Thảo luận từ kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của cán bộ, giảng viên tại trường cao đẳng nghề đồng tháp 2015 (Trang 84 - 87)

Nghiên cứu đã tìm ra 4 yếutố tác động đến sự hài lòng chung của cán bộ, giảng

viên là: (1) Thu nhập, (2) Cấp trên, (3) Đồng nghiệp và (4) Đặc điểm công việc. Kết quả còn cho thấy mức độ hài lòng trong công việc đối với từng yếu tố này có khác

nhau. Trong đó, điểm đánh giá cao nhất thuộc về yếutố đồng nghiệp (điểm trung bình

là 3.3696), thấp nhất là yếu tố tính cấp trên (2.2601). Mức đồng đều về câu trả lời giữa các biến cũng khác nhau, trong đó mức biến động nhỏ nhất lại thuộc về yếu tố thu

nhập (σ = 0.68304) và mức biến động lớn nhất thuộc về yếu tố đồng nghiệp (σ =

1.14771) (bảng 4.42).

Kết quả này cho thấy mức độ đánh giá về các chỉ số hài lòng trong công việc đạt ở mức trên trung bình.Do vậy, Nhà trường có thể nâng caosự hài lòng của cán bộ,

70

giảng viên thông qua các chính sách đãi ngộ. Đặc biệt, hai biến Thu nhập và Cấp trên phải được Nhà trường cải thiện kịp thời, vì hai biến này là những thành phần không thể thiếu của sự hài lòngvà nó có tác động mạnh nhất đến sự hài lòng trong công việc.

Bảng 4.42 Giá trị thống kê các yếutố

Descriptive Statistics Số lượng mẫu Giá trị min Giá trị max Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Thu nhập 207 1.25 5.00 2.6800 .68304 Cấp trên 207 1.00 5.00 2.2601 .76544 Đồng nghiệp 207 1.00 4.50 3.3696 1.14771

Đặc điểm công việc 207 1.40 5.00 2.9720 .74897

Nguồn tác giả tính toán (Phụ lục 2 trang xii)

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy mức độ quan trọng đối với các yếu tố ảnh hưởng lên sự hài lòng trong công việc của cán bộ, giảng viên là khác nhau. Điều này được thể hiện thông qua tầm quan trọng của các hệ số Beta trong phương trình hồi

quy. Từ phương trình hồi quyY = 0.314 + 0.182XR1R + 0.211 XR2R + 0.298 XR3R + 0.104 XR4R

cho thấy yếu tố Đồng nghiệp có ảnh hưởng lớn nhất, tiếp theo là yếutố Cấp trên, yếu tố Thu nhậpvà cuối cùng là yếutố Đặc điểm công việc.

Nghiên cứu cũng cho thấy không có sự khác nhau rõ ràng về mức độ hài lòng

trong công việc của cán bộ, giảng viên theo nhân khẩu học (giới tính, nhóm tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân,…). Điều này cho thấy mức độ đòi hỏi về sự hài lòng trong công việc không phụ thuộc vào các yếu tố nhân khẩu học.

Kết quả nghiên cứu cho thấy giá trị RP

2

Phiệu chỉnh bằng 0.562 cho thấy các yếu tố trong mô hình giải thích được 56.20% biến phụ thuộc “Sự hài lòng trong công việc của cán bộ, giảng viên”. Còn 43.80% là do các yếu tố bên ngoài mô hình tác động.

71

Tóm lại, chương 4 đã trình bày kết quả khảo sát các yếutố ảnh hưởng đến hài lòng trong công việc theo mô hình nghiên cứu, qua đó cũng đã kiểm định thang đo các yếu tố tạo nên sự hài lòng trong công việc của cán bộ, giảng viên thông qua các công cụ kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA) và điều chỉnh mô hình nghiên cứu theo kết quả EFA. Chương này cũng đã thực hiện việc kiểm định các giả thuyết nghiên cứu bằng phương pháp hồi quy và thực hiện đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố cấu thành nên sự hài lòng và xem xét sự khác nhau về mức độ hài lòng giữa các nhóm ván bộ, giảng viên theo nhân khẩu học. Kết quả kiểm định từ 8 giả thuyết đưa ra (HR1R, HR2R, HR3R, HR4R, HR5R, HR6, RHR7R, HR8R) nghiên cứu đã tìm được 4 yếu tố tác động đến sự hài lòng trong công việc của cán bộ, giảng viên đó là:

Thu nhập, Cấp trên, Đồng nghiệp và Đặc điểm công việc. Chương tiếp theo sẽ trình bày tóm tắt của toàn bộ nghiên cứu, các giải pháp và ý nghĩa của nghiên cứu cũng như các hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo cho các nghiên cứu tương tự.

72

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của cán bộ, giảng viên tại trường cao đẳng nghề đồng tháp 2015 (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)