IV = 𝑯𝑯à𝒏𝒏𝒏𝒏 𝒕𝒕ồ𝒏𝒏 𝒌𝒌𝒏𝒏𝒉𝒉+𝒕𝒕 à𝒊𝒊 𝒔𝒔ả𝒏𝒏 𝒄𝒄ố đị𝒏𝒏𝒏𝒏 𝒏𝒏ữ𝒏𝒏 𝒏𝒏 ì𝒏𝒏𝒏𝒏 𝑻𝑻ổ𝒏𝒏𝒏𝒏𝒕𝒕à𝒊𝒊𝒔𝒔ả𝒏𝒏
4.3 THỰC TRẠNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THỦY SẢN VIỆT NAM
Trong ngành thủy sản, nguồn nguyên liệu bao gồm con giống, thức ăn, thuốc thủy sản và hoạt động nuôi trồng. Các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam hầu nhưchưa thật sự
khép kín toàn bộ qui trình nguồn nguyên liệu của mình, nên tình trạng thiếu hụt và chất lượng nguồn nguyên liệu thủy sản luôn là bài toán nan giải cho các doanh nghiệp.
Nguồn con giống trong hoạtđộng của ngành thủysảnđóng vai trò rất quan trọng, nó là
khâu đầu tiên trong chuỗi giá trị của ngành thủy sản, nên có khả năng sẽ ảnh hưởng
đến tất cả các khâu còn lại của chuỗi sản xuất. Nhưng hiện chất lượng nguồn con
giốngthủysảnởViệt Nam khá thấp.
Đối với cá tra, tỉ lệ cá tra bột lên cá hương chỉ khoảng 20-35%, chất lượng cá bố mẹ
thấp, chưa được chọn lọc, tiêu chuẩn hóa nên có hiện tượng thoái hóa giống. Hiện nguồn cá tra giống chủ yếu được thu mua từ các hộ nuôi với chất lượng không đảm
bảo do trình độkỹthuậtcủa các hộ nông dân còn nhiềuhạn chế.
Đối với tôm, chất lượng nguồn tôm giống đang là vấn đề đáng báo động. Hiện lượng
50
khai thác tự nhiên nên chất lượng không đồng đều. Việc quản lý nhà nước về tôm
giống còn nhiềubấtcập ngay từ khâu nhậpkhẩu tôm bố mẹ.Sốlượng tôm bốmẹnhập
về và sốlần cho đẻ chưađược theo dõi và báo cáo cụthể. Các trại sảnxuất giống hoạt
động không được kiểm soát, các giống tôm tốtxấu bị trộnlẫnlộn vào nhau... Điều này
khiến hầu hết tôm nuôi đều có khả năng kháng bệnh kém, dễ mắc các loại bệnh dịch
nhưthời gian vừa qua. Ngoài ra, giá tôm giốngcũng không có sơsởđể xác định,khiến
giá cả biếnđộng thấtthường. Việcquản lý nhà nước vềnguồn tôm giốnghiện khá mờ nhạt với những qui định về trại nuôi, kiểm dịch, thanh tra, quản lý kinh doanh tôm
giống… còn lỏnglẻo.
Doanh nghiệp tôm lớn nhất là Minh Phú cũng đã xây dựng cho mình trại tôm giống
(sản lượng 5 tỷ tôm post/năm) ở Ninh Thuận nhằm chủ động phần nào nguồn tôm
giống cho nhu cầu nuôi trồnglớncủa mình trong tương lai.
Trong giai đoạn 2001 – 2013, xuất khẩu thủy sản Việt Nam tăng nhanh về cả giá trị và sản lượng. Đến năm 2013, giá trị XK đạt trên 6,7 tỷ USD, sản phẩm thủy sản được xuất khẩusang 165 nước và vùng lãnh thổ. 3 thị trường chính là EU, Mỹ và Nhật Bản chiếm trên 60% tỷ trọng.
- Số nhà máy và công suất cấp đông của các cơ sở chế biến tăng rất nhanh trong giai đoạn 2001- 2013.
- Khu vực ĐBSCL đã hình thành một số công ty quy mố lớn như Tập đoàn TS Minh Phú, Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn, công ty Cổ phần Hùng Vương…
- Quy mô công suất các nhà máy lớn tăng nhanh, vượt xa tốc độ tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu; tỷ lệ sử dụng máy móc thiết bị của các dây chuyền CBTS đông lạnh chỉ đạt
50 – 70%: đây là hạn chế trong sử dụng vốn đầu tư, trình độ quy hoạch còn xa thực tế.
- Về sản phẩm chế biến xuất khẩu: trước đây chỉ xuất khẩu các sản phẩm dạng đông block, nhưng hiện nay tỷ lệ sản phẩm GTGT ngày càng tăng, đếnnay ước đạt khoảng
35%. Các sản phẩm sushi, sashimi, surimi đã có mặt ở hầu hết các nhà máy CBTS
xuất khẩu.
- Các nhà máy sáng tạp nhiều mặt hàng, sản phẩm mới hấp dẫn, có giá trị, đồng thời khai thác các đối tượng thủy sản mới để chế biến.
51
- Một xu hướng mới là chế biến phụ phẩm đạt hiểu quả cao, mang lại lợi ích kinh tế lớn và giảm thiểu tác động đến môi trường: nhiều nhà máy nghiên cứu nhập day chuyện công nghệ đồng bộ chế biến phụ phẩm cá để sản xuất dầu cá và bột cá chất lượng cao.
Sự phát triển bùng nổ, quá nóng của lĩnh vực chế biến thủy sản cùng các dự báo giá cá
tăng đã khiến hàng loạt DN vay vốn tín dụng ngân hàng để nuôi, chế biến cá với tỷ lệ đòn bẩy tài chính quá lớn, vượt quá nhiều so với vốn chủ sở hữu của DN. Khi cung
vượt cầu và thị trường xuất khẩu gặp khó khăn, thị trường trong nước bất ổn, các DN
rơi vào tình trạng mất khảnăng chi trả nợ lẫn lãi.
Đặc biệt đối với ngành sản xuất cá tra, thiếu vốn trở nên nghiêm trọng. Theo khảo sát của Vasep, có đến hơn 90% số doanh nghiệp mong muốn được tăng hạn mức vay vốn,
từ 10-1.400 tỷ đồng, nhằm bổ sung vốn lưu động cho chế biến, cho nuôi cá tra và mua nguyên nhiên liệu, vật liệu, thức ăn cho vùng nuôi. 53,85% số doanh nghiệp tôm có nhu cầu vay vốn đầu tư cho hoạt động phát triển (từ 2-300 tỷ đồng) để bổ sung đầu tư
nuôi tôm chân trắng, trang bị máy móc, sửa chữa, bổ sung năng lực cấp đông, vốn
trung hạn cho hoạt động xuất khẩu, xây nhà máy thức ăn, phát triển vùng nuôi, cải tạo và nâng cấp nhà xưởng, thiết bị. Bên cạnh đó, các chi phí sản xuất đểu tăng ảnh hưởng đến sức cạnh tranh cho thủy sản xuất khẩu. Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản còn phải đối phó với áp lực tăng chi phí đầu vào cho sản xuất, như giá nhiên liệu, điện, nước, nhân công, bao bì, cước phí vận chuyển… Bên cạnh đó, việc tăng các loại phí, thuế, như thuế bảo vệ môi trường đối với bao bì nhựa PE để bao gói hàng, trích 2% kinh phí cho công đoàn lấy từ quỹ lương, phí kiểm soát chất lượng thủy sản xuất khẩu, phí kiểm dịch thú y tăng 300%... cũng góp phần làm gia tăng chi phí và ảnh hưởng đến sức cạnh tranh củathủy sản Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều suy giảm, cạnh tranh thị phần khá khốc liệt.
Với mức lãi suất quá cao 19-20% cả nông, ngư dân và doanh nghiệp đều thực sự khó khăn để duy trì sản xuất và chế biến khi mà các chi phí đầu vào khác đang tăng mạnh
(5-10%). Vốn vay định mức thấp, cùng với việc siết chặt tín dụng của các ngân hàng đối với ngành thủy sản sau vụ vỡ nợ của một số doanh nghiệp khiến cho nhiều doanh nghiệp không còn vốn để duy trì sản xuất.
52
“Trong những năm qua, lãi vay là một gánh nặng rất lớn đối với doanh nghiệp ngành
thủy sản. Lãi suất cao, nhưng vì đã ký hợp đồng nên nhiều doanh nghiệp phải cắn răng
chịu đựng. Tuy nhiên, cầm cự cũng chỉ được một thời gian, nên giờ phải vỡ ra thôi”,
bà Trần Ngọc Tươi, Phó Chủ tịch Công ty Cadovimex, nhận định.
Điển hình vấn đề này dường như đúng với Anvifish. Trong bản phân tích các điểm
yếu và mạnh của chính mình vào năm 2013, ban lãnh đạo công ty này cho rằng, một
trong những điểm yếu lớn nhất của Công ty là sử dụng đòn bẩy tài chính quá cao khiến họ phụ thuộc nhiều vào chính sách tiền tệvà vĩ mô.
Tính đến hết năm 2013, tổng nợ vay của Anvifish là 1.392 tỉ đồng, trong đó nợ ngắn hạn là 1.389 tỉ đồng. Khoản nợ lớn này khiến chi phí trả lãi vay của Anvifish lên đến 78,5 tỉ đồng. Lãi vay này chủ yếu đến từ các khoản vay ngắn hạn để phục vụ hoạt
động sản xuất kinh doanh. Đây là nguyên nhân chính dẫn tới lợi nhuận năm 2013 chỉ
đạt 17,9 tỉđồng, giảm 44,6% so với năm 2012.
Việt An là một ví dụ sửđòn bẩy tài chính cao. Tính tới cuối quý III/2014, DN này nợ
ngắn hạn trên 1.310 tỷ đồng, trong khi vốn chủ sở hữu chưa đến 370 tỷđồng. Chi phí
lãi vay cao khiến DN này thua lỗhàng trăm tỷđồng trong 3 quý năm 2014.
Bảng 4. 13: Kết quả kinh doanh CTCP Việt An trích từ báo cáo tài chính Kết quả kinh doanh Quý 3/2014 2013
Nợ phải trả 1.312.618.000 1.392.671.000
Nợ ngắn hạn 1.310.079.000 1.389.030.000
Nợ dài hạn 2.539.000 3.640.000
Vốn chủ sở hữu 368.132.000 455.080.000
Chi phí lãi vay 21.159.000 78.535.000
Nguồn: www.cophieu68.vn
Thủy sản NTACO (ATA) tính tới cuối quý III/2014 cũng có nợ ngắn hạn lên tới 644 tỷ
đồng, gấp 4,2 lần vốn chủ sở hữu. Chế biến Thủy sản & XNK Cà Mau - Camimex (CMX) thậm chí còn có nợ ngắn hạn gấp 11,4 lần so với vốn chủ.
53
Bảng 4. 14: Kết quả kinh doanh CTCP NTACO và CTCP CBTS & XNK Cà Mau trích từ báo cáo tài chính
CTCP NTACO (ATA) Quý 3/2014 CTCP CBTS & XNK Cà Mau (CMX) Quý
3/ 2014
Nợ phải trả 643.591.000 Nợ phải trả 605.298.000
Nợ ngắn hạn 643.591.000 Nợ ngắn hạn 593.380.000
Nợ dài hạn Nợ dài hạn 11.917.000
Vốn chủ sở hữu 156.183.000 Vốn chủ sở hữu 51.896.000
Chi phí lãi vay 203.000 Chi phí lãi vay 3.748.000
NNH/VCSH 4,2 NNH/VCSH 11,4
Nguồn: www.cophieu68.vn
Với đòn bẩy tài chính cao, nhiều NĐT chứng khoán thực sự ngao ngán cho dù nếu gặp
may các DN thủy sản có thể phất lên nhanh chóng. Nhưng, tỷ trọng nợ quá lớn trong
tài sản khiến DN đối mặt nguy cơ phá sản bất cứ lúc nào.
Thủy sản vốn có rất nhiều biến động. Trong nước là cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các DN nội địa với việc đẩy sản lượng nuôi trồng lên mức dư thừa trong khi đó, xuất khẩu gặp nhiều hàng rào về thuế, kỹ thuật và cả tranh giành khách bằng việc hạ giá đã đẩy
DN thủy sản rơi vào khó khăn.
Xuất khẩu thuỷ sản trong năm 2015 sẽ bị ảnh hưởng rất lớn do các yếu tố thị trường hiện nay như giá dầu giảm mạnh, đồng Yên (Nhật Bản) mất giá,… khiến giá nhập khẩu tăng cao, người tiêu dùng những mặt hàng này sẽ bịảnh hưởng. Vì vậy, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn và VASEP khuyến cáo doanh nghiệp không được chủ
quan, phải chuẩn bị các phương án đối phó với tình hình khó khăn của các thị trường
nhập khẩu, nhất là Nhật Bản, EU và Hoa Kỳ.