KẾT LUẬN CHƯƠNG 4:

Một phần của tài liệu Tác động đòn bẩy tài chính đến quyết định đầu tư các doanh nghiệp thủy sản việt nam luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 63 - 68)

IV = 𝑯𝑯à𝒏𝒏𝒏𝒏 𝒕𝒕ồ𝒏𝒏 𝒌𝒌𝒏𝒏𝒉𝒉+𝒕𝒕 à𝒊𝒊 𝒔𝒔ả𝒏𝒏 𝒄𝒄ố đị𝒏𝒏𝒏𝒏 𝒏𝒏ữ𝒏𝒏 𝒏𝒏 ì𝒏𝒏𝒏𝒏 𝑻𝑻ổ𝒏𝒏𝒏𝒏𝒕𝒕à𝒊𝒊𝒔𝒔ả𝒏𝒏

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4:

Nối tiếp nội dung tổng quan trong chương 2 và phương pháp nghiên cứu trong chương

54

- Từ dữ liệu mẫu đã có, tác giả thống kê mô tả các chỉ tiêu tài chính, phân tích thực trạng chỉ tiêu các chỉtiêu tài chính được đại diện bởi biến độc lập, biến phụ thuộc và các biến kiểm soát.

- Trong nội dung nghiên cứu, tác giả phân tích tương quan và phân tích hồi quy

từđó đưa ra mô hình phù hợp với dữ liệu mẫu.

- Đưa ra các kết luận tổng quát về mô hình và các biến phụ thuộc, biến độc lập, biến kiểm soát và chiều hướng các biến độc lập, biến kiểm soát lên biến phụ thuộc.

55

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN & HÀM Ý CHÍNH SÁCH 5.1 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Mục tiêu nghiên cứu này là điều tra nghiên cứu mối quan hệ giữa đòn bẩy và quyết

định đầu tư của các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam. Để xác định mối quan hệ này, tác giả sử dụng dữ liệu bảng được hồi quy theo ba mô hình: mô hình hồi quy gộp, mô

hình tác động cố định và mô hình tác động ngẫu nhiên. Trong ba mô hình hồi quy

được sử dụng, tác giả nhận thấy mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên là mô hình phù

hợp nhất.

Bảng 5. 1: Mối tương quan kỳ vọng của các nhân tố và kết quả mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên

I Mối tương

quan kỳ vọng Mô hình tác động ngẫu nhiên

LEV1 Ngược chiều

Thuận chiều

(có ý nghĩa thống kê)

LEV2 Ngược chiều

Cùng chiều

( có ý nghĩa thống kê)

CF Cùng chiều

Cùng chiều

(không ý nghĩa thống kê)

SALES Cùng chiều

Nghịch chiều

(không ý nghĩa thống kê)

ROA Cùng chiều

Cùng chiều

(không có ý nghĩa thống kê)

LIQ Cùng chiều

Ngược chiều

(không có ý nghĩa thống kê)

56

Bài nghiên cứu chỉ ra rằng mô hình hồi quy gộp không phải là cách tốt nhất để ước

lượng mối quan hệ giữa đầu tư và đòn bẩy tài chính vì phương pháp này không tính

đến tác động của các nhân tốđặc trưng riêng của từng doanh nghiệp. Kết quả này phù

hợp với kết quả nghiên cứu của Mohun Prasadising Odit, Hemant B. Chittoo (2008) và

các nghiên cứu khác trên thế giới.

5.2 KẾT LUẬN

Bài nghiên cứu này cho thấy đòn bẩy tác động thuận chiều lên quyết định đầu tư và có

ý nghĩa thống kê. Do đó, các công ty này thường dễ nhận được các điều kiện vay ưu đãi mà không cần xét đến tính hiệu quả khi sử dụng những khoản vay này đểđầu tư.

Biến Leverage tác động thuận chiều lên biến Net Investment với hệ số là 0.71 và 2.22

và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, 10%. Bên cạnh đó tính rủi ro hệ thống của thị

trường cũng tăng lên tương ứng với mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính trung bình của nhà đầu tư.

Đòn bẩy chịu tác động mạnh mẽ bởi các yếu tố nội tại bên trong doanh nghiệp.

Biến Cash Flow cũng tác động cùng chiều lên đầu tư khi tổng nợ phải trả trên tổng tài sản và ngược chiều lên đầu tư khi tổng nợ dài hạn trên tổng tài sản. Điều này cho thấy việc đầu tư của những công ty trong mẫu không phụ thuộc vào dòng tiền nội bộ,

nguyên nhân là do các công ty này có thể tận dụng các mối quan hệ để dễ dàng có

được các khoản vay cho đầu tư.

Ảnh hưởng lớn của dòng tiền lên những doanh nghiệp sử dụng ít nợ và sử dụng nhiều nợ. Bởi khi sử dụng nợ, dù sử dụng nợ ít hay nợ nhiều. Việc sử dụng nợ cũng được xem là sử dụng đòn bẩy tài chính làm cho các doanh nghiệp phải đối mặt với rủi ro tài chính. Mức độ nợ càng cao thì rủi ro tài chính càng lớn, với mất khảnăng chi trả, xảy ra kiệt quệ tài chính và phá sản càng nhiều. Vì vậy các doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy

tài chính càng cao luôn đòi hỏi phải có một dòng tiền thuần dương và ổn định để thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo hợp đồng và tạo ra sự quan tâm cho chủ nợ, trong khi

đó các doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính thấp thì lại cần có một dòng tiền có

tính linh hoạt để đáp ứng các nhu cầu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

57

trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh hay nghĩa vụ với cổ đông có nhiều tác dụng

điều chỉnh đặc biệt hơn.

Các nhân tố hạn chế tài chính và thời điểm thị trường tác dụng có sự khác biệt lên đòn

bẩy tài chính giữa các doanh nghiệp sử dụng ít nợ và sử dụng nợ nhiều. Các doanh

nghiệp sử dụng nợ vay, có quy mô lớn thường xuyên thay đổi đòn bẩy tài chính hơn so

với các doanh nghiệp khác. Những doanh nghiệp có xếp hạng trái phiếu tốt thì chi phí sử dụng vốn thấp hơn nên thường xuyên điều chỉnh đòn bẩy tài chính.

Biến Sales tác động ngược chiều đến đầu tư. Nếu công ty không sử dụng hiệu quả tài sản cốđịnh và điều này không giúp tạo ra doanh sốcao hơn thì công ty sẽ quyết định

không đầu tư thêm vào tài sản cốđịnh.

Biến ROA cũng tác động thuận chiều lên đầu tư. Tác động thuận chiều này hàm ý khi tỷ suất sinh lợi trên tài sản cao là một dấu hiệu tốt giúp tăng niềm tin của nhà đầu tư, thu hút được các nhà đầu tư bên ngoài trong việc mở rộng đầu tư.

Biến LIQ tác động ngược chiều đến đầu tư. Các doanh nghiệp có nhiều tài sản có tính thanh khoản cao có thể sử dụng chính các tài sản này tài trợ cho các khoản đầu tư của mình.

Một doanh nghiệp có tính thanh khoản cao chủ yếu khi có lượng tiền lớn, có nhiều

hàng tồn kho, khoản phải thu lớn hoặc tiền vay ngắn hạn, tiền nợ phải trả thấp.

Các sản phẩm thủy sản thường khó bảo quản, thời gian sử dụng ngắn, để có chất lượng tốt cho người tiêu dùng thì doanh nghiệp cần tiêu thụ sớm hàng tồn kho, nâng cao số

vòng quay hàng tồn kho nên các doanh nghiệp phải tìm cách bán hàng sớm để thu hồi

vốn. Từ đó, nguồn vốn này được sử dụng để tài trợ cho kinh doanh, giảm thiểu được số tiền cần vay nợ.

Bên cạnh đó, các hợp đồng bán hàng thủy sản thường có thời gian thu hồi vốn trong

vòng 06 tháng. Vì vậy, các khoản nợ phải thu sẽ nhanh chóng thu hồi được tiền và sử

dụng để tài trợ cho các hợp đồng tiếp theo, làm giảm số tiền vay nợ.

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng đòn bẩy tài chính có tác động đến quyết định đầu tư

của doanh nghiệp. Vì vậy, các nhà quản trị doanh nghiệp phải xác định rõ mục đích sử

dụng các khoản vay để đưa ra quyết định đúng đắn. Nếu khoản vay được sử dụng để

58

thì không đáng ngại. Tuy nhiên, các khoản vay đó không có tính khả thi hoặc dùng để

trả nợ cho các khoản vay cũ thì nhà quản lý phải cân nhắc kỹlưỡng. Đối với các công ty nhỏ, áp lực từ việc trả nợ và lãi vay là rất lớn. Do vậy, các công ty nên hạn chế sử

dụng đong bẩy tài chính cho các dự án không chắc chắn. Bên cạnh đó, các nhà quản lý cần xem xét đến cơ cấu nợ của doanh nghiệp mình (nợ ngắn hạn và nợ dài hạn), chỉ

khi sử dụng một cấu trúc nợ phù hợp thì doanh nghiệp mới phát huy tác dụng của đòn

bẩy tài chính với hoạt động đầu tư cũng như giảm thiểu được rủi ro tài chính.

Trước khi doanh nghiệp đưa ra quyết định sử dụng đòn bẩy tài chính cho hoạt động

đầu tư thì phải xem xét đến khoản nợ cũ, cân nhắc khả năng trả nợ, thu hồi vốn, lợi nhuận mang lại từ các dựán đầu tư. Nếu tỷ lệ hiện tại của doanh nghiệp là quá cao thì

không nên mạo hiểm tăng đòn bẩy tài chính để đầu tư. Bên cạnh đó, các nhà quản trị

cần sem xét đến các nguồn trả nợ với giả định các dự án thất bại hoặc gặp khó khăn

trong quá trình thực hiện.

Một phần của tài liệu Tác động đòn bẩy tài chính đến quyết định đầu tư các doanh nghiệp thủy sản việt nam luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)