 2001 Công ty thành viên của DongA Bank – Công ty Kiều hối Đông Á được thành lập. DongA Bank tăng vốn điều lệ lên 120 tỷđồng, xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 vào hoạt động. - Năm 2002 sau 10 năm hoạt động, vốn điều lệ của DongA Bank tăng lên gấp 10 lần – với tổng vốn là 200 tỷ đồng. Số cán bộ, nhân viên của DongA Bank là 537 người. DongA Bank là một trong hai ngân hàng cổ phần nhận vốn ủy thác từ Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) để tài trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Năm này, DongA Bank thành lập Trung tâm thẻ Ngân hàng Đông Á, phát hành thẻ Đông Á. DongA Bank cũng nhận chuyển giao đội bóng Công An TP.HCM, lập Công ty cổ phần Thể thao Đông Á (Câu lạc bộ bóng đá Ngân hàng Đông Á).

- Năm 2004 DongA Bank chính thức triển khai hệ thống ATM và dịch vụ thanh toán tiền điện tử tựđộng qua ATM. Tổng số cán bộ, nhân viên làm việc cho Ngân hàng là 824 người.

- Năm 2005 DongA Bank thành lập hệ thống Vietnam Bankcard (VNBC) kết nối hệ thống thẻ giữa các ngân hàng, hợp tác thành công với Tập đoàn China Union Pay (Trung Quốc) và ký kết hợp đồng nguyên tắc liên kết kinh doanh tại Việt Nam và Đài Loan giữa Ngân hàng Đông Á – Công ty cổ phần Mai Linh – Tập đoàn Jampoo (Đài Loan).

- Năm 2006 cùng với mạng lưới 69 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc, DongA Bank khánh thành tòa nhà hội sở tại 130 Phan Đăng Lưu, Phường 3, Quận Phú Nhuận, TP.HCM. DongA Bank trở thành ngân hàng thương mại cổ phần dẫn đầu về tốc độ phát triển dịch vụ thẻ ATM tại Việt Nam với một triệu khách hàng sử dụng thẻ đa năng chỉ sau 3 năm phát hành thẻ. Ngân hàng triển khai thêm hai kênh giao dịch – Ngân hàng Đông Á TựĐộng và Ngân hàng Đông Á Điện Tử và chuyển đổi thành công sang core-banking, giao dịch online toàn hệ thống. Năm này, DongA Bank cũng chính thức trở thành thành viên của tổ chức thẻ VISA. Công ty thành viên của DongA Bank – Công ty Kiều hối Đông Á giữ vững vị trí dẫn đầu 7 năm liền.

- Năm 2007 kỷ niệm 15 năm thành lập, DongA Bank chính thức thay đổi logo cùng hệ thống nhận diện thương hiệu. Ngân hàng khánh thành và đưa vào sử dụng nhiều trụ sở hiện đại theo mô hình chuẩn của tòa nhà hội sở, mở rộng mạng lưới hoạt động với 107 chi nhánh, phòng giao dịch trên 40 tỉnh, thành, phục vụ cho 2 triệu khách hàng. Thẻ ATM thế kỷ 21 của DongA Bank được chứng nhận “Kỷ lục Việt Nam” với chức năng nhận – gửi tiền trực tiếp và thu đổi ngoại tệ. Doanh số thanh toán quốc tế của DongA Bank vượt 2 tỷ đô la Mỹ. DongA Bank lọt vào danh sách top 200 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam do Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) bình chọn.

- Năm 2008 DongA có mặt tại 50 tỉnh, thành trên cả nước với 148 điểm giao dịch và hơn 800 máy ATM. Ngày 08/08/2008, DongA Bank chính thức phát hành thẻ tín dụng, đánh dấu việc kết nối hệ thống thẻ Đông Á với hệ thống thẻ thế giới thông qua Visa. Số lượng khách hàng đạt 2,5 triệu. DongA Bank là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam sở hữu máy ATM nhận tiền mặt trực tiếp hiện đại nhất với tính năng nhận 100 tờ với nhiều mệnh giá khác nhau trong một lần gửi. - Năm 2009 vốn điều lệ 3.400 tỷ đồng, số lượng khách hàng đạt 4 triệu. Nhận kỷ lục Guiness Việt Nam cho sản phẩm ATM lưu động, đồng thời triển khai

nhiều sản phẩm dịch vụ nổi bật như Vay 24 phút, Phủ sóng 1 km, chi lương điện tử, đẩy mạnh dịch vụ thanh toán hóa đơn…

- Năm 2011, DongA Bank chính thức triển khai dịch vụ thanh toán trực tuyến với Công ty cổ phần Thế Giới của Những Người Chiến Thắng (WOOW) nhằm phục vụ cho khách hàng có nhu cầu nạp BID vào tài khoản WOOW để tham gia đấu giá tại website http://woow.vn.

3.2 CƠ CU T CHC. 3.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức.

Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức Ngân hàng Đông Á chi nhánh Cần Thơ

BAN GIÁM ĐỐC CÁC PHÒNG BAN CÁC PHÒNG GIAO DỊCH P.KH CÁ NHÂN P.KH DOANH NGHIỆP PHÒNG NGÂN QUỸ PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ PHÒNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN PGD ÔMÔN PGD TRÀ NÓC PGD 24H SỐ1 PGD BÌNH THỦY PGD XUÂN KHÁNH PGD NINH KIỀU PGD NGÃ BẢY PGD AN HÒA PGD THỐT NỐT PGD CỜ ĐỎ

3.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận.

* Ban Giám Đốc: gồm 1 Giám Đốc và 1 Phó Giám Đốc.

- Giám Đốc: có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động của Ngân hàng theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi của đơn vị, thực hiện giao dịch với khách hàng, ký kết các hợp đồng kinh tế, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỹ luật, hoặc nâng lương cho các cán bộ công nhân viên trong đơn vị.

- Phó Giám Đốc: là người hỗ trợ và tham mưu cho Giám Đốc trong việc điều hành hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, giải quyết những vấn đề nảy sinh trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng mà Giám Đốc giao phó, thay mặt Giám Đốc giải quyết công việc khi Giám Đốc đi vắng ( nếu có sựủy quyền của Giám Đốc).

* Phòng Khách Hàng Doanh Nghiệp: Chuyên thực hiện các khoản cho vay mà chủ yếu là cho vay trung dài hạn cho đối tượng khách hàng doanh nghiệp. Bên cạnh đó có trách nhiệm kiểm soát, theo dõi quá trình sử dụng các món vay của khách hàng. Ngoài ra, Phòng Khách Hàng Doanh Nghiệp còn có nhiệm vụ xây dựng các kế hoạch kinh doanh cho hoạt động Ngân hàng.

* Phòng Khách Hàng Cá Nhân: chuyên thực hiện các khoản cho vay ngắn hạn đối với cá nhân. Ngoài ra, Phòng Khách Hàng Cá Nhân còn có nhiện vụ phát triển sản phẩm thẻ cho Ngân hàng.

* Phòng Kế Toán: thực hiệc các nghiệp vụ có liên quan đến quá trình thanh toán như: thu tiền theo yêu cầu của khách hàng (ủy nhiệm thu), chi theo yêu cầu (ủy nhiệm chi), tiến hành mở tài khoản cho khách hàng, kế toán các tài khoản thu chi trong ngày để xác định lượng vốn hoạt động của Ngân hàng, dùng bút toán chuyển khoản trong thanh toán giữa Ngân hàng với Ngân hàng Đông Á Hội Sở. * Phòng Công Nghệ Thông Tin: thực hiện thống kê số liệu, lưu trữ thông tin, cập nhật số liệu phát sinh hàng ngày.

* Phòng Hành Chánh Nhân Sự: Quản lý toàn bộ các họat động có liên quan đến cán bộ công nhân viên, hoạt động của Ngân hàng, an ninh và an toàn cho hoạt động đó. Cụ thể như: sắp xếp, bố trí cán bộ vào công việc phù hợp, cung cấp các đồ dùng hàng ngày cho các phòng, bố trí nhân viên trực bảo vệ, chăm lo việc

bảo vệ sức khỏe của cán bộ, giải quyết các vấn đề lương, thưởng, hưu trí, thôi việc.

* Phòng Ngân Quỹ: là nơi mà các khoản thu chi tiền mặt được thực hiện khi có nhu cầu về tiền mặt với sự xác nhận của Phòng Kế Toán, khách hàng sẽ đến nộp và lãnh tiền ở Phòng Ngân Quỹ và ngược lại Phòng Ngân Quỹ cũng có trách nhiệm kiểm tra số tiền khi đơn vịđến nộp tiền vào Ngân hàng.

* Các Phòng Giao Dịch trực thuộc: thực hiện các nghiệp vụ giống như tại Hội Sở chính chẳng hạn như: huy động vốn, cho vay, cầm đồ, thanh toán…Hiện nay đa số các phòng giao dịch đều hỗ trợ vốn cho nông dân vay. Đây là mạng lưới còn nhiều tiềm năng để khai thác và nhiều triển vọng trong tương lại.

3.3 CÁC HOT ĐỘNG CHÍNH CA NGÂN HÀNG

Trong thời gian qua, Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á chi nhánh Cần Thơ không ngừng phấn đấu thực hiện chức năng chung của Ngân hàng thương mại là “kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng đối với các thành phần kinh tế”. Đáp ứng được nhu cầu vốn cho các ngành nghề: thương mại, dịch vụ, xây dựng và công nghiệp. Góp phần cho sự phát triển kinh tế thành phố, đồng thời cũng thực hiện tốt chính sách của Nhà nước, tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững của đất nước.

Là một Ngân hàng thương nên các nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng Đông Á bao gồm:

- Nhận tiền gửi vào tài khoản, tiết kiệm đồng Việt Nam, ngoại tệ và chứng chỉ tiền gửi vàng.

- Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và chứng chỉ tiền gửi vàng.

- Chuyển tiền kiều hối.

- Tài trợ, thanh toán xuất nhập khẩu. - Dịch vụ bảo lãnh.

- Thu chi hộ.

- Thanh toán quốc tế.

- Nhận mua bán giao ngay, có kỳ hạn và hoán đổi các loại ngoại tệ mạnh. - Phát hành thẻ tín dụng DongA Bank.

3.4 QUY TRÌNH CHO VAY VN TI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á CHI NHÁNH CN THƠ. CHI NHÁNH CN THƠ.

Hình 3.2: Quy trình xét duyệt cho vay

Qui trình này gồm có 6 bước:

Bước 1: Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về hồ sơ vay vốn.

Cán bộ tín dụng làm đầu mối tiếp nhận, hướng dẫn khách hàng về hồ sơ vay vốn, bao gồm: hồ sơ pháp lý, hồ sơ khoản vay, hồ sơđảm bảo tiền vay, kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp theo quy định của ngân hàng.

Bước 2: Thẩm định các điều khoản tín dụng.

Cán bộ tín dụng(CBTD) nghiên cứu thẩm định hồ sơ vay vốn, báo cáo thẩm định đề xuất cho vay trình lên Trưởng phòng tín dụng theo những nội dung sau:

- Đánh giá chung về khách hàng: năng lực pháp lý, mô hình tổ chức, bố trí lao động, ngành nghề kinh doanh, quản trịđiều hành của doanh nghiệp, các rủi ro

- Tình hình tài chính của khách hàng.

- Phương án sản xuất kinh doanh, khả năng vay trả. - Bảo đảm tiền vay.

- Xác định phương thức và nhu cầu vay. - Xem xét khả năng nguồn vốn của Chi nhánh. - Xem xét điều kiện thanh toán.

Bước 3: Xét duyệt cho vay, ký hợp đồng tín dụng.

- Cán bộ tín dụng: sau khi nghiên cứu, thẩm định các điều kiện vay vốn lập tờ trình cho vay kèm hồ sơ vay vốn trình trưởng phòng tín dụng (TPTD).

- Trưởng phòng tín dụng: trên cơ sở tờ trình của CBTD kèm hồ sơ vay vốn, xem xét kiểm tra, thẩm định lại ghi ý kiến vào tờ trình và trình Lãnh đạo.

- Lãnh đạo: xem xét lại hồ sơ TPTD trình để quyết định.

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển tín dụng ngắn hạn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đông á chi nhánh cần thơ (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)